Thay đổi tình trạng vệ sinh răng miệng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba trường đại học y hà nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 104 - 105)

- Thu thập số liệu vào thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 01 tuần, 01 tháng và 06 tháng thông qua các chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OH

4.4.1. Thay đổi tình trạng vệ sinh răng miệng

Việc điều trị thành công hôi miệng phụ thuộc vào việc chẩn đốn chính xác và thực hiện liệu pháp điều trị nhằm giải quyết nguyên nhân [97]. Sau khi có chẩn đốn hơi miệng, các đối tượng nghiên cứu được lập kế hoạch điều trị và tiến hành các biện pháp can thiệp bao gồm loại trừ nguyên nhân và cải thiện tình trạng vệ sinh răng miệng [96]. Mặc dù hơi miệng có nhiều nguyên nhân, có thể từ miệng hoặc ngoài miệng, nhưng chủ yếu vẫn là các yếu tố trong khoang miệng [97].

Trong nghiên cứu của chúng tơi, có sự khác biệt đáng kể về trung bình chỉ số vệ sinh răng miệng sau CT 1 tuần, 1 tháng và 6 tháng so với trước CT ở cả 2 nhóm. Ở nhóm can thiệp, trung bình chỉ số VSRM trước can thiệp là 4,3, sau can thiệp 1 tuần giảm xuống còn 2,8; sau 1 tháng còn 1,5 và sau 6 tháng trung vị chỉ số VSRM là 0. Ở nhóm chứng, trung bình chỉ số VSRM cũng có giảm ở nhóm chứng từ 3,7 trước CT xuống 2,6 sau 1 tuần, 1,4 sau 1 tháng và trung vị chỉ số VSRM là 1,0 sau 6 tháng (Bảng 3.16).

Dữ liệu của nghiên cứu cho thấy mức độ giảm trung bình chỉ số VSRM ở nhóm chứng thấp hơn so với nhóm CT. Trước can thiệp, trung bình chỉ số VSRM ở nhóm chứng cao hơn hẳn so với nhóm CT. Tuy nhiên sau 1 tháng can thiệp, trung bình chỉ số này là tương đương ở 2 nhóm và sau 6 tháng thì trung vị chỉ số VSRM ở nhóm can thiệp đã thấp hơn so với nhóm chứng (0 và 1,0).

Khi đánh giá thay đổi tình trạng VSRM ở nhóm can thiệp theo thời gian chúng tôi nhận thấy rằng, ở nhóm can thiệp, có sự thay đổi rõ rệt về tình trạng VSRM theo thời gian.

Biểu đồ 3.4 cho thấy, sau can thiệp 1 tuần, tỷ lệ sinh viên có tình trạng VSRM kém giảm từ 81,1% xuống cịn 22,2% và tỷ lệ sinh viên có tình trạng VSRM trung bình tăng từ 17,8% trước can thiệp lên 68,9% sau 1 tuần.

Sau 1 tháng tiến hành can thiệp, tỷ lệ sinh viên có tình trạng VSRM tốt đã tăng lên 11,1 % so với trước CT (0%), tỷ lệ sinh viên có VSRM khá đã lên tới 50% (trước CT chỉ có 1,1%).

Sau can thiệp 6 tháng, tỷ lệ sinh viên có tình trạng VSRM tốt đã chiếm tới hơn một nửa (58,9%), tiếp đến là VSRM khá (18,9%) và VSRM trung bình là 14,4%. Tuy nhiên, vẫn cịn 7,8% sinh viên vẫn có tình trạng VSRM kém sau 6 tháng can thiệp. Điều này có thể do các sinh viên này khơng tn thủ chặt chẽ qui trình can thiệp điều trị trong nghiên cứu.

Ở nhóm chứng, cũng có sự thay đổi về tình trạng vệ sinh răng miệng của sinh viên theo thời gian. Trong quá trình tham gia nghiên cứu này, đã có một số sinh viên tích cực tham gia tìm hiểu và có ý thức chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt hơn.

Theo biểu đồ 3.5, trước can thiệp, tỷ lệ sinh viên ở nhóm chứng có VSRM kém là 56,7%, sau 1 tuần đã giảm còn 23,3% và sau 1 tháng còn 2,2%, sau 6 tháng là 3,3%. Tỷ lệ sinh viên có tình trạng VSRM trung bình tăng từ 42,2% trước can thiệp lên 61,2% sau 1 tuần và sau 1 tháng là 50%. Sau 6 tháng, tỷ lệ này là 34,4%. Tỷ lệ sinh viên có tình trạng VSRM khá tăng lên từ 1,1% trước CT lên 12,2% sau 1 tuần, 21,1% sau 1 tháng. Sau 6 tháng, tỷ lệ này đã tăng lên 23,3%. Tỷ lệ sinh viên có tình trạng VSRM tốt tăng lên sau 6 tháng là 38,9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba trường đại học y hà nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)