4.1. Phân đoạn thịtrường
4.1.1. Các tiêu thức phân đoạn thị trường Lý do của việc phân đoạn thị trường Lý do của việc phân đoạn thị trường
- Số lượng các dự án đầu tư cịn ít, đặc biệt khi đề cập đến vấn đề thu hút các doanh nghiệp vào lãnh thổ.
- Sự cạnh tranh giữa các vùng lãnh thổ và hệ quả của nó dẫn đến sự cần thiết phải khác biệt hóa cung địa phương.
- Sự hạn chế về nguồn lực của địa phương, đặc biệt về khả năng thăm dò và đánh giá nguồn lực.
Các địa phương quan tâm đến một loại hình tăng trưởng mà có thể đóng góp vào việc duy trì việc làm và tăng thêm giá trị gia tăng cho thuế. Vì vậy, rất cần thiết phải xác định những loại và ngành kinh doanh cụ thể cho phép đạt được mục tiêu tăng trưởng của địa phương. Theo tiêu thức hành vi, có thể phân đoạn thị trường thành ba tiêu thức sau:
- Người và ngành kinh doanh xứng đáng thu hút.
- Người và ngành kinh doanh có thể chấp nhận nhưng không cần đặc biệt thu hút. - Người và ngành kinh doanh khơng khuyến khích hay tránh thu hút.
Cách phân đoạn trên tỏ ra xác đáng vì hành vi, thái độ,..của từng đoạn khách hàng rất khác nhau đối với chiến lược marketing của địa phương. Tuy nhiên tính khả thi của phân đoạn trên rất thấp, tức là địa phương khó triển khai hoạt động marketing theo từng đoạn khách hàng. Theo Michael Porter, khách hàng mục tiêu của marketing địa phương là cư dân và công nhân, khách du lịch, các doanhnghiệp và thị trường xuất khẩu.
Hình 4.5. Đối tượng mục tiêu của marketing địa phường
Khách hàng mục
37
Bảng 4.8. Thị trường mục tiêu của marketing địa phương
1.Khách du lịch - Khách công vụ
- Du khách
2.Cư dân, công nhân - Nhà chuyên môn (khoa học, bác sĩ,..) - Công nhân kỹ sư
- Nhà đầu tư
- Chủ doanh nghiệp - Lao động phổ thông ..
3. Doanh nghiệp - Công nghiệp nặng
- Công nghệ lắp ráp, công nghệ cao và dịch vụ,,, - Doanh nghiệp
4.Thị trường xuất khẩu - Địa phương khác bên trong thị trường nội địa - Thị trường quốc tế