Về điểm đánh giá cảm quan hơi thở

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba trường đại học y hà nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 95 - 96)

- Thu thập số liệu vào thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 01 tuần, 01 tháng và 06 tháng thông qua các chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OH

4.2.3. Về điểm đánh giá cảm quan hơi thở

Tương tự như đặc điểm về mảng bám lưỡi, chỉ số đánh giá cảm quan hơi thở trước can thiệp cho thấy, phần lớn sinh viên được đánh giá ở mức trung bình (57,8%), tiếp đến là mức độ nhẹ (21,7%) và nặng (20,6%) (Bảng 3.4). Có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của Phạm Vũ Anh Thuỵ với mức độ hơi miệng nặng chỉ có 5,3% và khơng có mức độ hơi miệng rất nặng [36]. Điều này được giải thích có thể do sự khác nhau của hai phương pháp đánh giá. Nghiên cứu của Phạm Vũ Anh Thuỵ sử dụng chỉ số đánh giá của Rosenberg [74] cịn chúng tơi sử dụng chỉ số đánh giá mới hiện nay thường dùng là chỉ số Seeman [32]. Thực tế nhiều người không thể tự đánh giá hơi thở của mình, việc thơng báo cho một người về mùi hôi trong hơi thở của họ cũng là một điều khơng dễ dàng. Do đó, kết quả của việc đánh giá bằng cảm quan hơi thở cần được xử lý một cách thận trọng. Theo Delanghe và cộng sự [87], hơn 70% người có hơi thở có mùi muốn điều trị vì người khác góp ý, trong khi theo nghiên cứu của Loesche và cộng sự [88] chỉ có khoảng 24% người cao tuổi được người khác nhận xét về hơi thở gây khó chịu của họ. Sự khác nhau trong các nghiên cứu này về đối tượng nghiên cứu có thể là lý do của sự khác nhau về kết quả nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Delanghe và cộng sự [87] các bệnh nhân được điều trị hơi thở hơi, cịn Loesche và cộng sự [88] nghiên cứu đánh giá trong cộng đồng người cao tuổi. Trong nghiên cứu của Bornstein và cộng sự, tác giả đã rút ra kết luận rằng mối liên quan giữa đánh giá cảm quan về hôi miệng với các chỉ số lâm sàng là tương đối yếu [79].

Có thể nói rằng khứu giác là một “tiêu chuẩn vàng” trong việc phát hiện hơi thở hôi. Hệ thống đánh giá được chấp nhận rộng rãi nhất là chỉ số cảm quan (Organoleptic Score) do Rosenberg và McCulloch [89] phát triển.

Việc đánh giá cảm quan do một người đã được đào tạo và có khả năng đáng tin cậy trong việc ngửi mùi hôi của hơi thở. Haas và cộng sự [90] đã chứng minh khả năng về đánh giá mùi hơi thở trong nghiên cứu của mình. Lý do của việc dùng chỉ số cảm quan như tiêu chuẩn vàng của việc đánh giá hơi thở là dựa trên khả năng của khứu giác trong việc ngửi và xác định sự dễ chịu hay khó chịu khơng chỉ của VSCs mà còn của các hợp chất hữu cơ khác tronghơi thở và được xác định là gây khó chịu [89].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba trường đại học y hà nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)