Thay đổi tình trạng hơimiệng ở2 nhóm sau can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba trường đại học y hà nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 110 - 112)

- Thu thập số liệu vào thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 01 tuần, 01 tháng và 06 tháng thông qua các chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OH

4.4.5. Thay đổi tình trạng hơimiệng ở2 nhóm sau can thiệp

Khi biện pháp VSRM thông thường của một người đã đúng quy trình nhưng hơi miệng vẫn tồn tại thì các biện pháp can thiệp khác là cần thiết, theo Faveri thì cạo lưỡi là một phương pháp can thiệp hiệu quả [106]. Theo báo cáo của Tonzetich, cạo lưỡi có hiệu quả gấp hai lần chải răng trong việc giảm hôi miệng [108],[109]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia làm hai nhóm đối tượng để đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng tỷ lệ hơi miệng ở cả 2 nhóm đều có xu hướng giảm theo thời gian. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, ở nhóm can thiệp, tốc độ giảm hơi miệng nhanh hơn so với ở nhóm chứng. Sau 6 tháng, đã có sự khác biệt về tỷ lệ hơi miệng giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng (29,2% và 46,7%) với p<0,05 (Biểu đồ 3.10).

Biểu đồ 3.11 cho thấy, mức độ hôi miệng đã giảm rõ rệt sau can thiệp. Tỷ lệ không hôi miệng đã tăng từ 0% trước can thiệp lên đến 70,8%

sau 6 tháng. Trong khi đó, tỷ lệ hơi miệng nặng đã giảm từ 22,2% trước can thiệp, xuống còn 5,6% sau 6 tháng tiến hành can thiệp. Tỷ lệ hơi miệng mức trung bình cũng giảm từ 50% trước can thiệp xuống còn 14,6% sau 6 tháng.

Ở nhóm chứng, mức độ hơi miệng cũng đã được cải thiện, tuy nhiên ít hơn so với nhóm can thiệp (Biểu đồ 3.12). Trước can thiệp, mức độ hơi miệng nặng và trung bình là khá cao (17,8% và 48,9%). Sau can thiệp 6 tháng, tỷ lệ này đã giảm còn dưới 20% (1,1% và 17,8%). Tỷ lệ sinh viên không bị hôi miệng đã tăng từ 0% trước can thiệp lên 16,7% sau 1 tuần, 48,7% sau 1 tháng và 53,3% sau 6 tháng.

ầiỗek v cộng sự đã nghiên cứu trên hai nhóm đối tượng có tiêu chuẩn lựa chọn giống nhau (cùng lứa tuổi, giới tính có điều kiện kinh tế và văn hóa - xã hội giống nhau), nhóm thứ nhất được hướng dẫn cách chải răng đúng cùng với chải lưỡi bằng bàn chải với dung dịch chlorhexidine gluconate 0,12%, nhóm thứ hai được hướng dẫn về sinh răng miệng nhưng không chải lưỡi. Tác giả nhận thấy rằng tình trạng hơi miệng ở nhóm thứ nhất đã cải thiện hơn nhóm thứ hai một cách đáng kể với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) [96]. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Sau 1 tuần can thiệp, chưa tìm thấy sự khác biệt về mức độ hôi miệng giữa hai nhóm với p > 0,05 (Biểu đồ 3.13). Sau 1 tháng can thiệp cũng chưa thấy sự khác biệt về mức độ hơi miệng giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp với p > 0,05 (Biểu đồ 3.14). Sau 6 tháng can thiệp, mức độ hôi miệng ở nhóm can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi đã tốt hơn đáng kể so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (Biểu đồ 3.15).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba trường đại học y hà nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)