Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (Trang 47 - 61)

i) Nghiên cứu sơ bộ theo phương pháp định tính, thơng qua phương pháp phỏng vấn sâu và phát bảng hỏi thăm dò.

Đầu tiên, tác giả tiến hành nghiên cứu tài liệu, dựa trên các cơ sở lý luận thiết kế khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài (Hình 1. 1), xác định các chỉ báo và xây dựng bảng hỏi thô (Phụ lục 1, Phụ lục 2); sau đó tiến hành xin ý kiến

- 36 -

chuyên gia về sự cần thiết và phù hợp của từng câu hỏi trong bảng hỏi và tiến hành hiệu chỉnh. Sử dụng bảng hỏi thăm dò (Phụ lục 2) để khảo sát đồng thời phỏng vấn sâu 15 giáo viên.

Nghiên cứu sơ bộ này dùng để đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng hỏi để điều chỉnh một số thuật ngữ cũng như cấu trúc bảng hỏi cho thích hợp, tránh trường hợp người được khảo sát hiểu sai ý cần hỏi; đồng thời loại bỏ những chỉ báo khơng phù hợp (được trình bày chi tiết trong mục 2.3.1) và hoàn thành bảng hỏi trước khi tiến hành điều tra thử nghiệm bằng bảng hỏi đã điều chỉnh (Phụ lục 4).

ii) Nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành khi đã có một bảng hỏi tương đối hoàn chỉnh.

Tác giả tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trên mẫu thử với 60 giáo viên thuộc 2 nhóm đối tượng (thị xã và khơng thuộc thị xã). Từ số liệu nghiên cứu thử nghiệm này tác giả dùng phần mềm SPSS phân tích, đánh giá. Dựa vào chỉ số Cronbach's Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation), kết quả phân tích sẽ cho biết những câu hỏi nào cần phải hiệu chỉnh hoặc loại bỏ.

iii) Nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật phát bảng hỏi và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Số bảng hỏi phát ra là 290 theo mẫu nghiên cứu đã được trình bày trong mục 2.2. Số bảng hỏi thu về được kiểm lọc để loại bỏ những bảng hỏi không phù hợp do người trả lời bỏ trống nhiều hoặc chọn phương án trả lời mâu thuẫn. Kết quả khảo sát được dùng để phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy.

2.3. Xây dựng công cụ đo lường 2.3.1. Xác định các chỉ báo 2.3.1. Xác định các chỉ báo

Bảng hỏi được thiết kế nhằm thu thập theo các yếu tố được xác định như khung lý thuyết bao gồm: Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH, kỹ năng sử

- 37 -

dụng máy tính, điều kiện tiếp cận với CNTT của giáo viên, sự hỗ trợ của BGH và động nghiệp, và đặc điểm cá nhân của giáo viên. Qua nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý luận được trình bày trong Chương 2, tác giả đã xác định được 72 chỉ báo (xem Phụ lục 1). Sau khi tiến hành xin ý kiến chuyên gia, khảo sát thăm dò và phỏng vấn sâu 15 giáo viên, 30 chỉ báo đã được loại bỏ và giữ lại 42 chỉ báo để xây dựng công cụ đo lường gồm:

- Khái niệm “Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH”

Các chỉ báo được loại bỏ gồm:

6. Dạy học có dùng máy chiếu (projector)

7. Dạy học có dùng bài giảng điện tử hay phần mềm mô phỏng

8. Dạy học trên phòng máy vi tính hoặc phịng nghe nhìn (multimedia)

11. Trả lời email cho học sinh, phụ huynh học sinh

12. Trả lời email cho đồng nghiệp

13. Tổ chức kiểm tra bằng phần mềm máy tính

14. Phân tích, đánh giá đề trắc nghiệm sau khi kiểm tra

15. Phân tích thơng tin về kết quả học tập của học sinh

16. Phân tích, đánh giá đề thi sau khi kiểm tra (bằng excel hoặc bằng phần mềm nào đó).

Chỉ báo số 6 được loại bỏ vì đã bao hàm trong chỉ báo số 7. Các chỉ báo số 8, 9 được loại bỏ vì phần lớn các trường đều chưa có phịng nghe nghìn, và “dạy học trực tuyến cịn rất xa lạ với giáo dục phổ thơng ở Việt Nam”[14]. Chỉ báo 11, 12 được thay bằng “Trả lời email cho học sinh, phụ huynh hoặc đồng nghiệp”. Chỉ báo 13,14, 15, 16 được thay bằng “Phân tích, đánh giá đề thi sau khi kiểm tra (bằng excel hoặc bằng phần mềm nào đó)”

- 38 -

Như vậy, khái niệm “Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH” sẽ được đo bằng 09 chỉ báo sau:

1. Soạn giáo án

2. Soạn bài giảng điện tử

3. Tra cứu thông tin, tư liệu cho việc soạn giảng 4. Làm phim, ảnh tư liệu, hoạt hình phục vụ dạy học 5. Biên soạn đề trắc nghiệm bằng phần mềm

6. Dạy học có dùng bài giảng điện tử hay phần mềm mô phỏng

7. Viết bài trả lời, hướng dẫn học tập lên diễn đàn, hoặc chia sẻ tài nguyên, bài giảng lên website

8. Trả lời email cho học sinh, phụ huynh hoặc đồng nghiệp

9. Phân tích, đánh giá đề thi sau khi kiểm tra (bằng excel hoặc bằng phần mềm nào đó).

- Khái niệm “Điều kiện tiếp cận với CNTT”:

Các chỉ báo được loại bỏ gồm:

7. Phịng nghe nhìn (multimedia) 9. Bảng thơng minh

10. Máy tính cá nhân (máy để bàn) 11. Laptop cá nhân (máy tính xách tay)

Các chỉ báo số 7, 9 được loại bỏ vì lý do hầu hết các trường THPT khơng có các thiết bị này. Các chỉ báo 10, 11 được thay bằng “Máy tính cá nhân”.

Như vậy, khái niệm “Điều kiện tiếp cận với CNTT” với cả thiết bị của nhà trường và thiết bị cá nhân sẽ được đo bằng 11 chỉ báo như sau:

Thiết bị của nhà trường:

- 39 -

2. Kết nối với Internet tại trường 3. Máy in dùng chung

4. Máy quay phim/chụp hình

5. Phịng máy tính dùng cho dạy học 6. Máy chiếu (projector)

7. Phần mềm phục vụ soạn giảng (có bản quyền)

Thiết bị của cá nhân hoặc bạn bè, đồng nghiệp:

8. Máy tính cá nhân

9. Kết nối Internet tại nhà riêng/ nơi ở 10. Máy in

11. Máy quay phim/chụp hình.

- Khái niệm “Sự hỗ trợ từ BGH và đồng nghiệp”:

Các chỉ báo được loại bỏ gồm:

2. Tổ chức thi bài giảng điện tử

5. Hỗ trợ giáo viên cài đặt và cập nhật phần mềm

Chỉ báo số 2 được loại bỏ vì hầu hết các trường trên địa bàn Bình Phước khơng tổ chức thi bài giảng điện tử. Chỉ báo số 5 được loại bỏ vì nó được bao hàm trong các chỉ báo số 6 và số 7.

Như vậy, khái niệm “Sự hỗ trợ từ BGH và đồng nghiệp” sẽ được đo bằng 06 chỉ báo sau:

1. Có chính sách khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học

2. Tổ chức tập huấn/hội thảo về kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học

- 40 -

4. Có hỗ trợ của đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật (GV kiêm nhiệm) 5. Có hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật tin học (chuyên trách) 6. Đồng nghiệp hướng dẫn nhau sử dụng CNTT.

- Khái niệm “Kỹ năng sử dụng máy tính”:

Các chỉ báo được loại bỏ gồm:

8.Phần mềm hỗ trợ soạn cơng thức tốn học, hóa học… (như Mathtype, Chemwin,… hoặc tương tự)

9.Phần mềm hỗ trợ vẽ hình trong word (như Science Helper for word)

12. Phần mềm hỗ trợ xây dựng ngân hàng đề trắc nghiệm (như iQB Leo, TestPro Bank hoặc tương tự)

13. Phần mềm hỗ trợ quản lý lớp học (như Netop School, NetSupport School hoặc tương tự)

14. Phần mềm hỗ trợ dạy-học chuyên môn (như các phần mềm của Crocodile, School Net…)

16. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (như Black Board, Moodle, web 2.0 hoặc tương tự)

Các chỉ báo số 8, 9 được thay bằng “Phần mềm hỗ trợ soạn cơng thức tốn học, hóa học, vẽ hình … (như Mathtype, Chemwin, Science Helper… hoặc tương tự)”. Các chỉ báo 12, 13, 14, 16 được loại bỏ vì đây là những phần mềm lớn, khá phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao nên các giáo viên được hỏi đều không biết và chưa từng sử dụng.

Như vậy, khái niệm “Kỹ năng sử dụng máy tính” sẽ được đo bằng 11 chỉ báo sau:

- 41 -

2. Quản lý thư mục (folder), tập tin (file) như: tạo mới, di chuyển, đổi tên…

3. Sử dụng email: đọc, gửi, và các chức năng khác của email 4. Tìm kiếm và lấy thơng tin từ internet

5. Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản (như MS Word hoặc phần mềm tương tự)

6. Sử dụng phầm mềm soạn bài trình chiếu (như MS PowerPoint hoặc tương tự)

7. Sử dụng phầm mềm bảng tính (như MS Excel hoặc tương tự) 8. Phần mềm hỗ trợ soạn cơng thức tốn học, hóa học, vẽ hình …

(như Mathtype, Chemwin, Science Helper… hoặc tương tự) 9. Phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng điện tử (như Violet, Adobe

presenter, iSpring, Lecture Maker, hoặc tương tự)

10. Phần mềm soạn đề trắc nghiệm (như McMix hoặc tương tự) 11. Hệ quản trị CSDL (như MS Access, SQL, My SQL…)

- Khái niệm “Đặc điểm cá nhân”:

Các chỉ báo được loại bỏ gồm:

3.Ứng dụng CNTT làm cho người giáo viên vất vả hơn 5.CNTT rất cần cho việc nâng cao trình độ chun mơn 8.CNTT giúp tơi thu thập thơng tin nhanh và chính xác hơn

Đặc điểm cá nhân được chia làm 2 phần là (1) thái độ và (2) thông tin cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp. Các chỉ báo số 3, 5, 8, 9 được loại bỏ vì nó được bao hàm trong các chỉ báo khác.

Như vậy, khái niệm “Thái độ” sẽ được đo bằng 05 chỉ báo và các thông tin cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp được đo bằng 06 chỉ báo như sau:

- 42 -

- Các chỉ báo về thái độ của cá nhân với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH gồm:

1. Ứng dụng CNTT trong dạy học chưa thật sự cần thiết

2. CNTT giúp mơ phỏng những hiện tượng khó diễn tả một cách dễ dàng và sinh động hơn

3. Tôi muốn tham gia tập huấn ứng dụng CNTT trong dạy học 4. CNTT cung cấp nhiều tài nguyên và công cụ cho dạy học 5. CNTT giúp tôi làm việc năng suất hơn.

- Các chỉ báo thông tin cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp gồm:

1. Tuổi 2. Giới tính

3. Chun mơn (giáo viên dạy mơn gì)

4. Nơi cơng tác (thị xã hay không thuộc thị xã) 5. Số năm giảng dạy

6. Số năm sử dụng máy tính.

2.3.2. Xây dựng bảng hỏi

Trên cơ sở các chỉ báo và phân tích, thiết kế thang đo, tác giả xây dựng Phiếu khảo sát Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên (Phụ lục 4). Cấu trúc tổng quát được trình bày ở Bảng 2. 3. Trong phần thông tin cá nhân, thơng tin về tuổi được chia thành 5 nhóm: 20-29, 30-39, 40-49, 50-59, và trên 59; thông tin về chuyên môn gồm các môn Tốn học, Vật Lý, Hóa học, và Sinh học; nơi cơng tác được chia thành Thị xã và Không thuộc thị xã; số năm giảng dạy và số năm sử dụng máy tính được chia thành 5 nhóm: 1-5, 6-10, 11- 15, 16-20, và trên 20.

- 43 -

Bảng 2. 3. Cấu trúc bảng hỏi

CẤU TRÚC BẢNG HỎI

I. Thông tin cá nhân

Gồm các câu hỏi về giới tính, tuổi, chuyên môn, nơi công tác, số năm cơng tác và số năm sử dụng máy tính.

II. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học

Gồm 9 câu hỏi theo thang đo: Chưa bao giờ, 1-2 lần/học kỳ, Hằng tháng, Hằng tuần, Hằng ngày.

III. Điều kiện tiếp cận với CNTT A. Thiết bị của trường

Gồm 07 câu hỏi theo thang đo: Khơng có, Rất khó tiếp cận, Khó tiếp

cận, Dễ tiếp cận, Rất dễ tiếp cận.

B. Thiết bị của cá nhân hoặc gia đình, đồng nghiệp, bạn bè

Gồm 04 câu hỏi theo thang đo: Khơng có, Rất khó tiếp cận, Khó tiếp

cận, Dễ tiếp cận, Rất dễ tiếp cận.

IV. Sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và Ban giám hiệu

Gồm 06 câu hỏi theo thang đo: Chưa có, Hiếm khi, Chưa thường xuyên, Thường xuyên, Rất thường xuyên.

V. Kỹ năng sử dụng máy tính

Gồm 11 câu hỏi theo thang đo: Chưa biết, Biết ít, Chưa thành thạo, Thành thạo, Rất thành thạo.

VI. Nhận định cá nhân

Gồm 05 câu hỏi theo thang đo: Rất không đồng ý, Không đồng ý, Phân

vân, Đồng ý, Rất đồng ý.

Và 01 câu hỏi mở về đề xuất nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên.

- 44 -

2. 4. Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường

2.4.1. Khảo sát thử nghiệm

Sử dụng bảng hỏi (Phụ lục 4) tiến hành khảo sát thử nghiệm trên mẫu thử với 60 giáo viên thuộc 2 nhóm đối tượng (thị xã và khơng thuộc thị xã theo tỷ lệ 1:1).

Bảng 2. 4. Thông tin mẫu khảo sát thử nghiệm

Địa bàn công tác

Thuộc thị xã Không thuộc thị xã

Giới tính Nam 15 14

Nữ 15 16

Số liệu thô được nhập và kiểm tra bằng phần mềm bảng tính MicroSoft Excel, sau đó chuyển vào phần mềm SPSS để phân tích, xử lý.

Các biến được mã hóa thành giá trị từ 1 đến 5 theo mức độ tăng dần cho các thang đo. Riêng biến td1 (chỉ báo số 01 của khái niệm “thái độ”) sẽ được recode lại giá trị (5 = 1, 5 = 1, 4 = 2, 2 = 4, 3 = 3) vì đây là “câu hỏi ngược” được tác giả đưa vào bảng hỏi để làm dấu hiệu phát hiện người trả lời đánh đại (không đọc câu hỏi mà chỉ trả lời cho có).

2.4.2. Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi

Tính tốn độ tin cậy của bộ câu hỏi là bước quan trọng nhằm khẳng định độ tin cậy của công cụ đo lường đồng thời cũng khẳng định độ tin cậy của thông tin thu thập được thông qua công cụ đo lường này. Tác giả tiến hành phân tích chỉ số Cronbach's Alpha bằng phần mềm SPSS.

- 45 - - Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH (09 biến): α = 0. 855; Thống kê Biến-Tổng Biến Trung bình được điều chỉnh nếu xóa biến

Phương sai được điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xóa

biến md1 22,53 50,524 0,167 0,871 md2 23,87 40,863 0,739 0,823 md3 22,70 47,366 0,423 0,853 md4 24,53 40,999 0,707 0,826 md5 24,33 42,429 0,546 0,843 md6 24,07 39,758 0,755 0,820 md7 24,57 42,453 0,635 0,834 md8 23,97 40,134 0,617 0,836 md9 24,63 43,185 0,571 0,840

Xét hệ số tương quan biến tổng của các biến cho thấy chỉ có biến md1 = 0,167, các biến cịn lại đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (từ 0,423 đến 0,755). Về lý thuyết, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 cần được loại bỏ (Nunnally & Bernstein 1994)[31]. Tuy nhiên bảng hỏi chỉ có 1 trên tổng số 42 biến có chỉ số nhỏ hơn 0,3, mặt khác mẫu điều tra thử nghiệm chỉ là 60 nên tác giả vẫn giữ lại biến md1 để tiến hành khảo sát chính thức. Trường hợp với số liệu điều tra chính thức mà biến md1 vẫn có chỉ số nhỏ hơn 0,3 thì sẽ loại bỏ biến này trước khi phân tích bàn luận kết quả chính thức.

- 46 -

- Kỹ năng sử dụng máy tính (11 biến): α = 0,890;

Thống kê Biến-Tổng

Biến

Trung bình được điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xóa

biến kn1 34,43 58,012 0,549 0,884 kn2 33,18 61,813 0,505 0,886 kn3 33,45 56,252 0,654 0,878 kn4 33,27 60,368 0,648 0,880 kn5 33,33 60,158 0,692 0,879 kn6 33,88 56,071 0,783 0,871 kn7 34,08 56,383 0,668 0,877 kn8 34,18 55,508 0,723 0,873 kn9 34,78 53,291 0,771 0,869 kn10 34,80 58,332 0,382 0,901 kn11 35,60 57,363 0,564 0,884

- Điều kiện tiếp cận CNTT (11 biến): α = 0,840;

Thống kê Biến-Tổng

Biến

Trung bình được điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xóa

biến tc1 33,68 64,152 0,580 0,822 tc2 33,22 66,308 0,556 0,825 tc3 34,83 61,734 0,538 0,825 tc4 35,13 62,084 0,634 0,817 tc5 33,85 64,265 0,556 0,824 tc6 33,27 67,690 0,472 0,831 tc7 34,95 65,201 0,427 0,835 tc8 32,82 68,390 0,499 0,830 tc9 33,05 64,353 0,522 0,826 tc10 33,35 63,486 0,438 0,836 tc11 34,52 59,271 0,576 0,823

- 47 -

- Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp: (06 biến): α = 0,850;

Thống kê Biến-Tổng

Biến

Trung bình được điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xóa

biến ht1 14,88 19,054 0,611 0,830 ht2 15,55 18,930 0,720 0,815 ht3 16,43 17,741 0,552 0,846 ht4 15,97 16,711 0,705 0,811 ht5 15,95 17,404 0,707 0,811 ht6 15,22 19,529 0,564 0,838 - Nhận định cá nhân (05 biến): α = 0,840; Thống kê Biến-Tổng Biến Trung bình được điều chỉnh nếu xóa biến

Phương sai được điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xóa

biến td1 16,97 7,219 0,488 0,851 td2 16,82 6,423 0,629 0,815 td3 16,68 6,898 0,641 0,809 td4 16,57 6,724 0,737 0,785 td5 16,63 6,609 0,764 0,777

Như vậy, tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tin vậy Cronbach’s

Một phần của tài liệu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)