- Thu thập số liệu vào thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 01 tuần, 01 tháng và 06 tháng thông qua các chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OH
4.4.4. Thay đổi mức độ khí sunfuahydro trong hơi thở
Bảng 3.20 cho thấy, có sự giảm rõ rệt trung bình mức độ khí sunfuahydro ở cả 2 nhóm theo thời gian. Sự khác biệt giữa các thời điểm sau can thiệp so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tuy nhiên ở nhóm can thiệp có thể nhận thấy xu hướng giảm nhanh hơn so với nhóm chứng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá lượng khí H2S bằng máy
Halimeter, đây là một phương tiện nhạy cảm với khí H2S [103]. Máy Halimeter cũng rất nhạy cảm với rượu, vì vậy các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi không được sử dụng rượu hay đồ uống có cồn hoặc các loại nước súc miệng có cồn ít nhất 24h trước khi tiến hành đánh giá để đảm bảo tính khách quan và độ chính xác của nghiên cứu. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu kết quả đọc được ≤ 110 ppb thì có thể được coi là bình thường. Tuy nhiên, Yaegaki và Sanada cho rằng, ở mức độ ≥75 ppb có thể được xem là có mùi hơi trong hơi thở [28],[104]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước can
thiệp, trung bình mức độ khí H2S ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng (122,5 và 119,4), sau 1 tuần chỉ số này đã thấp hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng (91,7 và 94,4). Sau 1 tháng, giá trị trung vị mức độ khí sunfuahydro ở nhóm can thiệp đã giảm xuống 74 và nhóm chứng giảm chậm hơn là 76. Sau 6 tháng, chỉ số này có xu hướng giảm chậm ở nhóm can thiệp (65) và nhóm chứng (71) (Bảng 3.20). Faveri và cộng sự khi tiến hành can thiệp trên người hôi miệng bằng các biện pháp như loại trừ mảng bám trên lợi đã cho thấy có sự giảm đáng kể về lượng khí H2S trong hơi thở [97].
Casemiro và cộng sự đã sử dụng dụng cụ semiconductor để phát hiện mùi, nhưng tác giả lại chia mức độ hôi miệng ra thành 4 mức khác nhau (1 -
không hôi miệng, 2 - hơi miệng nhẹ, 3 - hơi miệng trung bình và 4 - hơi miệng
nặng). Tuy nhiên, tác giả đã khơng cung cấp thơng tin về ngưỡng khí để đánh giá, do đó khơng thể biết mức độ VSCs để đánh giá trong nghiên cứu này
[105]. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng, nếu chỉ chải răng thì khơng
có sự giảm đáng kể mùi hôi trong hơi thở.
Biểu đồ 3.8 cho thấy, mức độ khí H2S ở sinh viên nhóm can thiệp đã tốt lên đáng kể. Từ 0% sinh viên ở mức độ tốt trước can thiệp, đã tăng lên 17,8% sau 1 tuần, 51,1% sau 1 tháng và sau 6 tháng đã chiếm tới 70%. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh viên có mức độ khí H2S trung bình và kém giảm mạnh, từ 72,2% (trong đó 50% ở mức độ trung bình, 22,2% ở mức độ kém) xuống còn 6,7% sau 1 tháng can thiệp. Sau 6 tháng can thiệp, tỷ lệ này có tăng nhẹ lên 14,4%, trong đó 8,9% sinh viên ở mức độ trung bình và 5,5% ở mức độ kém.
Ở nhóm chứng, tỷ lệ sinh viên có mức độ khí H2S tốt cũng tăng lên đáng kể nhưng ít hơn so với nhóm can thiệp, từ 0% trước can thiệp lên 15,6% sau 1 tuần, 48,9% sau 1 tháng và 52,2% sau 6 tháng. Tỷ lệ sinh viên ở mức độ kém giảm chậm sau 1 tuần, 17,8% trước can thiệp so với 12,2% sau 1 tuần (Biểu đồ 3.9).
Tỷ lệ sinh viên ở mức độ trung bình cũng có xu hướng giảm trong 1 tháng đầu, từ 48,9% trước can thiệp, xuống còn 26,7% sau 1 tuần, 15,6% sau 1 tháng và tăng nhẹ sau 6 tháng (17,8%).
Hiện nay, có hai phương pháp chủ yếu để đánh giá mức độ hôi miệng là đánh giá chủ quan (cảm quan) và đánh giá khách quan (định lượng khí VSCs) [105],[106]. Trong khi một số tác giả sử dụng cả hai phương pháp, một số nhà nghiên cứu lại thích sử dụng phương pháp đánh giá khách quan nhằm thu được kết quả với các giá trị cụ thể. Tuy vậy, trên thực tế cũng có những nhà nghiên cứu áp dụng phương pháp cảm quan để đánh giá vì tính kinh tế và dễ thực hiện [5]. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng cả hai phương pháp, đánh giá chủ quan và đánh giá khách quan, để xác định mức độ hôi miệng với mong muốn làm cho kết quả nghiên cứu của chúng tơi trở nên chính xác và đáng tin cậy.