Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố hải phòng (Trang 35 - 39)

1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng và bà

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng

1.3.1.1. Kinh nghiệm của BIDV Hải Phòng

BIDV Hải Phòng đƣợc thành lập năm 1957 với tên gọi Phòng cấp phát vốn thuộc Công ty tài Chính Hải Phịng. Năm 1976 tách ra thành chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Hải Phòng. Năm 1988 đổi tên thành Ngân hàng đầu tƣ và xây dựng Hải Phòng. Năm 1990 đƣợc thành lập lại theo Quyết định số 105/NH-QĐ ngày 26/11/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam với tên giao dịch Chi nhánh thành phố Hải Phòng - Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Là một trong những ngân hàng xuất hiện sớm nhất trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những năm qua BIDV Hải Phịng có sự lớn mạnh khơng ngừng, tốc độ tăng trƣởng tín dụng liên tục tăng qua các năm. Bên cạnh đó chất lƣợng các khoản nợ cũng đƣợc cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu ln ở mức thấp (năm 2018 dƣới 1%). Có đƣợc kết quả trên là nhờ trong những năm qua chi nhánh đã áp dụng các biện pháp khoa học trong quản lý rủi ro tín dụng. Có thể liệt kê một số kinh nghiệm của BIDV Hải Phòng nhƣ sau:

- Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng: Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và từ thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng. Nhân viên tín dụng của BIDV đã tận dụng tồn bộ nguồn thơng tin này để có đƣợc nhận định chính xác về khách hàng vay.

- Giai đoạn thẩm định phƣơng án vay vốn và khả năng trả nợ: Khi thẩm định phƣơng án vay vốn, nhân viên tín dụng của chi nhánh sẽ xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phƣơng án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hƣởng đến việc thực hiện phƣơng án, dự án.

- Giai đoạn quyết định cho vay: Trƣớc khi cán bộ tín dụng đề xuất cho vay và lãnh đạo ngân hàng quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thơng tin về thị trƣờng, chính sách kinh tế, để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong một bối cảnh cụ thể trƣớc khi ra quyết định.Việc ra quyết định cho vay sẽ đƣợc kiểm tra kỹ lƣỡng thay vì kiểm tra sơ sài và quyết định theo đề nghị của cán bộ tín dụng do đó hiệu quả phịng ngừa rủi ro sẽ cao hơn.

- Quản lý, giám sát và kiểm sốt chặt chẽ q trình giải ngân và sau khi cho vay. Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trƣờng hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng nhƣ cho vay thu mua nông lâm thủy sản của các hộ dân, trả lƣơng cơng nhân, chỉ áp dụng phƣơng thức thanh tốn chuyển khoản để có thể kiểm sốt việc sử dụng sử dụng vốn vay của khách hàng...

- Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phịng. Tỷ lệ nợ xấu và số tiền phải trích lập dự phịng là những tín hiệu cảnh báo mạnh về rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tăng có nghĩa là rủi ro tín dụng gia tăng. BIDV Hải Phịng đã thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà khơng tn thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Chủ động

phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn, hạ bậc nợ đối với các trƣờng hợp khách hàng, hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hải Phòng

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hải Phòng là một trong những chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

Đặc điểm cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại Vietcombank Hải Phịng có một số điểm lƣu ý sau:

Công tác thu hồi, xử lý nợ xấu đƣợc quan tâm, tỷ lệ nợ xấu giảm liên tục trong một số năm vừa qua, tính đến hết năm 2017, tỷ lệ nợ xấu chi nhánh chỉ còn 0,51%, tức 325,21 tỷ đồng. Với tỷ lệ nợ xấu nhƣ trên chi nhánh có thể kiểm sốt đƣợc RRTD có thể xảy ra. Đối với xử lý nợ xấu của Chi nhánh, Ban xử lý nợ phối kết hợp với Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Quản lý nợ và các Phòng giao dịch để theo dõi sát sao nợ gốc, đốc thúc khách hàng trả nợ đối với nợ nhóm 2, tránh tình trạng xảy ra nợ xấu.

Chi nhánh luôn chủ động theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng, chủ động đƣa ra các phƣơng án tháo gỡ nợ xấu cho khách hàng, để khách hàng khơng bị xếp hạng tín dụng nội bộ kém tại chi nhánh, ảnh hƣởng đến hoạt động tiếp cận vốn của khách hàng đối với chi nhánh và các ngân hàng khác.

Hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc xây dựng và triển khai đến từng cán bộ ngân hàng theo đúng tiêu chuẩn tín dụng từ thực tế pháp lý, quy trình tín dụng, hạn mức tín dụng Các quy định về hoạt động tín dụng đều đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Nhà nƣớc về đảm bảo an tồn tín dụng.

Một trong những việc Vietcombank Hải Phịng ln quan tâm trong công tác quản lý tín dụng đó là: trích lập quỹ dự phịng tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Việc xử lý rủi ro tín dụng chƣa có nhiều tiến triển mới, bởi một số doanh nghiệp nằm trong nhóm nợ xấu chƣa hoạt động kinh doanh trở lại, chƣa có khả năng

phục hồi để trả nợ. Một số khách hàng thuộc nợ nhóm 2 đang gặp khó khăn về tài chính, dẫn đến khơng có nguồn thu để trả nợ cho chi nhánh. Đối với quỹ dự phòng rủi ro đƣợc hoạch định định kỳ hàng quý và năm, để đảm bảo bù đắp cho các khoản nợ không thể thu hồi và làm sạch bảng tổng kết tài sản.

Vietcombank Hải Phòng đƣợc Vietcombank Hội sở chính trang bị cho hệ thống cơng nghệ thơng tin, mọi hoạt động tín dụng đều đƣợc quản lý, theo dõi trên máy tính. Việc đo lƣờng đánh giá rủi ro tín dụng đƣợc chạy trên máy tính là một trong những cơ sở tham khảo trong việc đánh giá RRTD cho chi nhánh.

Ngoài ra, việc đào tạo nhân sự cán bộ tín dụng nâng cao nghiệp vụ, chi nhánh thực hiện đầy đủ theo quy định của Vietcombank Hội sở chính. Hàng năm Vietcombank Hội sở chính luôn tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao và rút kinh nghiệm trong q trình hoạt động tín dụng từ 10-15 ngày cho các chi nhánh. Trƣờng hợp chi nhánh muốn cử cán bộ tham gia khóa đào tạo, đăng ký gửi danh sách cán bộ theo trình độ chun mơn để tổ chức phân lớp, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh hoặc giải đáp vƣớng mắc giữa Hội sở chính với chi nhánh. Bên cạnh đó, các chính sách thi đua đối với hoạt động tín dụng đƣợc đề bạt lên Hội sở chính duyệt để có chế độ khen thƣởng rõ ràng, tạo động lực cho nhân viên của Chi nhánh thực hiện tốt nhiệm vụ.

1.3.1.3. Kinh nghiệm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hải Phòng

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hải Phòng đƣợc thành lập muộn hơn các chi nhánh khác vào năm 2010, hiện tại đang có trụ sở tại số 6 phố Ngơ Quyền, Hải Phịng. Ngày thành lập chi nhánh, cũng là ngày Vietinbank Hải Phòng lần đầu giới thiệu mơ hình ngân hàng bán lẻ, trong đó Vietinbank Hải Phịng đƣợc vinh dự là một trong 2 chi nhánh đầu tiên thí điểm hoạt động này. Trải qua 8 năm hình thành và phát triển, Vietinbank Hải Phòng đã đạt đƣợc nhiều thành quả nhất định, trong đó phải kể đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Một trong những điểm nổi bật của hoạt động rủi ro tín dụng của chi nhánh nhƣ:

Chi nhánh luôn thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo thơng lệ quốc tế và theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về quản lý rủi ro tín dụng.

Vietinbank Hải Phịng xây dựng bảng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với từng khách hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp, bảng xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp đƣợc phân theo ngành nghề, quy mô (doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ). Đối với khách hàng cá nhân đƣợc chia thành 2 loại, đó là: khách hàng tiêu dùng và khách hàng cá nhân. Các chỉ tiêu đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc chia thành chỉ tiêu phi tài chính và chỉ tiêu tài chính, trong đó, chỉ tiêu tài chính nhiều hơn và quan trọng hơn, chỉ tiêu phi tài chính là các chỉ tiêu bổ trợ.

Vietinbank Hải Phịng xây dựng hệ thống chính sách tín dụng đồng bộ. Chính sách tín dụng tại chi nhánh đƣợc ban hành đồng bộ theo quy định của Vietinbank Hội sở chính bao gồm: quy định giới hạn tín dụng, quy định phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và xử lý nợ xấu, quy định tài sản đảm bảo, quy định miễn giảm lãi vay, quy chế hội đồng tín dụng Quy trình cấp tín dụng tại chi nhánh đƣợc đánh giá là tƣơng đối chặt chẽ, đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với khách hàng cũng nhƣ yêu cầu của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố hải phòng (Trang 35 - 39)