Các hình thức giao dịch kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng đàm phán kinh doanh (Trang 51 - 54)

1. Giao dịch trực tiếp

Đó là giao dịch giữa hai hay nhiều nhà kinh doanh trực tiếp quan hệ với nhau, để bàn bạc thoả thuận về danh mục hàng hoá, khối lượng hàng hoá kinh doanh, thanh toán và các dịch vụ kèm theo.

Việc giao dịch kinh doanh trực tiếp được thực hiện qua các bước sau đây:

Đầu tiên tất cả các bên giao dịch đều phải nghiên cứu và tìm hiểu tình hình chung và

mơi trường, điều kiện và đối tác.

Bước thứ hai là hai bên hay nhiều trực tiếp tiếp xúc với nhau để bàn bạc, thoả thuận

các vấn đề về kinh doanh, đây thường là giai đoạn gay go và mất khá nhiều thời gian. Khi đã thống nhất với nhau họ có thể đi tới các thoả thuận cụ thể.

Bước cuối cùng là thực hiện các thoả thuận và kết thúc giao dịch. Đây là giai đoạn

phức tạp và có nhiều việc phải làm. Tín nhiệm và khả năng tái quan hệ phụ thuộc nhiều vào

giai đoạn này. Thực hiện thành công hay không thành công các cam kết tùythuộc vào thiện

chí của các bên. Mỗi bên phải tự xác định trách nhiệm và cố gắng thực hiện đầy đủ các cam kết về phần mình thì sẽ đảm bảo thành cơng. Trong q trình thực hiện có vấn đề gì phát sinh cần phải thoả thuận thì hai bên mua bán gặp nhau và cùng giải quyết.

Giao dịch giữa các bên trực tiếp sẽ làm cho q trình giao dịch diễn ra nhanh chóng. Các bên sẽ có thơng tinđầy đủ về thị trường và khả năng trực tiếp chi phối thị trường sẽ tốt hơn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không thể giao dịch trực tiếp được, chẳng hạn với bạn hàng nước ngoài mà doanh nghiệp lại không được xuất khẩu trực tiếp, những thị trường và

kháchhàng quá mới lạ ta không am hiểu; Do những quy định về luật pháp và thông lệ không

thể quan hệ trực tiếp, số lượng đầu mối giao dịch trực tiếp quá lớn mà khối lượng lại nhỏ bé. Trong nhiều trường hợp phải giao dịch qua trung gian.

Khác với giao dịch trực tiếp, giao dịch qua trung gian có sự tham gia của người thứ ba. Việc thiết lập quan hệmua bán, thoả thuận các điều kiện mua bán, phương thức mua bán và thanh toán đều phải qua người thứ ba trung gian. Người trung gian phổ biếntrên thị trường là người đại lý hoặc người môi giới.

- Đại lý là người được quyền thực hiện một hoặc một số công việc do một hay nhiều

người khác, gọi là người uỷ thác, giao cho và nhận thù lao (hoa hồng) của người uỷ thác. Quan hệ giữa người uỷ thác với đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý.

Loại thứ nhất, những đại lý thông thường là người được phép thay mặt người uỷ thác toàn quyền giải quyết mọi vấn đề hoặc làm một phần việc được uỷ thác. Nó bao gồm:

+ Đại lý hoa hồng là người được uỷ thác tiến hành hoạt động với danh nghĩa của người uỷ thác hoặc với danh nghĩa của mình nhưng với chi phí của người uỷ thác. Thù lao dưới dạng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa người uỷ thác và người đại lý.

+ Đại lý bao tiêu: Thực chất đây là hình thức đại lý theo kiểu mua đứt, bán đoạn. Thu nhập của họ là chênh lệnh giữa giá bán và giá mua.

+ Đại lý gửi bán: là người đại lý được uỷ thác ra với danh nghĩa của mình và chi phí do người uỷ thác chịu, nhưng hàng hố do người uỷ thác giao cho để bán hộ từ kho của người đại lý.

Loại thứ hai là đại lý đặc quyền: Là người đại lý duy nhất cho một người uỷ thác để thực hiện một hành vi nào đó tại một khu vực và trong một thời gian do hợp đồng quy định. Một chủng loại đại lý độc quyền bao hàm một giao kèo (hợp đồng) hợp pháp xác định giữa chủ quyền và đaịlý đặc quyền trong đó chỉ rõ nghĩa vụ và đặc quyền của mỗi bên. Quan hệ là đặc quyền trong khung cảnh người uỷ thác thoả thuận bán các hàng hoá và dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ khu vực xác định chỉ qua một người bán và một người phân phối đơn nguyên. Trong trường hợp có nhiều hơn một đại lý sẽ có đại lý đặc quyền được lựa chọn để phục vụ cho một khu vực đã định.

- Môi giới là người trung gian giao tiếp giữa người mua và người bán. Người môi giới

là người nắm được thông tin đầy đủ cả về người mua và người bán. Trên cơ sở các thơng tin nhận được về cả hai phía họ tiến hành chắp nối giữa người mua và người bán. Họ đóng vai trị tích cực trong giàn xếp giữa người mua và người bán. Khi tiến hành nghiệp vụ người mơi giới hàng hóa mang danh người uỷ thác, khơng chiếm hữu hàng hố, khơng chịu trách nhiệm cá nhân trước những người uỷ thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng.

Người mơi giới cũng có thể chỉ quan hệ với một phía người bán hoặc người mua dưới dạng chỉ dẫn, cung cấp thơng tin về phía đối tác. Họ chỉ ra cơ hội để đương sự tiến hành hoạt động kinh doanh.

Khi các quan hệ trên thương trường phức tạp, tính đa dạng của hàng hố gây khó khăn cho việc lựa chọn của người mua, tính rộng lớn, bao quát của thị trường mà người bán khó kiểm sốt nổithì người mơi giới có mơi trường để hoạt động.

Môi giới trong hoạt động thương mại với nước ngoài, trong lĩnh vực mua bán kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, trong kinh doanh bất động sản rất phát triển và có thể thu được những khoản lợi lớn.

Người mơi giới khơng phải kí hợp đồng với người uỷ thác và tiến hành từng lần. Họ nhận thù lao có thể từ hai phía người mua và người bán. Trong một số trường hợp người môi

giới còn hoạt động trong kinh doanh như một nhà kinh doanh trên cơ sở vốn của người mua hoặc người bán.

3. Giao dịch kinh doanh theo địa điểm

Giao dịch ở văn phịng

Những khách hàng truyền thống, khách hàng mua bn thường đến giao dịch ở văn phịng hãng, cơng ty. Doanh nghiệp phải rất coi trọng khâu giao dịch này. Một số hãng nước ngồi hiện nay cũng lập văn phịng đại diện ở nước ta để tiện giao dịch. Những ưu thể của giao dịch tại văn phịng là khách hàng có thể nhận thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, xem xét quy trình cơng nghệ sản xuất. Được tiếp xúc với những người có trách nhiệm

một cách nhanh chóng. Mọi vấn đề xoay quanh hàng hoá, mua bán đều được giải đáp nhanh

chóng. Do đó những doanh nghiệpcó kinh nghiệm rất coi trọng giao dịch ở văn phòng.

Trước hết giao dịch ở văn phòng phải gây được ấn tượng tốt đẹp, tạo dựng niềm tin của khách hàng. Nghệ thuật chiêu khách ở chỗ này có vị trí rất quan trọng. Cần phảicó cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc chiêu khách này bao gồm cơ sở vật chất, phương tiện đón tiếp, phương tiện thơng tin liên lạc cho khách… nơi đón tiếp phải đẹp, lịch sự, khơng gian rộng rãi thể hiện sự tơn trọng khách hàng. Có tiếp viên chun nghiệp trình độ cao.

Tiếp theo, tranh thủ giới thiệu với khách hàng về hàng mình. Cho khách hàng tiếp xúc với hàng hố và có thể được đưa xem quy trình sản xuất. Tất nhiên những bí mật, bí quyết thì khơng được cho khách hàng biết.

Đối với những hàng hố có giá trị cao, cơng nghệ hiện đại và mới thì có thể giới thiệu với khách hàng những cơ sở đã mua hàng và đang hoạt động tốt.

Giao dịch ở cửa hàng

Hệ thống các cửa hàng của doanh nghiệp chủ yếu thực hiện chức năng bán lẻ. Song có nhiều trường hợp có thể bán bn theo u cầu của khách hàng và cịn là văn phịng đại diện của doanh nghiệp. Do đó vấn đề giao dịch qua các cửa hàng cũng là một vấn đề mà doanh nghiệp phải quan tâm nhất là các cửa hàng lớn, cửa hàng trung tâm, những cửa hàng ở vùng xa với doanh nghiệp. Các cửa hàng thơng qua trưng bày, giới thiệu hàng hố, tun truyền,

quảng cáo để khuyếch trương thanh thế của doanh nghiệp. Lựa chọn được người phụ trrách

cửa hàng giỏi là biện pháp quan trọng để tăng cường khả năng giao dịch ở cửa hàng.

Giao dịch tại hội chợ triển lãm

Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và ở một địa điểm cố định, trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hố của mình và tiếp xúc với người mua để ký hợp đồng mua bán.

Triển lãm làvịêc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật v.v…. Ngày nay triển lãm không chỉ là nơi trưng bày giới thiệu hàng hố, mà cịn là nơi thương nhân hoặc là tổ chức kinh doanh tiếp xúc giao dịch ký hợp đồng mua bán cụ thể.

Về mặt nội dung, người ta phân biệt triển lãm và hội chợ tổng hợp (nơi trưng bày và mua bán hàng hoá của nhiều ngành) với triển lãm và hội chợ chuyên ngành (nơi chỉ trưng bày và mua bán hàng hoá của một ngành).

Về mặt quy mô tổ chức, triển lãm và hội chợ có thể mang tính chất địa phương, quốc gia hay quốc tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng đàm phán kinh doanh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)