Tiêu chí đánh giá quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố hải phòng (Trang 29)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng

1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý rủi ro tín dụng

Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đƣợc đánh giá và phản ánh thơng qua một số tiêu chí cơ bản sau:

- Tổng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có

Tổng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản = Dư nợ tín dụng Tổng tài sản có

Đây là chỉ số tổng quan về quy mô hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu của hoạt động tín dụng trong tổng tài sản của ngân hàng. Chỉ tiêu này cao thể hiện hoạt động tín dụng là chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ngƣợc lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ quy mô hoạt động tín dụng trong ngân hàng nhỏ.

- Hiệu suất sử dụng nguồn vốn

Hiệu suất sử dụng nguồn vốn = Dư nợ

Nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng cho vay đƣợc bao nhiêu trên một đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Do Ngân hàng phải trả lãi cho các khoản tiền mà ngân hàng đi vay nên ngân hàng cần tận dụng hết sức các khoản vốn huy động để tạo ra lợi nhuận bù đắp chi phí và có lãi.

Dự nợ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô vay trên một khách hàng. Số tiền vay của mỗi khách hàng cao giúp ngân hàng nhanh chóng tăng trƣởng dƣ nợ mà khơng phải đi

tìm kiếm khách hàng, giảm chi phí quản lý theo khách hàng, đồng thời cũng thể hiện phần nào uy tín, chất lƣợng của khách hàng vay vốn (khách hàng tốt thì hạn mức cho vay cao). Tuy nhiên, nếu công tác thẩm định của ngân hàng khơng tốt thì chính những khoản vay này lại mang lại rủi ro cao hơn cho ngân hàng.

Dư nợ bình quân = Doanh số cho vay Tổng số khách hàng vay

- Nợ quá hạn

Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng ta cần phải đánh giá kèm theo chỉ tiêu vòng quay của các khoản nợ quá hạn, khả năng giải quyết các khoản nợ quá hạn. Bởi vì, tỷ lệ nợ quá hạn cao mà khả năng giải quyết nợ quá hạn hay vòng quay của các khoản nợ quá hạn cao thì khả năng ngân hàng gặp RRTD sẽ thấp, ngƣợc lại, ngân hàng sẽ gặp RRTD cao.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn Tổng dư nợ

- Nợ khó địi

Tỷ lệ này phản ánh một đồng nợ quá hạn có bao nhiêu đồng nợ khó địi. Tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng thu hồi vốn thấp, nguy cơ mất vốn cao, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thấp.

Nợ khó địi = Nợ quá hạn Tổng nợ quá hạn Tổng nợ quá hạn

- Tổng tài sản có

Tổng tài sản có: Là các loại tài sản có của ngân hàng đã đƣợc điều chỉnh theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản (bao gồm cả các cam kết ngoại bảng của ngân hàng). Việc quy định mức độ rủi ro đối với từng loại tài sản có tùy thuộc vào đặc điểm riêng cụ thể của từng nƣớc và từng thời kỳ khác nhau, phản ánh tỷ lệ rủi ro dự đốn đối với tài sản có của ngân hàng.

Về cơ bản, một ngân hàng có hai sự lựa chọn khi xác định quy mơ vốn tự có là tăng vốn tự có khi các rủi ro dự đốn gia tăng hoặc có thể đầu tƣ vào các tài sản tƣơng đối ít rủi ro. Việc quyết định quy mô vốn của ngân hàng không dễ dàng nhƣng rất quan trọng, một ngân hàng muốn phát triển phải mở rộng cơ sở vốn đồng thời phải giữ đƣợc mức rủi ro nhất định.

Tỷ lệ an toàn tối thiểu = Vốn tự có Tổng tài sản có

Tỷ lệ mất vốn = Tổng dư nợ quá hạn được xóa Tổng dư nợ bình quân

Tỷ lệ này lệ này càng nhỏ càng tốt. Với những khoản nợ quá hạn, nếu khách hàng tiếp tục khơng trả đƣợc thì ngân hàng thực hiện khoanh nợ và xố nợ bằng quỹ dự phịng rủi ro.

- Tỷ lệ dự phòng

Tỷ lệ dự phòng = Dự phòng mất vốn Tổng dư nợ

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Tỷ lệ này chỉ ra % dƣ nợ đƣợc dự đoán là khơng có khả năng thu hồi. Rủi ro tín dụng hoạt đƣợc coi là đặc tính cố hữu của hoạt động tín dụng ngân hàng, vì vậy, các ngân hàng buộc phải chấp nhận một tỷ lệ dự phòng nhất định để bù đắp các khoản nợ xấu khó địi đảm bảo cho động kinh doanh ngân hàng không bị biến động. Do đó, nếu tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ tỷ lệ nợ xấu nhỏ, hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt.

- Tỷ lệ sinh lời

Tỷ lệ sinh lời = Lợi nhuận tín dụng

Dư nợ tín dung

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản vay. Tỷ lệ sinh lời cao chứng tỏ khoản vay đó có hiệu quả, có chất lƣợng cao, việc thu nợ và giải quyết nợ quá

hạn tốt. Tỷ lệ này cao một phần nói lên kết quả kinh doanh của ngân hàng tốt, điều này rất quan trọng vì doanh thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng.

- Vòng quay vốn lưu động

Vịng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vịng quay của tín dụng ngân hàng càng nhanh, việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn.

- Chi phí cho vay

Chi phí cho một đồng vốn cho vay = Chi phí cho vay

Tổng doanh số cho vay

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả của việc giải ngân vốn. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp chỉ số này không phản ánh đúng thực tế: nếu chi phí cho vay tăng trong khi danh mục đầu tƣ khơng tăng thì tỷ lệ này sẽ lớn, ngƣợc lại nếu có nhiều món vay đƣợc thực hiện trong một thời kỳ (dẫn đến doanh thu cho vay và doanh số cho vay tăng một kỳ) thì chi phí cho một đồng vốn sẽ giảm.

Một số chỉ tiêu khác

- Tổng doanh thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng. - Cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế của ngân hàng.

Ngồi ra cịn có một số chỉ tiêu khơng thể lƣợng hóa đƣợc nhƣ: chính sách quản lý, chiến lƣợc phát triển, hệ thống trang thiết bị, công nghệ tác nghiệp, quy trình nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ chun mơn, độ thoả mãn của khách hàng đối với sản phẩm, độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng...

1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng

Khi RRTD phát sinh, tùy mức độ mà nó gây ra những tác hại nghiêm trọng khơng chỉ với hệ thống ngân hàng, với ngƣời vay và cả với nền kinh tế xã hội.

1.2.5.1. Nhân tố từ mơi trường

- Chính sách vĩ mơ: chính sách vĩ mơ đóng vai trị mơ của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực

kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Tuy nhiên, những chính sách đó có thể có lợi cho ngân hàng, nhƣng cũng có thể có hại. Khi mà ngân hàng nhà nƣớc thay đổi lãi suất huy động, hoặc tỷ lệ dự trứ bắt buộc nó làm thay đổi mọi kế hoạch của ngân hàng. Khi mà lãi suất huy động tăng lên làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc cho vay. Với mức lãi suất huy động cao thì lãi suất đối với hoạt động tín dụng cũng phải đƣợc đẩy lên để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Nhƣng điều đó cũng đồng nghĩa với việc khách hàng trả lãi và gốc cho ngân hàng là rất khó, và rủi ro tín dụng cao lên.

- Pháp lý: Yếu tố về mặt pháp lý cũng là một nhân tố ảnh hƣởng đến vấn đề rủi ro trong tín dụng. Khi mà các quy định về quy trình trong hoạt động tín dụng khơng đƣợc quy định chặt chẽ và hợp lý. Nó sẽ khơng chỉ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, mà cịn tạo khả năng rủi ro xảy ra. Khi mà quy định hợp lý và chặt chẽ nó sẽ hạn chế đƣợc những trƣờng hợp xấu trong hợp đồng tín dụng.

- Chính trị và xã hội: Yếu tố chính trị và xã hội tác động tới hoạt động tín

dụng của ngân hàng. Khi mà tình hình chính trị bất ổn làm sáo trộn mọi vấn đề trong xã hội và cả các hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp sản xuất bị gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhƣ vậy khả năng thanh tốn cho ngân hàng là khơng thể. Vì vậy rủi ro tín dụng khi mà tình hình chính trị bất ổn là rất cao, tuy nhiên nƣớc ta là một nƣớc có nền chính trị xã hội tƣơng đối ổn định.

- Tự nhiên: yếu tố do thiên nhiên, thiên tai, dịch bệnh, bão lũ Đây là những yếu tố bất khả kháng, yếu tố này không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Bản thân các doanh nghiệp vay vốn cũng khơng thề dự tính đƣợc. Trong các năm gần đây chúng ta đều đƣợc chứng kiến tai họa xảy đến đối với các doanh nghiệp chăn nuôi, khi mà vốn liếng của họ bị thiêu huỷ hết do dịch cúm gia cầm. Rất nhiều gia đình vay vốn ngân hàng để chăn ni nhƣng nay bị mất trắng. Họ gần nhƣ khơng có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Đồng nghĩa với điều đó là việc ngân hàng mất vốn hay rủi ro tín dụng xảy ra.

1.2.5.2. Nhân tố từ ngân hàng

- Lợi nhuận: Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu thu đƣợc từ hoạt động tín

dụng. Đó là nguồn thu chính của các ngân hàng do đó, việc tăng lợi nhuận tức là phải tăng quy mô của hoạt động tín dụng lên. Nhƣ vậy đồng nghĩa với rủi ro tín dụng tăng lên. Việc mở rộng tín dụng lên thì việc giám sát và kiểm tra các hợp đồng tín dụng trở lên yếu kém đi. Việc giám sát của các cán bộ tín dụng đối với các hợp đồng tín dụng lơi lỏng, và việc tn thủ các quy trình tín dụng cũng bị lơ là.

- Trình độ: Trình độ và năng lực của cán bộ tín dụng yếu kém, đây cũng là

một nhân tố gây ra rủi ro trong tín dụng. Một ngƣời cán bộ yếu kém về năng lực, khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng thì khả năng phân tích và thẩm định dự án không đúng về dự án. Trong trƣờng hợp này nhân viên tín dụng có thể bị khách hàng lừa gạt, hoặc lựa chọn dự án tài trợ khơng chính xác. Nhƣ vậy khả năng mất vốn rất cao. Điều đó địi hỏi đội ngũ cán bộ phải có năng lực cao.

- Quy trình: Quy trình tín dụng đối với các ngân hàng là một bí mật riêng.

Quy trình tín dụng chƣa chặt chẽ hoặc q cụ thể, quá linh hoạt điều có thể là nhân tố gây ra rủi ro tín dụng. Những vấn đề nổi cộm hiện nay trong các quy trình tín dụng là đánh giá lại giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố.

- Cạnh tranh: Do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng gây ra trong q trình thu hút khách hàng. Đó là việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, chủ quan. Thậm chí có nhiều ngân hàng liều lĩnh chấp nhận rủi ro cao, nhằm đạt đƣợc mức lợi nhuận cao mà bất chấp những hợp đồng tín dụng khơng lành mạnh, thiếu an toàn.

- Nhân tố khác: Ngồi ra cịn có nhiều nhân tố khác ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng thuộc về ngân hàng nhƣ: chất lƣợng thơng tin và xử lý thông tin trong ngân hàng, cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ

1.2.5.3. Nhân tố từ khách hàng

- Cạnh tranh: Nhân tố cạnh tranh từ các doanh nghiệp/cá nhân với nhau. Đối với

các doanh nghiệp kinh nghiệm và năng lực kinh doanh đang cịn ở trình độ thấp, thì hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt đƣợc thông tin kịp thời, thiếu thích nghi

với cạnh tranh. Khi đƣợc vay vốn kinh doanh thì dự án này sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Nhƣ vậy rủi ro tín dụng đối với ngân hàng sẽ rất lớn.

- Gian lận: Nhân tố khơng lành mạnh từ phía khách hàng là việc khách hàng lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, trốn tránh trách nhiệm kể cả đối với khách hang doanh nghiệp hay cá nhân. Khi mà khách hàng lừa đảo họ lợi dụng các điểm yếu và kẽ hở của ngân hàng. Lập các phƣơng án kinh doanh giả, cùng các giấy tở thế chấp giả mạo hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ. Đối với trƣờng hợp bảo lãnh và uỷ quyền xảy ra chủ yếu đối với các công ty lớn. Một số công ty, công ty lớn đứng ra bảo lãnh uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của ngân hàng để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng vào hoạt động và kinh doanh.

1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng và bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hải Phòng

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng

1.3.1.1. Kinh nghiệm của BIDV Hải Phòng

BIDV Hải Phòng đƣợc thành lập năm 1957 với tên gọi Phịng cấp phát vốn thuộc Cơng ty tài Chính Hải Phịng. Năm 1976 tách ra thành chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Hải Phòng. Năm 1988 đổi tên thành Ngân hàng đầu tƣ và xây dựng Hải Phòng. Năm 1990 đƣợc thành lập lại theo Quyết định số 105/NH-QĐ ngày 26/11/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam với tên giao dịch Chi nhánh thành phố Hải Phòng - Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Là một trong những ngân hàng xuất hiện sớm nhất trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những năm qua BIDV Hải Phịng có sự lớn mạnh khơng ngừng, tốc độ tăng trƣởng tín dụng liên tục tăng qua các năm. Bên cạnh đó chất lƣợng các khoản nợ cũng đƣợc cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp (năm 2018 dƣới 1%). Có đƣợc kết quả trên là nhờ trong những năm qua chi nhánh đã áp dụng các biện pháp khoa học trong quản lý rủi ro tín dụng. Có thể liệt kê một số kinh nghiệm của BIDV Hải Phòng nhƣ sau:

- Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng: Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và từ thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng. Nhân viên tín dụng của BIDV đã tận dụng tồn bộ nguồn thơng tin này để có đƣợc nhận định chính xác về khách hàng vay.

- Giai đoạn thẩm định phƣơng án vay vốn và khả năng trả nợ: Khi thẩm định phƣơng án vay vốn, nhân viên tín dụng của chi nhánh sẽ xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phƣơng án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hƣởng đến việc thực hiện phƣơng án, dự án.

- Giai đoạn quyết định cho vay: Trƣớc khi cán bộ tín dụng đề xuất cho vay và lãnh đạo ngân hàng quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thơng tin về thị trƣờng, chính sách kinh tế, để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong một bối cảnh cụ thể trƣớc khi ra quyết định.Việc ra quyết định cho vay sẽ đƣợc

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố hải phòng (Trang 29)