4.5.3 .Lễ nghi bắt tay
5. 13 Nghệ thuật bảo đảm thành công trong đàm phán
5.3 Tổ chức đàm phán kinh doanh
5.3.2. Nghệ thuật mở đầu đàm phán
Trên thực tế giai đoạn mở đầu đàm phán thường bị bỏ qua hoặc chỉ thực hiện được một phần. Vậy thế nào là mở đầu đàm phán?
Một số người cho rằng khâu mở đầu đàm phán tựa như việc lên dây đàn trước khi biểu diễn. Trong mọi trường hợp giai đoạn mở đầu phải xác định thái độ, quan hệ đúng đắn với người đối thoại. Như vậy có thể nói rằng, mở đầu đàm phán là cầu nối giữa ta và đối tượng đàm thoại.
Mở đầu đàm phán có những nhiệm vụ sau: - Tiếp xúc được với đối tượng đàm phán
- Xây dựng bầu khơng khí thuận lợi cho cuộc đàm phán - Lôi cuốn sự chú ý
- Kích thích sự quan tâm đến cuộc đàm phán - Nắm quyền chủ động (nếu cần thiết)
Có điều rất lạ lùng là nhiều cuộc đàm phán đã kết thúc ngay khi chưa kịp bắt đầu (đặc biệt trong trường hợp vai trị, cương vị của các bên có chênh lệch nhau). Nguyên nhân là do coi nhẹ ý nghĩa của khâu mở đầu. Nhưng chính vài câu nói đầu tiên thường đóng vai trị quyết định tác động đến đối tượng đàm phán làm cho họ quyết định có tiếp tục nghe nữa hay khơng. Đối tượng rất chú ý nghe phần mở đầu đàm phán (vì tị mị, chờ đợi thông tin mới mẻ hoặc muốn giảm bớt lo âu, căng thẳng xuất hiện trong giai đoạn này). Vài ba câu nói mở đầu đã tạo ra mối quan hệ, thái độ tôn trọng đối với cuộc đàm phán, gây được khơng khí làm việc ban đầu. Qua đó đối tượng đã có khái niệm, ấn tượng về chúng ta (tuy nhiên ấn tượng ban đầu thường sai lầm)
Đầu tiên nên tránh đặt câu hỏi buộc đối tượng phản ứng, khống chế, tự vệ. Tuy rằng điều đó là hồn tồn bình thường nhưng xét theo quan điểm tâm lý học thì để xảy ra điều đó là một thất bại.
2. Phương pháp mở đầu đàm phán
Có nhiều cách mở đầu đàm phán. Nhưngcó thể xếp thành 4 nhóm sau đây.
Phương pháp làm dịu căng thẳng:
Phương pháp này cho phép thiết lập quan hệ chặt chẽ với đối tượng chỉ cần nói vài lời chân thành, nồng nhiệt bạn có thể đạt được điều đó. Hãy đặt câu hỏi cho mình. Đối tượng mong muốn có tâm trạng như thế nào khi tiếp xúc với ta? –Tất nhiên họ muốn ta đích thân tiếp đón, chào hỏi, động viên khen ngợi họ. Khi đó họ khơng cịn lạnh nhạt nữa. Câu chuyện vui vẻ, khơi hài giúp ích rất nhiều cho việc làm dịu tình trạng căng thẳng ban đầu tạo nên bầu khơng khí thân thiện, gần gũi cho việc tổ chức đàm phán.
Phương pháp kiếm cớ (móc xích).
Phương pháp này cho phép nêu vấn đề, sự kiện ngắn gọn làm cớ để liên hệ với nội dung đàm phán. Từ điểm mấu chốt này mà triển khai đàm phán theo kế hoạch ấn định. Có thể nêu tình hình, sự việc nào đó, sử dụng phép so sánh, nêu cảm tưởng cá nhân, kể câu chuyện khôi hài hoặc đưa ra một câu hỏi khác thường làm điểm xuất phát mở đầu đàm phán.
Yêu cầu của phương pháp này là nêu một loại câu hỏi về các vấn đề cần bàn bạc và giải quyết. Phương pháp đặt câu hỏi đó cho phép thu được kết quả tốt trong trường hợp đối tượng có cách nhìn vấn đề sáng suốt, lạc quan.
Phương pháp mở đầu trực tiếp
Sơ đồ phương pháp này như sau:
+ Thông báo ngắn gọn nguyên nhân tổ chức cuộc đàm phán. + Nhanh chóng chuyển từ vấn đề chung sang vấn đề cụ thể.
Phương pháp này có đặc điểm hơi “ khơ khan, cứng nhắc,” phù hợp cuộc đàm phán ngắn ít quan trọng.
3. Những thủ thuật và quy tắc mở đầu đàm phán
Có thể soạn thảo cấu trúc chung cho toàn bộ cuộc đàm phán cũng như từng giai đoạn tiến hành. Tuy nhiên có thể rút hoặc thay đổi kế hoạch đàm phán cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
Việc mởđầu đàm phán đúng đắn địi hỏi phải miêu tả chính xác mục tiêu đàm phán,
giới thiệu, làm quen các thành viên tham gia với nhau, người đề xuất, người chủ trì, đề tài. Giới thiệu người chủ trì, tuyên bố trình tự các vấn đề cần bàn bạc giải quyết. Khi kết thúc đàm phán thứ tự hành động sẽ ngược lại: Người chủ trì đàm phán phát biểu và kết thúc đàm phán bằng cách nói với đối tượng đàm phán. Cần phải chú ý điều gì thì tiếp xúc riêng với đối tượng.
Có một vài vấn đề nhỏ nhặt nhưng có thể dễ dàng tạo nên bầu khơngkhí thuận lợi cho đàm phán như:
- Lời phát biểu khai mạc phải rõ ràng, ngăn gọn xúc tích. - Phải gọi tên đối tượng đầy đủ khi nói chuyện với họ. - Trang phục,tư thế, vẻ mặt phải phù hợp .
- Thể hiện thái độ tôn trọng nhân cách người đối thoại, chú ý đến ý kiến, nhu cầu của họ.
- Có nhận xét đánh giá tích cực về địa điểm đàm phán, cách trang trí nội thất, bố trí sản xuất,uy tín, thanh danh trong kinh doanh của cơ quan chủ trì đàm phán. Nhưng trong mọi trường hợp,khơng nên khen quá lời, nếu không sẽ bị coi là thô thiển, vụng về, thậm chí gây khó chịu cho đối tượng nữa vì rằng “tất cả mọi người đều nhạy cảm với những lời khen ngợi”.
-Nhắc lại một số tình hình đã thay đổi từ cuộc đàm phán lần trước đến nay (nếu có). -Đề nghị mọi người phát biểu ý kiến,chỉ dẫn, khuyên nhủ.
Đối với các cuộc tiếp xúc mang tích chất chuyên mơn, nghề nghiệp, có liên quan đến một đề tài nhất định thì mục đích của chúng là ở chỗ gây hứng thú cho các thành viên tham gia. Ởđây có thể gắn nội dung cuộc đàm phán hiện nay với những cuộc đàm phán đã diễn ra trước đây, thảo luận những khuynh hướng, vấn đề, sự kiện nóng hổi trong lĩnh vực chun mơn, lưu ý đối tượng rằng ta đã biết nhu cầu, nguyện vọng của họ.
Phải tận dụng cơ hội,dù là nhỏ nhặt,để đưa vấn đề chuyên môn cần bàn vào giai đoạn mở đầu đàm phán.
Còn lại vấn đề cần phải xem xét là thái độ, phương pháp cá nhân của chúng ta trong cuộc đàm phán như thế nào ?
Quy tắc cơ bản là: sử dụng phương pháp nhập tâm để mở đầu đàm phán.
- Phương pháp nhập tâm là thể hiện khả năng của người chủ trì đàm phán nhằm hiểu họ sâu sắc hơn. Hãy tự đặt câu hỏi: ở địa vị đối tượng ta sẽ quan tâm đến điều gì; hoặc: Ta sẽ phản ứng như thế nào nếu ở vị trí của họ?
Các chuyên gia nước ngoài thường sử dụng thủ thuật trên và luôn đạt kết quả tốt. Ngoài ra nên nhớ rằng mọi người đều sẵn sàng bộc lộ tâm tư nguyện vọng, mắc mớ của mình. Đối tượng đàm phán của chúng ta không phải là một ngoại lệ và cũng khơng tránh khỏi quy luật trên.
Vì vậy kế hoạch mở đầu đàm phán phải tạo điều kiện, khả năng để tìm hiểu ý đồ, nhu cầu, nguyện vọng của đối tượng đàm phán.
4. Khó khăn thường gặp trong giai đoạn mở đầu đàm phán
Bất kỳ người nào ở trung tâm các sự kiện, tiếp xúc rộng rãi với mọi người cũng tích luỹ được kinh nghiệm, dần dần hình thành phương pháp giao tiếp của mình.
Mở đầu đàm phán thường xuất hiện những khó khăn phức tạp (đặc biệt đối tượng giao tiếp là người ta chưa quen biết). Vậy những khó khăn đó là gì? Đó là:
Có thể xuất hiện thái độ ác cảm, thiện cảm (ấn tượng ban đầu) tự nhiên giữa mọi
người. Ấn tượng này có thể gây tác động tiêu cực, tích cực, ảnh hưởng tới q trình đàm phán. Ấn tượng do đâu mà có? Khi tiếp xúc mọi người tri giác, quan sát lẫn nhau. Hình ảnh thu được về đối tượng đàm phán gợi nhớ tới người nào đó (người này có thể gây ác cảm hoặc thiện cảm). Trạng thái xúc cảm đó trong trí nhớ được khơi dậy và hướng vào đối tượng tiếp xúc. Nếu ấn tượng ban đầu này được cố định, rập khn trong đầu óc của đối tượng thì sẽ rất nguy hiểm.
Thành kiến và định kiến.Như trên cơ sở thơng tin qua báo chí có thể hình thành thái
độ này hay thái độ khác (thường là không đúng đắn) đến sự kiện này hay sự kiện khác. Tất nhiên ấn tượng ban đầu (thiện cảm, ác cảm) có thể dẫn đến thành kiến và định kiến. Trong trường hợp đó cần hành động bình tĩnh, chín chắn, khơng vội vàng, hấp tấp.