Biểu đồ mức độ tác động của các yếu tố

Một phần của tài liệu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (Trang 95)

Tóm lại, kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy mức độ ứng dụng CNTT

trong HĐDH của giáo viên Bình Phước có mối tương quan thuận và khá mạnh với 06 yếu tố gồm: (1) Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng, (2) Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp, (3) Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản, (4) Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân, (5) Điều kiện tiếp cận thiết bị của trường, và (6) Thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH. Trong đó yếu tố “Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng” có tác động mạnh nhất đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên. Mức độ giải thích của 6 nhân

0,138 0,182 0,231 0,288 0,35 0,464 0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35 0,4 0,45 0,5 Thái độ của giáo viên... Tiếp cận thiết bị nhà trường Tiếp cận thiết bị cá nhân Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng Mức độ tác động của các nhân tố(Beta)

- 84 -

tố (biến độc lập - Xi) đối với mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH (biến phụ thuộc - Y) trong mơ hình là 51,5%.

Kết luận chương 3

Từ kết quả khảo sát chính thức với 258 bảng hỏi đạt điều kiện sử dụng được thu thập từ 13 trường THPT trên 10 huyện thị trong tỉnh Bình Phước, tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá để xác định mơ hình nghiên cứu chính thức, trình bày thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình Phước, và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên. Các phát hiện chính trong chương này gồm:

i) Các thang đo có độ tin cậy cao, thang đo mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH đạt α = 0,822, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH đạt α = 0,911.

ii) Phân tích nhân tố khám phá cho kết quả có 06 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH, qua đó tác giả hiệu chỉnh lại mơ hình nghiên cứu, xác định mơ hình nghiên cứu chính thức (Hình 3. 2). Mức độ giải thích của 6 nhân tố (biến độc lập - Xi) đối với mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH (biến phụ thuộc - Y) trong mơ hình là 51,5%. iii) Cả 06 yếu tố trong mơ hình có mối tương quan thuận với mức độ ứng

dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên gồm: (1) Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng, (2) Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp, (3) Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản, (4) Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân, (5) Điều kiện tiếp cận thiết bị của trường, và (6) Thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH. Trong đó yếu tố “Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng” có mức độ tác động mạnh nhất (Beta = 0,464).

- 85 -

iv) Thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình Phước ở mức thấp, trung bình là “1 – 2 lần/ học kỳ”. Giáo viên Bình Phước có “kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản” và thái độ đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH ở mức cao; có điều kiện tiếp cận với thiết bị CNTT khá tốt; song “kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng” ở mức chưa thành thạo và đánh giá “sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp” chỉ ở mức chưa thường xuyên. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT tỉnh Bình Phước ở các khía cạnh “địa bàn cơng tác”, “chuyên môn”, “thâm niên công tác”, và “số năm sử dụng máy tính”

- 86 -

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn giáo viên các môn tự nhiên tỉnh Bình Phước có “kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản” ở mức thành thạo, có thái độ tích cực đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH, và có điều kiện tiếp cận với CNTT ở mức “dễ tiếp cận”.

Tuy nhiên, mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên tỉnh Bình Phước ở mức thấp, trung bình chỉ từ 1 đến 2 lần/học kỳ; trong đó có 24,3% giáo viên chưa bao giờ ứng dụng CNTT trong HĐDH. Điều này có thể được giải thích một phần bởi kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng trong giáo dục của giáo viên chỉ ở mức “chưa thành thạo” và sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp ở các trường ở mức “chưa thường xuyên”, 70,93% giáo viên cho rằng sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp ở mức “chưa thường xuyên” hoặc “hiếm khi” hỗ trợ.

Thống kê so sánh cho thấy có sự khác biệt về mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH giữa các nhóm giáo viên: “thuộc thị xã” cao hơn “không thuộc thị xã”; môn Sinh học cao hơn mơn Tốn; thâm niên “6-10 năm”, “11 – 15 năm” cao hơn thâm niên “trên 20 năm”; số năm sử dụng máy tính “11 – 15 năm” cao hơn “1 – 5 năm”. Khơng có sự khác biệt về mức độ ứng dung CNTT trong HĐDH khi so sánh ở khía cạnh “giới tính” hay “độ tuổi”.

Khung lý thuyết được xác định gồm 06 yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên các mơn tự nhiên bậc THPT tỉnh Bình Phước, được đo lường qua 29 tiêu chí theo thang đo 5 mức, với khả năng giải thích 51,5% sự biến thiên của mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH.

Cả sáu yếu tố đều tác động tỷ lệ thuận đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình Phước, gồm: (1) Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên

- 87 -

dụng, (2) Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp, (3) Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản, (4) Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân, (5) Điều kiện tiếp cận thiết bị của trường, và (6) Thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH. Trong đó yếu tố “Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng” có tác động mạnh nhất đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên, kế đến là “Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp”; tác động ít nhất đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH là yếu tố “Thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH”.

2. Khuyến nghị:

Căn cứ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số gợi ý với cấp quản lý giáo dục tỉnh Bình Phước, các trường THPT và giáo viên THPT trên địa bàn tỉnh như sau:

- Với các cấp quản lý giáo dục:

Tác động tích cực của việc ứng dụng CNTT trong HĐDH đến chất lượng dạy học đã được nhiều nghiên cứu khẳng định. Tăng cường ứng dụng CNTT trong HĐDH là một giải pháp tất yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong khi đó, mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình Phước cịn ở mức thấp dù điều kiện tiếp cận với thiết bị CNTT là tương đối tốt.

Trong sáu yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH thì yếu tố “Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên biệt” có tác động lớn nhất. Tiếp đến là yếu tố “Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp”. Tuy nhiên, khảo sát thực trạng cho thấy hai yêu tố này lại đang ở mức thấp. Qua đó ta thấy việc tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng phục vụ dạy học là cần thiết, đồng thời cần có giải pháp khuyến khích, đơn đốc cán bộ, giáo viên các trường THPT tích cực ứng dụng CNTT trong HĐDH.

- 88 -

Trung bình điều kiện tiếp cận thiết bị CNTT của giáo viên là khá tốt, tuy nhiên có sự khác biệt giữa giáo viên các trường thuộc địa bàn thị xã và giáo viên các trường không thuộc thị xã. Qua đây cho thấy cần tăng cường quan tâm, đầu tư trang thiết bị CNTT ứng dụng trong HĐDH cho các trường trên địa bàn không thuộc các thị xã.

- Với các trường THPT:

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức (thái độ) của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH là rất tốt, kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản ở mức thành thạo, điều kiện tiếp cận thiết bị CNTT cũng tương đối tốt. Đây là điều kiện thuận lợi để các trường triển khai ứng dụng CNTT trong HĐDH.

Tuy nhiên, yếu tố “kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên biệt” và “sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp” ở mức thấp cho thấy nhà trường chưa có các biện pháp hiệu quả hỗ trợ giáo viên ứng dụng CNTT trong HĐDH. Nhà trường cần có các giải pháp cụ thể như:

+ BGH có chính sách khuyến khích, động viên giáo viên ứng dụng CNTT trong HĐDH;

+ Bố trí giáo viên kiêm nhiệm hoặc chuyên trách công tác hỗ trợ giáo viên ứng dụng CNTT trong HĐDH;

+ Cung cấp phần mềm hỗ trợ soạn giảng có bản quyền cho giáo viên sử dụng;

+ Tổ chức tập huấn, hội thảo trang bị kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng trong việc ứng dụng CNTT trong HĐDH và kỹ năng xử lý sự cố đơn giản thường gặp của máy tính cho giáo viên.

- 89 -

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết giáo viên có thái độ tích cực với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên chưa trang bị đủ kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dùng trong HĐDH. Qua đây xin gợi ý một số giải pháp cho giáo viên gồm:

+ Tích cực hỗ trợ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong ứng việc ứng dụng CNTT trong HĐDH.

+ Tránh thụ động, chờ đợi mà nên tích cực tự trang bị kỹ năng sử dụng phần mềm cho mình. Một số phần mềm chuyên dụng giáo viên nên biết như: V-iSpring Suit (bộ phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng điện tử, soạn đề trắc nghiệm, soạn giáo trình); Chemwin (soạn cơng thức hóa học), Mathtype (soạn cơng thức tốn học), Science Helper (vẽ hình cho Vật lý); McMix (soạn, trộn đề trắc nghiệm).

3. Những điểm còn hạn chế và gợi ý nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu chỉ giới hạn khách thể là giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước gồm các mơn tốn, lý, hóa, sinh.

Nghiên cứu chưa xem xét mối tương quan giữa mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH với chất lượng dạy học.

Từ những hạn chế nên trên, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng khách thể nghiên cứu thành “giáo viên THPT”, nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH với chất lượng dạy học của giáo viên. Xem xét ứng dụng CNTT trong HĐDH ở mức nào có thể mang lại chất lượng dạy học tốt nhất.

- 90 -

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt:

1. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, Số. 35/NQ- CP.

2. Cục thống kê tỉnh Bình Phước (2012), Tình hình KTXH tháng 9 năm 2012.

3. Bộ GD-ĐT Việt Nam (2011), Xếp hạng trường phổ thông năm 2011 (Top

200 trường).

4. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam.

5. MOET (2011), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 -

2012, Số. 4960/BGD-ĐT-CNTT.

6. MOET (2012), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 -

2013, Số. 4987/BGD-ĐT-CNTT.

7. Phạm Xuân Hậu (2010), Ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy-học

và Nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học Sư phạm, Kỷ yếu Hội

thảo khoa học "Tăng cường năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin trong Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học", tr. 1.

8. Nguyễn Văn Hịa (2010), Năng lực ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong

hoạt động dạy học của giảng viên trường đại học sư phạm – đại học Huế,

Luận văn thạc sĩ, Viện đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội. 9. Lê Huy Hoàng và Lê Xuân Quang (2011), e-Learning và ứng dụng trong

dạy học, VVOB Viet Nam.

10. Trần Thị Hương (2009), Giáo dục học đại cương, MXB Đại học Sư

phạm TP.HCM.

11. Intel (2012). Website chương trình giáo dục của Intel tại Việt Nam,

www.intel.com/education/vn.

12. Đào Thái Lai, Vũ Trọng Rỹ, Lê Đơng Phương, và Ngơ Dỗn Đãi (2011),

Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở đại học, Kỷ yếu Hội thảo

toàn quốc về khoa học giáo dục, Hà Nội.

13. Trần Thị Bích Liễu (2010), Chính sách và chuẩn giáo dục ICT, Tạp chí Quản lí giáo dục.

14. Tư liệu (2013), Chuyên gia trong lĩnh vực ứng dụng CNTT trong hoạt

động dạy học.

15. Microsoft (2008), Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Giáo dục Việt Nam.

- 91 -

16. MOET (2008), Chỉ thị về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng

công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012, Bộ GD

và Đào tạo Việt Nam, số 55/2008/CT-BGD-ĐT.

17. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2011). Từ Điển Bách Khoa Việt Nam (phiên bản điện tử),

www.bachkhoatoanthu.gov.vn.

18. Quốc hội Việt Nam (2006), Luật Cơng nghệ thơng tin của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Số. 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm

2006.

19. Quách Tuấn Ngọc (2009), Ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục hướng

đến một nền giáo dục điện tử, Bộ GD và Đào tạo Việt Nam.

20. Jef Peeraer (2011), Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực, NXB Giáo dục Việt Nam.

21. Jef Peeraer và Trần Nữ Mai Thy (2011), Ứng dụng Công nghệ thông tin

trong giáo dục Việt Nam: Từ chính sách tới thực tế, VVOB Viet Nam,

tr. 6.

22. Thủ tướng Chính Phủ (2009), Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân

lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020số

698/QĐ-TTg.

23. Chính Phủ Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Số. 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012.

24. Sở GD-ĐT Bình Phước (2012), Báo cáo số liệu đầu năm học 2012 - 2013.

25. Sở GD-ĐT Bình Phước (2012), Báo cáo Tổng kết nhiệm vụ cơng nghệ

thông tin năm học 2011-2012, Số. 2380/BC-SGD-ĐT.

26. Sở GD-ĐT Bình Phước (2012), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT

năm học 2012-2013, Số. 2381/SGD-ĐT-CNTT.

27. UBND Tỉnh Bình Phước (2011), Kế hoạch số 86/KH-UBND về việc triển khai đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT trên địan bàn tỉnh Bình Phướcsố 86/KH-UBND.

28. UBND Tỉnh Bình Phước (2011), Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Bình

Phước đến năm 2015, định hướng đến năm 2020số 2782/QĐ-UBND.

29. Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh (2010), Phương pháp nghiên

cứu khoa học xã hội, NXB ĐHQG Hà Nội.

30. Trần Thị Kim Thu (2011), Giáo trình điều tra xã hội học,Hà Nội, NXB ĐH Kinh tế quốc dân. 255 trang.

31. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức.

32. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Lý luận dạy học, ĐH SPKT TP.HCM.

- 92 -

Tài liệu tiếng Anh

34. Al-Zaidiyeen, N.J., L.L. Mei, and F.S. Fook, Teachers’ Attitudes and Levels of Technology Use in Classrooms: The Case of Jordan Schools.

International Education Studies, 2010. 3(2).

35. Australia, D.o.E.a.T.W., Teacher ICT skills. 2006, Australia:

Department of Education and Training Western Australia.

36. Castillo, N., The Level of ICT Use and Expertise by Teachers in Chilean

Secondary Schools. Universidad del Bío-Bío, Chile, 2002.

37. Hennessy, S., D. Harrison, and L. Wamakote, Teacher Factors Influencing Classroom Use of ICT in Sub-Saharan Africa. Itupale Online

Journal of African Studies, 2010. 2.

38. Isleem, M.I., Relationships of selected factors and the level of computer

use for instructional purposes by technology education teachers in ohio public schools: a statewide survey, 2003, Ohio State University.

39. Lim, C.P., C.S. Chai, and D. Churchill, Leading ICT in Education Practices: A Capacity-building Toolkit for Teacher Education Institutions in the Asia-Pacific. 2010: Microsoft Partners-in-Learning

(Asia-Pacific).

40. Peeraer, J. and P.V. Petegem, Factors Influencing Integration of ICT in

Higher Education in Vietnam Proceedings of Global Learn 2010, 2010.

41. Raosoft, I. Sample Size Calculator. 2004; Available from:

http://www.raosoft.com/samplesize.html.

42. Schacter, J., The Impact of Education Technology on Student Achievement: What the Most Current Research Has to Say. Milken

Family Foundation, 1999.

43. Systems, C.R. Sample Size Calculator. 2012; Available from:

http://www.surveysystem.com/sscalc.htm.

44. UNESCO, Regional Guidelines on Teacher Development for Pedagogy-

Technology Integration. 2005, Bangkok: UNESCO Asia and Pacific

Regional Bureau for Education.

45. UNESCO and Microsoft, UNESCO ICT Competency Framework for Teachers, ed. 2.0. 2011: United Nations Educational, Scientific and

Một phần của tài liệu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)