Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Những chính sách thu hút cán bộ khoa học của Nhà nước và của tỉnh
2.3.1. Chính sách đãi ngộ/thu hút cán bộ khoa học về miền núi công tác
trong những năm gần đây của Đảng, Nhà nước, vùng Tây Bắc)
Mỗi năm, khoảng 45% kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các tỉnh, thành phố được giao cho các tổ chức khoa học công nghệ như các Viện, các trường Đại học thông qua thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, nhận thức của xã hội về vai trò của khoa học và
58
công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội được nâng lên đáng kể; người dân bước đầu có khả năng tiếp thu, vận dụng các tiến bộ kỹ thuật vào các lĩnh vực sản xuất và cải thiện đời sống như ứng dụng các giống mới và tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, phát triển nhiều ngành nghề, mở ra các hướng làm ăn mới. Đồng bào miền núi đã ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ khai thác kinh tế gị đồi, trồng cây công nghiệp… Tuy nhiên, sự phân bổ nhân lực khoa học cơng nghệ trình độ cao giữa các vùng, miền có sự chênh lệch rất lớn. Những khu vực cần nhiều chất xám để phát triển như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ... cịn q thiếu các nhà khoa học. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng chính sách nhân lực khoa học và cơng nghệ cho các vùng vùng khó khăn, miền sâu, vùng xa.
Thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về khoa học và công nghệ, ngày 31-12-2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ, nhằm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong cả nước cụ thể hoá các định hướng chiến lược và chủ trương lớn về KH&CN của Đảng thành các chính sách và nhiệm vụ của ngành mình, địa phương mình. Trong các nhóm nhiệm vụ vụ, nhiệm vụ phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ đã xác định rõ: Xây dựng chính sách sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ, trọng dụng nhân tài. Đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ hoạt động ở nông thơn và các vùng khó khăn.
Nghị quyết số 19/2003/NQ-QH ngày 26 tháng 11 năm 2003 xác định cần: Chú trọng đào tạo người lao động có tay nghề phù hợp với trình độ và yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu cho xuất khẩu lao động, cho vùng kinh tế trọng điểm, vùng nông thôn, miền núi, dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Có chính sách thu hút nguồn nhân lực đã được đào tạo về nơng thơn và những vùng khó khăn, nhất là đội ngũ trí thức trẻ.
Năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường
59
chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong đó đưa ra những quy định ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (thuộc địa phương hoặc từ địa phương khác đến) được điều động đến công tác hoặc hiện đang cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Đối với cán bộ, cơng chức, viên chức, Nhà nước đã quy định về chế độ phụ cấp riêng. Chế độ phụ cấp thu hút cán bộ, công chức, viên về công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được thực hiện theo thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 5/1/2005 của liên bộ Nội vụ, Lao động - thương binh & xã hội, Tài chính. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức đều được hưởng phụ cấp thu hút khi mới đến làm việc tại vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp thu hút có bốn mức là 20%, 30%, 50% và 70% so với mức lương hiện hưởng (theo ngạch, bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khoảng thời gian từ 3-5 năm đầu khi cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở nơi được hưởng phụ cấp thu hút.
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước đã chỉ ra những giải pháp để phát triển đội ngũ trí thức khoa học cơng nghệ ở những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa là: “Có chính sách ưu đãi cụ thể về lương, điều kiện làm
việc, sinh hoạt... đối với trí thức làm việc ở vùng kinh tế, xã hội khó khăn, trí thức là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật”. Đảng và Nhà nước đã có
những định hướng chính sách, những giải pháp cụ thể trong ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng về các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm công bằng xã hội trong thụ hưởng các thành quả của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
60
hiện đại hóa, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa đồng bằng và miền núi.