5.1 .Đặc điểm của quá trình ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư
5.2. Các giai đoạn của quá trình lựa chọn địa điểm đầu tư
5.2.6. Khảo sát thực tế các địa điểm/ địa phương và đàm phán
Sau khi chỉ giữ lại một danh sách thu hẹp các địa điểm/ địa phương đầu tư, nhà đầu tư tiến hành phân tích chi tiết và so sánh giữa các địa phương thông qua mô phỏng nhiều kịch bản khác nhau. Những phân tích định lượng như giá trị hiện tại thuần, tỷ lệ năng suất bên trong thường được bổ sung thêm vào những phân tích định tính cho phép khẳng định hoặc bác bỏ sự lựa chọn. Tất nhiên, sự lựa chọn cuối cùng trước hết là quyết định phán đốn.
Do giai đoạn đàm phán có tầm quan trọng đặc biệt nên việc giữ lại trong danh sách 2 đến 3 địa điểm/ địa phương đầu tư sẽ cho phép nhà đầu tư có được quyền lực lớn hơn trong q trình đàm phán và qua đó, hy vọng đạt được những điều kiện thuận lợi.
Trong đa số các trường hợp nhà đầu tư thường tiếp xúc với hãng xúc tiến địa phương. Mức độ ảnh hưởng của hãng thuộc chính phủ thường khác nhau theo dự án mà không thể xác định các tiêu chuẩn đàm phán chính xác. Nội dung đàm phán thường xoay quanh các chủ đề như thời hạn, địa điểm, khả năng mở rộng, cải thiện hạ tầng, chính sách hỗ trợ / khuyến khích, giấyphép như lao động, môi trường, đất xây dưng hoặc việc tài trợ các chương trình đào tạo nhân lực.
Song song với đàm phán, các nhà đầu tư cũng đi khảo sát thực tế các địa điểm nhằm mục tiêu:
60
- Kiểm tra tính xác thực của các số liệu đã thu thập và hình thành ấn tượng ban đầu.
- Bổ sung những thơng tin định tính như mơi trường kinh doanh, lãnh đạo và sự thân thiện.
- Xác lập và củng cố mối quan hệ với nhân vật chủ chốt như lãnh đạo địa phương, lãnh đạo bộ phận xúc tiến, ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ và nhà đầu tư khác.
Trong hầu hết các trường hợp, việc so sánh các địa điểm/ địa phương thường dựa trên các tiêu thức quan trọng, điều này dẫn các nhà đầu tư đến xem xét các tiêu chuẩn mới, chưa từng tồn tại trước đây. Ngồi ra, các thơng số loại khơng quan trọng có thể được sử dụng như mục tiêu bổ sung.