Kỹ thuật nghiên cứu tại labo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba trường đại học y hà nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 101 - 103)

- Thu thập số liệu vào thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 01 tuần, 01 tháng và 06 tháng thông qua các chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OH

4.3.2. Kỹ thuật nghiên cứu tại labo

Bằng phương pháp nuôi cấy, AC Donalson và cộng sự (2005) đã phân lập và nhận thấy, các VK thường gặp ở MBL của người khỏe mạnh là

Veillonella sp., Prevotella sp., Fusobacterium sp., cầu khuẩn kỵ khí, trực khuẩn kỵ khí Gram (-) [63].

Bằng phương pháp PCR và giải trình tự gen 16S rDNA, khi nghiên cứu trên 20 mẫu MBL của bệnh nhân bị HM, M. P Riggio và cộng sự năm 2008 đã tìm được một số lồi VK là S. salivarius, Prevotella melaninogenica, Prevotella veroralis và Prevotella pallens. Kết quả của chúng tơi cao hơn có thể do cỡ mẫu nghiên cứu lớn hơn [59].

Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng kỹ thuật nuôi cấy phân lập kết hợp với PCR và giải trình tự gen. Ưu điểm của quy trình này là cho phép phân lập từng chủng vi khuẩn riêng rẽ, sau đó sẽ xác định chính xác chủng vi khuẩn phân lập được thuộc loài nào. Đây là nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam xác định được một số vi khuẩn có liên quan đến hơi miệng. Nghiên cứu này mở ra một hướng mới trong việc xác định vai trò của vi khuẩn với hơi miệng, từ đó có những biện pháp điều trị và phịng bệnh thích hợp.

Hơi miệng có nguồn gốc từ khoang miệng, chiếm ¼ trong số những người trưởng thành, nguyên nhân thường do vi khuẩn trên bề mặt mảng bám lưỡi sản xuất các hợp chất lưu huỳnh bay hơi (VSCs). Gần đây, nhiều nghiên cứu về bệnh viêm nhiễm tập trung xác định vi khuẩn bằng phương pháp nuôi cấy. Một kỹ thuật mới hơn là phát hiện trực tiếp acid nucleic của vi khuẩn (như PCR – polymerase chain reaction), có thể xác định cả vi khuẩn hoạt động và không hoạt động. Điều này rất quan trọng vì số lượng vi khuẩn không hoạt động nhiều hơn số vi khuẩn hoạt động. Kỹ thuật PCR cho phép phát hiện gấp đôi số vi khuẩn trong miệng (từ 400-800 lồi).

Có rất ít nghiên cứu về hệ vi khuẩn có trong MBL, so với số lượng đáng kể các nghiên cứu về các mảng bám răng và các vi khuẩn liên quan với bệnh nha chu và sâu răng. Mảng bám lưỡi chứa phần lớn những phức hợp vi khuẩn. Cho tới nay, hiểu biết về vai trò của MBL trong sức khỏe răng miệng còn rất hạn chế. Cấu trúc và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của MBL là hầu như chưa được biết. Gần đây, những hiểu biết mới dựa trên mối quan hệ giữa MBL và hôi miệng dẫn đến sự quan tâm nghiên cứu về hệ vi khuẩn trên MBL và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường vi khuẩn [63]. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng kỹ thuật ni cấy trong mơi trường kỵ khí và kỹ thuật PCR khuếch đại đoạn gen 16S của VK sau đó là giải trình tự gen, từ đó có thể định danh được VK. Kỹ thuật nghiên cứu của chúng tôi cũng

giống như của một số các tác giả khác trên thế giới [63],[94]. Tuy nhiên, do những xét nghiệm liên quan đến VK đòi hỏi chi phí rất cao, nên số lượng mẫu có hạn do đó cũng ảnh hưởng đến sự đa dạng của các loài VK. Các VK tập trung nhiều hơn ở MBL màu trắng và ở những sinh viên có mức độ khí sunfuahydro < 160ppb (Bảng 3.13, bảng 3.14).

Bảng 4.1. Các vi khuẩn thường gặp nhất trên MBL ở người HM [63] STT Vi khuẩn 1 Streptococcus salivarus 2 Prevotella intermedia 3 Streptococcus parasanguinis 4 Streptococcus mitis 5 Actinomyces odontolyticus 6 Streptococcus oralis 7 Granulicatella adiacens 8 Streptococcus sanguinis 9 Solobacterium moorei

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu trên thế giới. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về vi khuẩn trên MBL của người bị hôi miệng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba trường đại học y hà nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)