Mơ hình khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (Trang 37 - 47)

Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên Điều kiện tiếp cận CNTT Kỹ năng sử dụng máy tính Đặc điểm cá nhân của giáo viên Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp

- 26 -

1.6. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

1.6.1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học

Công nghệ thông tin là thuật ngữ chỉ chung cho tập hợp các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến khái niệm thơng tin và các q trình xử lí thơng tin. Theo nghĩa đó, CNTT cung cấp cho chúng ta các quan điểm, phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kĩ thuật hiện đại chủ yếu là các máy tính và phương tiện truyền thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài ngun thơng tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá của con người[17].

Luật CNTT Việt Nam (2006) giải thích: Cơng nghệ thơng tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này[18]. Thuật ngữ CNTT cịn bao hàm nội dung truyền thơng trong đó [8] vì vậy trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thuật ngữ CNTT thay cho cả thuật ngữ “CNTT và truyền thông” (ICT) được nhiều tác giả sử dụng trong thời gian gần đây.

Tóm lại, Ứng dụng CNTT trong HĐDH là việc sử dụng các phương pháp

khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để khai thác, sản xuất và trao đổi thông tin số, phục vụ hiệu quả cho HĐDH của giáo viên. Cụ thể hơn, ứng dụng CNTT trong HĐDH là việc sử dụng máy tính, phần mềm máy tính và các thiết bị CNTT khác trong việc soạn bài, dạy học, kiểm tra đánh giá, hỗ trợ học sinh học tập và cả việc nghiên cứu nhằm phát triển chuyên môn.

- 27 -

1.6.2. Mức độ ứng dụng CNTT

Mức độ ứng dụng CNTT có thể hiểu theo nghĩa khác nhau theo từng cách tiếp cận khác nhau. Các tác giả Isleem (2003), Castillo (2002) đã tiếp cận theo khía cạnh tần số trong nghiên cứu của mình, theo đó mức độ ứng dụng CNTT được chia thành các mức: (1) chưa bao giờ, (2) hiếm khi, (3) thỉnh thoảng, (4) thường xuyên, và (5) rất thường xuyên[38] hoặc (1) không bao giờ, (2) một lần/học kỳ, (3) 2-3 lần/học kỳ, (4) hằng tháng, (5) 2-3 lần/tháng, (6) hằng tuần, (7) 2-3 lần/tuần, (8) hằng ngày[36]. Nếu tiếp cận theo khía cạnh đánh giá kiến thức có thể chia theo các mức: (1) khơng có kiến thức, (2) kiến thức có giới hạn, (3) kiến thức đủ, (4) kiến thức tốt, (5) kiến thức rất tốt[36].

Trong luận văn này, tác giả tiếp cận mức độ ứng dụng CNTT ở khía cạnh sự tần số ứng dụng CNTT trong HĐDH. Mức độ được xác định theo 5 mức

theo chiều hướng tăng dần về việc ứnng dụng CNTT trong HĐDH là: (1) chưa bao giờ, (2) 1 đến 2 lần/học kỳ, (3) hằng tháng, (4) hằng tuần, và (5) hằng ngày.

1.6.3. Các yếu tố được chọn trong nghiên cứu

1.6.3.1. Điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin

“Điều kiện tiếp cận” là từ tiếng Việt tương ứng với từ “accessibility” trong tiếng Anh. Nó được dùng để mơ tả khả năng một ai đó, khi cần, có thể sử dụng được, có thể có được điều gì đó. “Tiếp cận” khơng đồng nghĩa với “khả năng sử dụng”, nó khơng mang nghĩa về mặt năng lực, kỹ năng.

Điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin được hiểu là cơ hội để tiếp cận, sử dụng các thiết bị CNTT như máy tính, internet, phịng dạy học đa phương tiện (multimedia), máy chiếu, phần mềm…. Các thiết bị CNTT này có thể là của cá nhân, của bạn bè, của cơ quan hoặc của ai đó nhưng người giáo viên có thể tiếp cận và sử dụng nó, phục vụ cho HĐDH của mình.

- 28 -

Đánh giá cơ hội tiếp cận được tác giả chia làm 5 mức độ: (1) chưa có, (2) rất khó tiếp cận, (3) khó tiếp cận, (4) dễ tiếp cận, và (5) rất dễ tiếp cận.

1.6.3.2. Kỹ năng sử dụng máy tính

Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay cơng việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.

Kỹ năng sử dụng máy tính trong nghiên cứu này được hiểu là khả năng sử dụng máy tính và phần mềm máy tính trong xử lý công việc liên quan đến HĐDH. Kỹ năng cũng được chia thành 5 mức độ để đánh giá đó là (1) chưa biết, (2) biết ít, (3) chưa thành thạo, (4) thành thạo, và (5) rất thành thạo.

1.6.3.3. Đặc điểm cá nhân của giáo viên

Đặc điểm cá nhân trong nghiên cứu bao gồm thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH, các đặc điểm dân số học, các đặc điểm về chuyên môn và kinh nghiệm công tác...

Trong từ điển tiếng Việt, “Thái độ” được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngồi của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó”.

Từ điển Bách khoa Việt Nam[17] giải nghĩa: Thái độ là tâm trạng bên trong được biểu lộ qua hành động, hành vi, cử chỉ ứng xử đối với người khác, đối với các sự kiện, quan điểm, với bản thân. Là giai đoạn trung gian giữa giai đoạn tiềm ẩn với giai đoạn thực hiện đầy đủ một ý nghĩa, ý định nào đó trong thực tế.

Nghiên cứu này tiếp cận thái độ với nghĩa là “quan điểm, cách nhìn nhận, ứng xử của cá nhân đối với việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy”.

- 29 -

Đánh giá thái độ cũng được tác giả chia làm 5 cấp độ: (1) rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) phân vân, (4) đồng ý, và (5) rất đồng ý.

1.6.3.4. Sự hỗ trợ của ban giám hiệu và đồng nghiệp

“Sự hỗ trợ” là từ tiếng Việt tương ứng với từ “support” trong tiếng Anh. Từ điển Encarta® (1999) đã định nghĩa “sự hỗ trợ” (support) bằng 3 khái niệm đó là “to give active help, encouragement, or money to somebody or something” có thể hiểu là cho ai/vật gì đó sự giúp đỡ tích cực, sự khích lệ hoặc

tiền bạc.

Yếu tố “sự hỗ trợ của đồng nghiệp và ban giám hiệu” được chọn trong nghiên cứu này là: sự hỗ trợ việc ứng dụng CNTT trong HĐDH bao gồm sự hỗ trợ của ban giám hiệu và sự hỗ trợ, giúp đỡ của đồng nghiệp. Đánh giá yếu tố này được tác giả chia thành 5 mức độ: (1) Chưa có, (2) hiếm khi, (3) chưa thường xuyên, (4) thường xuyên, và (5) rất thường xuyên.

Kết luận Chương 1

Trong chương này tác giả đã giải quyết các vấn đề cơ bản làm cơ sở lý luận xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài đồng thời khẳng định tính đúng đắn của hướng nghiên cứu đề tài. Các vấn đề được giải quyết trong chương gồm:

i) Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề ứng dụng CNTT trong HĐDH đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đã có nhiều cơng trình khoa học được cơng bố trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào việc khẳng định vai trịng tích cực của việc ứng dụng CNTT trong HĐDH, về năng lực CNTT của người dạy, người học; một số khác tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả ứng dụng CNTT trong môn học, bài học cụ thể. Ở Việt Nam, đến thời điểm này chưa có nghiên cứu nào đánh giá các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

- 30 -

của giáo viên. Điều này khẳng định tính cấp thiết và hướng nghiên cứu của đề tài là đúng.

ii) Các nhà hoạch định chính sách cùng các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đều rất quan tâm đến vấn đề ứng dụng CNTT vào HĐDH. Nhiều văn bản nhà nước được ban hành nhằm định hướng, hướng dẫn, khuyến khích giáo viên các bậc học tích cực ứng dụng CNTT trong HĐDH.

iii) Dựa trên quan điểm của giáo dục học, lý luận dạy học, và các nghiên cứu liên quan tác giả đã xác định và làm rõ được các khái niệm sử dụng trong đề tài.

- 31 -

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu

Bình Phước được tái lập theo quyết định của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 (6-11-1996) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11 tháng 8 năm 2009, hiện nay tỉnh Bình Phước có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 3 thị xã và 07 huyện[1]: Thị xã Đồng Xoài, Thị xã Phước Long, Thị xã Bình Long và các huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng. Là một tỉnh thuộc Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên là 6.871,543 km2, có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia. Phía đơng giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Cơngpơng Chàm (Campuchia), phía nam giáp tỉnh Bình Dương, phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và 2 tỉnh Karatié, Munđunkiri (Campuchia).

Bình Phước là nơi sinh sống của 41 dân tộc anh em, đông nhất là người Kinh (724,680 người), tiếp đó là người S’tiêng (84,425 người), Tày (24,000 người), Nùng (23,969 người), Khơ-me (16,096 người), Hoa (10,095 người), m’nông (8,885 người)[45]… mỗi dân tộc có nét văn hố riêng rất đặc sắc.

Là một tỉnh nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển với tốc độ cao nên có sự tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đất đai, khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng vật ni có giá trị kinh tế cao. Thế mạnh của tỉnh là cây công nghiệp (điều, hồ tiêu, cao su, ca cao…), với tổng diện tích cây lâu năm ước đến hết năm 2012 là 391,174 ha, trong đó cây điều, cao su của tỉnh vẫn đóng vai trị thủ phủ của cả nước. Tỉnh hiện có 18 khu cơng nghiệp với tổng diện tích hơn 28,300ha.

Về giáo dục, năm học 2011 - 2012 tồn tỉnh có 429 trường học và 6,558 lớp. Tồn tỉnh có 26/111 xã, phường, thị trấn được huyện, thị xã công nhận phổ

- 32 -

cập giáo dục mầm non 5 tuổi, 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,7%. Đặc biệt năm học vừa qua tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp giảm chỉ còn 0,5% (giảm so với các năm trước từ 2-3%)[13]. Năm học 2012 – 2013 tồn tỉnh có 447 trường và 7,823 lớp, 217,476 học sinh. Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơng tác tại các trường trên tồn tỉnh đạt 15,304 cán bộ. Đến nay, tồn tỉnh có 35 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp, số học sinh trúng tuyển cao đẳng, đại học và học sinh giỏi cấp quốc gia tăng hàng năm. Trong đó có trường THPT chuyên Quang Trung của tỉnh từng xếp hạng nhất cả nước về chất lượng điểm thi đại học năm 2011[3]. Về cơ sở vật chất khơng xảy ra tình trạng thiếu trường, lớp, khơng có lớp học ca 3. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn cịn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất trường, lớp học[2].

2.2. Mẫu nghiên cứu

Bình Phước hiện có 22 trường THPT cơng lập (hiện chưa có trường ngồi cơng lập) phân bổ trên 7 huyện, 3 thị xã, với tổng số 614 giáo viên dạy các mơn Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học (khơng kể môn Tin học). Thực tế cho thấy đặc điểm về điều kiện dạy học ở các trường thuộc khu vực thị xã và các trường thuộc khu vực ngồi thị xã có sự khác biệt khá rõ rệt, vì vậy tác giả chia tổng thể thành hai tầng và tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng không theo tỷ lệ.

Sử dụng phần mềm tính cỡ mấu Sample Size Calculator[41, 43], với tổng thể là 614 giáo viên, sai số mẫu là 5% và độ tin cậy là 95% thì cỡ mẫu là 237 giáo viên. Cộng thêm khoảng 10% dự phịng ta có cỡ mẫu điều tra là 260 giáo viên.

Thực tế mỗi trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước có khoảng trên 30 giáo viên các mơn tự nhiên. Tồn tỉnh có 6 trường THPT thuộc khu vực thị

- 33 -

xã. Như vậy để lấy đủ 260 giáo viên theo 2 tầng (thị xã và không thuộc thị xã) tác giả chọn mẫu giáo viên từ 13 trường THPT trong đó có 6 trường thuộc 3 thị xã và 7 trường trên địa bàn 7 huyện cịn lại của tỉnh Bình Phước (mỗi huyện một trường).

Khung mẫu được xác định là danh sách giáo viên các môn tự nhiên thuộc 13 trường được chọn, năm học 2011 - 2012.

Bảng 2. 1. Số lượng giáo viên các môn tự nhiên ở 13 trường chọn mẫu a

TT Đơn vị Khu vực Toán Vật Hóa học Sinh học Tổng số 1 THPT Đồng Xoài TX 14 11 9 5 39 2 THPT Bình Long TX 13 11 7 5 36 3 THPT Phước Long TX 11 12 7 6 36 4 THPT Hùng Vương TX 11 7 8 5 31 5 THPT Nguyễn Du TX 10 9 6 6 31 6 THPT Nguyễn Huệ TX 10 6 5 5 26 7 THPT Phước Bình K.TX 12 15 12 8 47 8 THPT Lộc Ninh K.TX 13 10 8 5 36 9 THPT Bù Đăng K.TX 11 9 8 5 33 10 THPT Đồng Phú K.TX 10 7 8 4 29 11 THPT Chơn Thành K.TX 7 5 5 3 20 12 THPT Nguyễn Hữu Cảnh K.TX 11 8 7 5 31 13 THPT Thanh Hòa K.TX 11 10 6 9 36 Tổng Cộng TX 69 56 42 32 199 K.TX 75 64 54 39 232 Tổng 144 120 96 71 431 a: TX = Thị xã, K.TX = Không thuộc thị xã

Từ số lượng giáo viên trong Bảng 2. 1 ta tính được số lượng giáo viên cần được chọn làm mẫu nghiên cứu cho từng môn theo từng khu vực.

Vì chọn mẫu phân tầng khơng theo tỷ lệ nên ta chọn mỗi khu vực 50% cỡ mẫu (260/2 = 130) như vậy đối với tầng thị xã ta lấy 65,32%, ở tầng không thuộc thị xã lấy 56,03% số giáo viên trong khung mẫu.

- 34 -

Nhân tổng từng mơn theo tỷ lệ từng khu vực ta có được số lượng giáo viên từng mơn theo khu vực được chọn làm mẫu theo Bảng 2. 2.

Bảng 2. 2. Số lượng giáo viên được chọn vào mẫu

Khu vực Tỷ lệ Toán Vật Hóa học Sinh học Tổng số Thị xã 65,32 45 37 27 21 130 Không thuộc thị xã 56,03 42 36 30 22 130 Tổng cộng 87 73 57 43 260

Có được số lượng mẫu theo từng môn ta tiến hành chọn ngẫu nhiên hệ thống theo mơn dựa trên danh sách giáo viên. Ta tính khoảng cách (bước nhảy)

k= số lượng đơn vị khung mẫu

số lượng đơn vị mẫu cho việc chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Trong

trường hợp này ở cả 4 mơn đều tính được k < 2, nghĩa là sau khi bốc thăm ngẫu nhiên vị trí xuất phát, thì bắt đầu từ đó, cứ cách một người lại chọn một người vào mẫu nghiên cứu đến khi đủ số lượng.

2.2. Quy trình nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là định lượng và định tính. Việc nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm xây dựng cơ sở lý luận, tham khảo ý kiến chuyên gia và phỏng vấn giáo viên trong nghiên cứu sơ bộ để xây dựng công cụ đo lường (bảng hỏi) phục vụ nghiên cứu định lượng. Chuyên gia được chọn trong nghiên cứu này là các cán bộ, chuyên viên phòng CNTT, sở GD-ĐT và các báo cáo viên chương trình tập huấn “Thiết kế bài giảng điện tử E-Learning” do Sở GD-ĐT Bình Phước tổ chức trong năm 2013.

Nghiên cứu được tiến hành theo bốn bước, bước một là nghiên cứu định tính (khảo cứu tài liệu) nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu vấn đề, và xác định các chỉ báo; bước hai là nghiên cứu sơ bộ bằng định tính nhằm thăm dò và điều chỉnh bảng hỏi; bước ba là nghiên cứu thử nghiệm bằng

- 35 -

định lượng và bước bốn là nghiên cứu chính thức bằng định lượng. Kết quả khảo sát được mã hóa và xử lý bằng phần mềm MS Excel và SPSS (Hình 2. 1).

Cơ sở lý thuyết

Mơ hình lý thuyết

Các chỉ báo thang đo

Bảng hỏi thô

Nghiên cứu sơ bộ:

Phát bảng hỏi thăm dò, phỏng vấn

Điều chỉnh Bảng hỏi thử nghiệm

Điều tra thử nghiệm

Bảng hỏi chính thức

Nghiên cứu chính thức Kiểm định thang đó Cronbach’s Alpha & EFA Phù hợp

Chưa phù hợp

Điều chỉnh mơ hình

Kiểm định mơ hình Phân tích hồi quy Kết luận

Một phần của tài liệu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)