Môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing địa phương (Trang 28 - 31)

Chương 3 : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI MARKETING

3.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ

3.1.4. Môi trường tự nhiên

Tác động của điều kiện tựnhiên đối với các quyết định kinh doanh từlâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Hiện nay, do công nghệ hiện đại, con người sử dụng nguyên liệu tiết kiệm hơn nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày cảng trở nên khan hiếm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt từ thập niên 90 trở lại đây, môi trường tự nhiên xấu đi rõ nét, đang là thách thức đối với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực như cung cấp nguyên liệu, năng lượng cạn kiệt, mức độ ô nhiễm gia tăng, thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt hạn hán gây ra những tổn thất trên diện rộng.

28

Điều đó làm cho chi phí kinh doanh tăng lên do phải tốn thêm chi phí, trang bị xử lý chất thải, đóng thuế nhiều hơn do yêu cầu bảo vệmôi trường.

3.1.5. Môi trường công nghệ

Khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng trong việc giành ưu thế cạnh tranh và động lực thúc đẩy tiến trình hội nhập của địa phương vào nền kinh tế quốc gia và quốc tế. Ứng dụng công nghệ khoa học cho phép sản xuất sản phẩm và dịch vụ với giá thành ít hơn và chất lượng hơn. Khoa học và công nghệ giúp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ra nhiều của cải vật chất hơn thông qua cải tiến và sáng tạo, cho phép chính quyền địa phương và các doanh nghiệp có được các kênh thơng tin đến người dân, người tiêu dùng và khách hàng. Nhân tố này bao gồm các yếu tố gây tác động ảnh hưởng tới công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Các yếu tố thuộc môi trường này ảnh hưởng hai mặt đến các quyết định trong chiến lược kinh doanh vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng vừa tạo ra nguy cơ cho doanh nghiệp. Một mặt giúp cho doanh nghiệp tạo ra sản phẩm với giá thành hạ, chất lượng cao, năng suất tăng tạo nên lợi thế cạnh tranh mặt khác sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ làm cho chu kỳ công nghệ diễn ra nhanh chóng, chi phí đầu tư cho phát triển chiếm lượng lớn.

3.1.6. Mơi trường tồn cầu

Xu hướng tồn cầu hóa các hoạt động kinh tế và kinh doanh quốc tế ngày càng rõ nét, dẫn đến nhiều những thay đổi trong nền kinh tế thế giới. Thứ nhất, đầu tư quốc tế tăng mạnh và có nhiều thay đổi quan trọng. Các nước kinh tế phát triển là những nước đầu tư chủ yếu. Các vùng tiếp cận đầu tư nước ngồi có những tiến triển mới biểu hiện ở xu hướng giải ước đối với các nước đang phát triển. Hình thức đầu tư quốc tế có những thay đổi quan trọng ngày càng ít thành lập cơng ty mới, xu hướng hợp nhất, mua lại và liên kết chiến lược. Thứ hai, xu hướng quốc tế hóa các cơng ty càng càng rõ nét. Tập trung hóa là hiện tượng nổi bật nhất hiện nay do tồn cầu hóa thị trường, đầu tư rất lớn, vai trị của cơng nghệ và sản xuất hàng loạt. Thứ ba, cơ cấu quốc tế những lĩnh vực kinh tế chủ chốt có những thay đổi căn bản. Đó là xu hướng tư bản hóa cao độ, độc quyền thiểu số, và tình trạng bão hịa của ngành cơng nghiệp cơ sở như công nghiệp cơ chế sản phẩm năng lượng, nguyên liệu nông nghiệp và ngun liệu khống sản. Đó cũng là sự

29

chuyển dịch sang các nước đang phát triển (chủ yếu là các ngành sản xuất bán thành phẩm hay chi tiết, bộ phận đơn giản sự dệt, sắt). Đối với các ngành lắp ráp tạo ra sản phẩm cuối cùng (ô tô, đồ chơi) đặc điểm nổi bật là sử dụng nhiều lao động, sản phẩm rất phân biệt hóa, q trình tập trung hóa gián tiếp thơng qua hợp nhất, mua lại, vai trị của các công ty đa quốc gia. Ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ, quảng cáo, bảo hiểm với đặc điểm là phụ thuộc nhiều vào các lĩnh vực khác nhau, hiện tượng hai mặt (tập trung hóa và thích ứng tại chỗ) đa dạng hóa mạnh với chiến lược mục tiêu hẹp. Các ngành công nghệ mũi nhọn: công nghệ cao như người máy, công nghệ sinh học, với đặc điểm vai trị của Chính phủ, vấn đề qui chế, chi phí đầu tư dài hạn, tập trung mạnh và phát triển quan hệ bạn hàng giữa các công ty. Những thay đổi của nền kinh tế thế giới biểu hiện rõ nét ở xu hướng cạnh tranh tồn cầu khơng chỉ đối với sản phẩm, dịch vụ mà đặc biệt đối với nguồn vốn đầu tư. Bây giờ các vùng, lãnh thổ, các quốc gia cạnh tranh nhau mạnh mẽ nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp. Chính vì vậy, mơi trường tồn cầu có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động marketing địa phương các vùng, lãnh thổ, quốc gia và các địa phương của một quốc gia. Thơng qua phân tích mơi trường vĩ mơ, địa phương có thể nhận diện những cơ hội và thách thức chủ yếu đối với sự phát triển bền vững của địa phương.

KHUNG ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI- THÁCH THỨC

(Nguồn: marketing địa phương, chương trình Fulright, 2014-2015)

Khai thác từ nước khác Lệ thuộc kinh doanh Tự do nhập khẩu

Sản xuất Suất nhập khẩu

Ẩ Ậ Ả

Tăng cường cạnh tranh thông qua liên kết và

liên minh kinh tế

Hợp tác và hội nhập

Định vị phù hợp

Đương đầu với thay đổi

Phân công lao động

Phát triển liên doanh nhất dân tộc Khối thống Sản phẩm lệ

thuộc lẫn nhau Môi trường

Tiến bộ

kỹ thuật Các khối

kinh tế

Công ty

đa quốc Mâu thuẫn

30

Sau khi phân tích các nhân tố mơi trường vĩ mơ, cần phải đánh giá ảnh hưởng của những nhân tố này đối với hoạt động marketing địa phương.

Bảng 3.7.Tổng hợp nhân tố tác động của môi trường vĩ mô

Các nhân tố 1 Tầm quan trọng 2 Mức độ tác động đến tổ chức 3 Chiều hướng tác động 4 Đánh giá chung 5=2x3

Trong đó, chỉ tiêu tầm quan trọng phản ánh vai trò của từng nhân tố môi trường đối với hoạt động của ngành kinh doanh (ví dụ như thu hút đầu tư). Chỉ tiêu mức độ tác động biểu thị ảnh hưởng của từng nhân tố đến hoạt động marketing địa phương của một chủ thể nhất định. Chiều hướng tác động hàm ý nếu nhân tố vĩ mơ nào đó có tác động tích cực đến hoạt động marketing địa phương thì sẽ là cơ hội marketing hoặc ngược lại. Chỉ tiêu “đánh giá chung” cho phép nhận biết, đánh giá và sắp xếp các cơ hội và thách thức theo trình tự quan trọng của chúng.

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing địa phương (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)