Chương 3 : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI MARKETING
3.2. Phân tích cạnh tranh giữa các vùng lãnh thổ
M.Porter đã đưa ra khung phân tích các lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia, mà chúng ta có thể sử dụng nó dưới những dạng khác nhau sao cho phù hợp với những loại lãnh thổ nhỏ hơn như vùng hoặc các tỉnh thành phố, khu dân cư.
Hình 3.4. Lợi thế cạnh tranh lãnh thổ
Mức độ hợp tác/ cạnh tranh của các doanh
nghiệp
Trình độ lành nghề của
nhân công Dung lượng thịtrường
địa phương hay vùng
Các ngành công nghiệp phụ trợ Chính quyền địa phường Quốc gia Quốc tế ố a ố a Vùng
31
Sơ đồ trên cho thấy vị trí đặc biệt của Chính quyền với tư cách là một nhân tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia hay một địa phương. Sự thống nhất giữa các cấp chính quyền trong một lãnh thổ có thể tạo ra được lợi thế trong cạnh tranh của lãnh thổđó.
3.2.1. Chính quyền địa phương
Chính quyền là yếu tố chính quyết định lợi thế cạnh tranh của một địa phương thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách phát triển thị trường và có ảnh hưởng quan trọngđến những yếu tố quyết định lợi thếcạnh tranh khác.
Chính quyền tác động đến các điều kiện về đầu tư thơng qua chính sách thu hút đầu tư, tác động lên nguồn lực như người ban hành các chính sách về lao động, giáo dục, phát triển vốn, các nguồn tài nguyên thiên nhiên,.., tác động đến cạnh tranh và môi trường cạnh tranh bởi các vai trò như người ban hành các quy định về thương mại chẳng hạn như chỉ ra cho các ngân hàng và đàm phán với các cơng ty về cái gì họ có thể và khơng thể làm. Bằng cách tăng cường các yếu tố quyết định trong những ngành mà tại đó một địa phương có lợi thế cạnh tranh, chính quyền cải tiến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương.
3.2.2. Trình độ lành nghề của cơng nhân
Đây là yếu tố quan trọng của một địa phương, nhân tố này được biểu hiện chủ yếu ở hai góc độ số lượng và chất lượng của lao động. Nhân tố nguồn lực như số lượng nhân viên làm việc, kỹ năng mà họ có được, mức lương và đạo đức làm việc của lực lượng lao động, tất cả tạo thành nguồn nhân lực của một địa phương. Một địa phương với nguồn cung lớn về nhân lực, trả lương thấp có được lợi thế rõ ràng trong sản xuất đòi hỏi kỹ năng thấp, sản phẩm cần nhiều lao động.
Mặt khác những địa phương như vậy thường gặp phải bất lợi khi tiến hành sản xuất những sản phẩm tinh vi đòi hỏi khả năng, kỷ năng nhân cơng cao mà khơng có sự kiểm sốt trên quy mơ rộng. Nhân tố nguồn lực tri thức như tính khả dụng về sự hiểu biết của một lực lượng dân đáng kể liên quan đến thị trường, khoa học, công nghệ của một địa phương nghĩa là địa phương đó được trời ban cho nguồn tri thức. Những nhân tố này hết
32
sức quan trọng để đạt được thành công trong sản xuất sản phẩm, dịch vụ tinh vi và để tiến hành kinh doanh trong thị trường phức tạp.
3.2.3. Quy mô thị trường địa phương/vùng lãnh thổ
Đây là nhân tố thuộc về cầu nội địa. Các điều kiện về cầu nội địa đối với sản phẩm hay dịch vụ của một địa phương là rất quan trọng bởi chúng xác định tỷ lệ và thực chất của việc cải tiếnvà đổi mới do các địa phương thực hiện trong một quốc gia. Ba đặc điểm của cầu nội địa rất quan trọng để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho một địa phương như kết cấu nội địa, quy mơ và mơ hình tăng trưởng cầu nội địa và các phương tiện mà với nó cầu nội địa của một quốc gia có thể thu hút các sản phẩm và dịch vụ tham gia vào thị trường nước ngoài.
Kết cấu cầu nội địa xác định bằng cách nào các địa phương nhận thức được, nắm rõ và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng “nội địa”. Lợi thế cạnh tranh có thể đạt được khi cầu nội địa mang lại cho một địa phương một hình ảnh tích cực về mơi trường đầu tư. Lợi thế này càng được thúc đẩy khi những khách hàng nội địa buộc các nhà đầu tư nước ngồi phải thay đổi cách nhìn đối với một địa phương.
Quy mô và sự tăng trưởng của thị trường nội địa một cách nhanh chóng là nhân tố kích thích các địa phương đầu tư vào các hoạt động thu hút khách hàng. Một cầu nội địa mới, đặc biệt nếunó dự đốn trước nhu cầu thế giới, sẽ mang lại cho các địa phương một sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Cầu nội địa bão hòa sẽ đặt áp lực lên các địa phương làphải mở rộng thị trường quốc tếvà tiếp tục đổi mới.
3.2.4. Khả năng bổ sung giữa doanh nghiệp hoạt động/ có thể hoạt động trong địa phương phương
Việc nhận diện các doanh nghiệp trên địa phương, có mối liên quan và hỗ trợ trực tiếp lẫn nhau có thể đưa lại cho địa phương một lợi thế cạnh tranh. Các ngành công nghiệp cung ứng các sản phẩm đầu vào cho những ngành sản xuất sản phẩm cuối cùng, đến lượt mình những ngành sản xuất cuối cùng sẽ cạnh tranh ở tầm quốc tế về giá cả chất lượng. Những ngành cạnh tranh cuối cùng sẽ dễ dàng tiếp cận những sản phẩm đầu vào và những công nghệ để sản xuất ra chúng với những cơ cấu quản lý và cơ cấu tổ chức nhằm làm cho những ngành này trở nên cạnh tranh.
33
Chính điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư xem xét và lựa chọn địa phương để đặt cơ sở sản xuất. Những lợi thế tượng tự cũng được mang lại khi có những ngành cơng nghiệp có mối liên quan quốc tế trong một địa phương. Những cơ hội này được sử dụng để phối hợp và chia sẻ những hoạt độngcủa dây chuyền đơn vị sản xuất. Một ví dụ về cơ hội chia sẻ này là giữa các nhà sản xuất phần cứng computer với các nhà sản xuất phần mềm. Những ngành cơng nghiệp có mối tương quan đồng thời tạo ra những cơ hội phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2.5. Khả năng làm việc cùng nhau giữa các doanh nghiệp địa phương
Sự khác nhau giữa loại hình quản lý, kỹ năng tổ chức và triển vọng chiến lược tạo ra sự cạnh tranh và hợp tác lẫn nhau cho các doanh nghiệp tại địa phương. Đó có thể là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh đối với địa phương trong việc thu hút đầu tư cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.
Cạnh tranh giữa các địa phương thúc đẩy tính năng động của các doanh nghiệp tại địa phương và tạo ra áp lực tiếp theo cho việc cải tiến và đổi mới. Cạnh tranh mạnh mẽ cấp địa phương buộc các doanh nghiệp phải phát triển sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm hiện có, giảm chi phí và giá cả, phát triển cơng nghệ mới và cải tiến chất lượng và dịch vụ.
Cạnh tranh cũng thúc đẩy sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trên địa bàn. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp cho phép nâng cao khả năng thu hút các tài năng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và làm tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp và địa phương trên thị trường.Không phải số lượng các doanh nghiệp tham gia hợp tác lẫn nhau là quan trọng mà thay vào đó là mức độ và chất lượng của sự hợp tác mới tạo ra sự khác biệt cho địa phương. Chính hiệu quả hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trên địa bàn góp phần làmtăng khả năng bảo vệ họ chống lại đối thủ của các địa phương khác.