Khái niệm văn hóa

Một phần của tài liệu Bài giảng đàm phán kinh doanh (Trang 40 - 42)

Văn hóa chi phối hành vi của con người, và vì vậy ảnh hưởng quyết định đến hành vi của các nhà kinh doanh trong giao dịch đàm phán. Đối với các cuộc giao dịch đàm phán giữa những nhà doanh nghiệp khác nhau có cùng một nền văn hóa, các đặc điểm văn hóa về cơ bản có thề coi như tương đồng. Khơng có sự khác biệt về cơ sở văn hóa là một điều kiện để một

cuộc giao dịch đàm phán có thể diễn ra trơi chảy. Nhưng khi đàm phán được thực hiện giữa

các bên đối tác có nền văn hóa khác nhau, thậm chí là có những giá trị văn hóa mâu thuẫn nhau, thì văn hóa lại là một nguồn gốc cơ bản cho sự bất đồng quan điểm trong đàm phán. Như vậy, khi đề cập đến vấn đề văn hóa trong giao dịch, đàm phán kinh doanh, yếu tố văn hóa sẽ thực sự trở thành một nhân tố quan trọng khi xem xét những cuộc giao dịch, đàm phán giữa những nhà kinh doanh đại diện cho những giá trị, đặc điểm văn hóa khác nhau.

Văn hóa là một khái niệm rộng và vì vậy có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Văn hóa là mơi trường nhân tạo trong tổng thể các yếu tố môi trường tồn tại xung quan

cuộc sống của một cộng đồng người. Văn hóa bao gồm tổng thể kiến thức, đạo đức, đức tin,

nghệ thuật, luật pháp, tập quán, thói quen được các thành viên trong cộng đồng thừa nhận. Nói một cách khác, văn hóa là tất cả những gì mà các thành viên trong xã hội có, nghĩ, và làm.

Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Phạm trù văn hóa rất đa dạng và phức tạp. Nó là một khái niệm có rất nhiều nghĩa được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm khác nhau về đối tượng tính chất, và hình thức biểu hiện.

- Theo nghĩa gốc của từ

Ở phương Tây, văn hóa - culture ( trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay kultur ( tiếng

Đức)... đều xuất phát từ chữ Latinh - cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trơng mom cây

lương thực. Sau đó từ cultus được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người.

Ở phương Đơng, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao gồm hàm ý nghĩa "văn" là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Cịn chữ "hóa" là đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn, đời sống. Vậy, Văn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa.

Như vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả phương Đơng và phương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người ( bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội lồi người), cũng có nghĩa làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

+ Theo phạm vi nghiên cứu rộng, văn hóa là tổng thể nói chung nhựng giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

Do đó, nói đến văn hóa là nói đến con người - nói tới những đặc trưng riêng chỉ có ở

lồi người, nói tới việc phát huy những năng lực và bản chất của con người nhắm hoàn thiện

con người.

Cho nên, theo nghĩa này, văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người dù đó chỉ là những suy tư thầm kín, những cách giao tiếp ứng xử cho đến những hoạt động kinh tế chính trị và xã hội. Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh

thần nhằm giáo dục con người khát vọng hướng tới chân - thiện - mỹ và khả năng sáng tạo

chân - thiện - mỹ trong đời sống.

Theo UNESCO: " Văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm...khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, quốc gia, xã hội...Văn hóa khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng..."

Theo Hồ Chí Minh: : Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện, phương thức sử dụng tồn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cấu đời sống, và địi hỏi của sự sinh tồn".

Theo E.Herriot: " Văn hóa là cái cịn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả".

+ Theo nghĩa hẹp, văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh thần của con người. Trong phạm vi này, văn hóa khoa học ( tốn học, vật lý học, hóa học...) và văn hóa nghệ thuật ( văn học,điện ảnh...) được coi là hai phân hệ chính của hệ thống văn hóa.

+ Theo nghĩa hẹp hơn nữa, văn hóa được coi như một ngành - ngành văn hóa - nghệ

thuật để phân biệt với các ngành kinh tế kỹ thuật khác.

- Căn cứ theo hình thức biểu hiện

Văn hóa được phân loại thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, hay nói đúng hơn, theo cách phân loại này văn hóa bao gồm văn hóa vật thể (tangible) và văn hóa phi vật thể (intangible).

Các đền chùa, cảnh quan,di tích lịch sử cũng như các sản phẩm văn hóa truyền thống như tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, áo dài, áo tứ thân...đều thuộc loại hình văn hóa vật thể. Các phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca hay bảng giá trị, các chuẩn mực đạo đức của một dân tộc...là thuộc loại hình văn hóa phi vật thể. Tuy vậy, sự phân loại trên cũng chỉ có nghĩa tương đối bởi vì trong một sản phẩm văn hóa thường có cả yếu tố "vật thể" và "phi vật thể" như "cái hữu hình và cái vơ hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau, như thân xác và tâm trí con người". Điển hình như trong khơng gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Tây Nguyên, ẩn sau cái vật thể hữu hình của nó gồm những cồng, những chiêng, những con người của núi rừng, những nhà sàn, nhà rông mang đậm bản sắc...là cái vơ hình của âm hưởng, phong cách và quy tắc chơi nhạc đặc thù, là cái hồn của thời gian, không gian và giá trị lịch sử.

Như vậy, khái niệm văn hóa rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinh thần được sử dụng làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của mỗi dân tộc và các thành viên để vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, trong mối quan hệ giữa người và người, giữa người với tự nhiên và mơi trường xã hội.

Khái niệm: "Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà lồi người tạo ra trong q trình lịch sử".

Một phần của tài liệu Bài giảng đàm phán kinh doanh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)