1.2. Cơ sở lý luận, thực tiễn về thực thi chính sách tài chính ứng phó với biến
1.2.2. Khái niệm liên quan đến thực thi chính sách tài chính ứng phó với biến
1.2.2. Khái niệm liên quan đến thực thi chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu với biến đổi khí hậu
1.2.2.1 Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu
Có nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến chính sách. Theo Đại từ điển tiếng Việt, “chính sách là chủ trƣơng và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội”.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, chính sách là “những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đƣờng lối, nhiệm vụ. Chính sách đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, phƣơng hƣớng, nội dung của chính sách tuỳ thuộc tính chất, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá…”.
Theo cách tiếp cận của khoa học chính sách, “Chính sách là một tập hợp
biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội.”
(Vũ Cao Đàm, 1996). Khái niệm “hệ thống xã hội” ở đây đƣợc hiểu theo một ý nghĩa khái quát. Đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trƣờng (Vũ Cao Đàm và cộng sự, 2017).
Vấn đề biến đổi khí hậu của thế giới đang diễn ra hết sức phức tạp, ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống của con ngƣời. Các quốc gia từ lâu đã rất quan tâm đến chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu. Chính sách ứng phó với BĐKH: là
tập hợp các biện pháp ứng phó được thể chế hóa, bao gồm mục tiêu, giải pháp và cơng cụ chính sách của Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu ưu tiên thích ứng với tác động bất lợi và giảm nhẹ các ảnh hưởng của BĐKH, đồng thời tận dụng các cơ hội có lợi do BĐKH mang lại (Hà Huy Ngọc, 2020).
Ở Việt Nam, chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu đƣợc thể hiện xuyên suốt trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020. Sắp tới, đây cũng chính là một ƣu tiên trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2025 của Việt Nam, góp phần cụ thể hóa mục tiêu thứ 13 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc đến năm 2030, nhằm giải quyết vấn đề BĐKH của quốc gia. Chính sách ứng phó với BĐKH đƣợc thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc về ứng phó với BĐKH.
Thực thi chính sách ứng phó với BĐKH: là q trình mà Nhà nước đưa
chính sách vào thực tiễn ứng phó với BĐKH thơng qua việc ban hành và tổ chức thực thi các văn bản, chương trình, đề án, dự án về BĐKH nhằm hiện thực hóa mục tiêu ưu tiên thích ứng với tác động bất lợi và giảm nhẹ các ảnh hưởng của BĐKH, đồng thời tận dụng các cơ hội có lợi do BĐKH mang lại
(Hà Huy Ngọc, 2020).
1.2.2.2. Chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu
Chính sách tài chính là một bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế, là chính sách của Nhà nƣớc trong việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn
lực tài chính nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong từng thời kỳ nhất định.
Chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu là những quyết định, quy định của Nhà nƣớc trong việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính để ứng phó với mục tiêu biến đổi khí hậu của đất nƣớc trong từng thời kỳ nhất định.
Cũng giống nhƣ các chính sách tài chính khác, chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm 3 bộ phận là: chính sách huy động nguồn lực tài chính, chính sách quản lý nguồn lực tài chính và chính sách sử dụng nguồn lực tài chính.
Chính sách tài chính huy động nguồn lực tài chính là tổng thể các quyết định của Nhà nƣớc và các cấp nhằm chuyển các nguồn lực tài chính từ dạng tiềm năng thành các quỹ tiền tệ để thực hiện các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc huy động nguồn lực tài chính cho biến đổi đổi khí hậu là vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh khan hiếm nguồn lực. Huy động phải tuân thủ theo các cơ chế thị trƣờng, quan hệ cung cầu, với các yêu cầu là: (i) về thời gian, phải đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để hạn chế các vấn đề phát sinh do thiếu vốn; (ii) về kinh tế: chi phí chấp nhận đƣợc và có tính cạnh tranh; (iii) về tính pháp lý: các cách thức huy động vốn phải phù hợp với khuôn khổ pháp luật.
Chính sách quản lý nguồn lực tài chính là các thể chế, thiết chế đƣợc cụ thể hoá thành các quyết định của Nhà nƣớc, của các cấp, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu trong từng thời kỳ nhất định. Nội dung của quản lý nguồn lực tài chính bao gồm: xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng nguồn lực tài chính; lập kế hoạch phân bổ tài chính; tổ chức triển khai phân bổ nguồn lực tài chính; kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính.
Chính sách sử dụng nguồn lực tài chính là việc phân bổ các nguồn tài chính huy động đƣợc để đạt đƣợc các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhƣ vậy, chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu là một chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu. Cũng nhƣ nhiều chính sách khác, chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm nhiều nội dung, nhiều chính sách nhỏ, địi hỏi có sự phối hợp của giữa các bộ, ngành, địa phƣơng trong việc hoạch định, thực thi chính sách.
1.2.2.3. Thực thi chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu
Thực thi chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu chính là q trình đƣa chính sách vào thực tiễn, thơng qua các hoạt động huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính ứng phó với BĐKH theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm đạt đƣợc mục tiêu ứng phó BĐKH trong một thời kỳ nhất định.
Việc thực thi chính sách tài chính ứng phó với BĐKH thƣờng đƣợc thực hiện trong một khoảng thời gian tƣơng đối dài, tuỳ thuộc vào vị trí, chức năng, quyền hạn, khả năng của cơ quan nhà nƣớc mà có thể cụ thể hố chính sách thành các chƣơng trình, dự án để triển khai trong thực tế trong một không gian, khoảng thời gian cụ thể, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra về giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH.
Thực thi chính sách tài chính là chính là điều kiện cần thiết để hiện thực hóa mục tiêu mà chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu đặt ra. Trong q trình thực hiện, các cơ quan có thẩm quyền phải đề ra các chƣơng trình, đề án, các văn bản cũng nhƣ tiến hành các hoạt động để thực hiện các các chƣơng trình, đề án đó. Thực thi chính sách tài chính ứng phó với BĐKH cung cấp các luận cứ để kiểm nghiệm sự đúng đắn của chính sách đó trong thực tiễn, từ đó giúp cho chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng hoàn thiện hơn.