1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
1.3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Luận văn đã tiến hành thu thập các thông tin nhƣ:
- Thu thập thơng tin và phân tích kinh nghiệm thực hiện chính sách tài chính ứng phó với BĐKH của một số quốc gia, lãnh thổ có điều kiện tƣơng đồng với Việt Nam và rút ra bài học cho Cần Thơ.
- Thu thập các văn bản chính sách tài chính BĐKH từ các cơ quan ban hành cơ chế chính sách liên quan đến ứng phó với BĐKH: Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thu thập thông tin, số liệu thống kê, báo cáo của các sở, ban, ngành tại thành phố Cần Thơ trong quá trình khảo sát.
- Đồng thời, nghiên cứu sẽ thừa kế các kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu trƣớc đây đã cơng bố có nội dung liên quan.
1.3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Luận văn sẽ lựa chọn các sở/ngành trong Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch ứng phó cấp tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, và thành phố Cần Thơ để khảo sát.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu 2 cán bộ tại Văn phịng cơng tác biến khí hậu thành phố Cần Thơ, ngƣời trực tiếp tham mƣu, ban hành và thực hiện chính sách tài chính ứng phó với BĐKH tại Cần Thơ để thu thập thơng tin, số liệu về quy trình lập kế hoạch, phối hợp thực hiện, huy động và phân bổ.
1.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
1.3.2.1 Phương pháp so sánh
Mục đích của phƣơng pháp này là để so sánh số liệu về tình hình thực thi chính sách ứng phó BĐKH của Cần Thơ và các tỉnh vùng đồng bằng sông
1.3.2.2. Phương pháp đánh giá chính sách tài chính
Bao gồm các hoạt động: (i) Phân tích và đánh giá các điểm bất hợp lý, hiệu quả và tính khả thi của các chính sách tài chính nhằm đạt đu ợc các mục tiêu đề ra; (ii) Đánh giá và phân tích ảnh hu ởng (tác động) của chính sách tài chính; (iii) Đu a ra các khuyến nghị và đề xuất các lựa chọn nhằm đạt đu ợc mục tiêu đã đề ra.
Đề tài sẽ rà sốt các chính sách tài chính liên quan đến ứng phó với BĐKH ở trung ƣơng và địa phƣơng, từ đó xác định những bất cập, thiếu hụt của chính sách.
1.3.2.3. Phương pháp phân tích SWOT
Phƣơng pháp này để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thành phố Cần Thơ làm căn cứ đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tài chính ứng phó BĐKH tại đây.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1 Diễn biến của BĐKH tại thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm của ĐBSCL, mặc dù có nhiều lợi thế về điều kiện địa lý và tài nguyên thiên nhiên, nhƣng Cần Thơ đã và đang phải đối mặt với tác động của BĐKH và tai biến thiên nhiên. Những biểu hiện của BĐKH và tai biến thiên nhiên ở Cần Thơ bao gồm: nhiệt độ khơng khí tăng; lƣợng mƣa giảm; mức độ ngập lụt và hạn hán, xâm nhập mặn tăng; giơng lốc và bão, ngập do thủy triều; xói lở bờ sơng.
2.1.1. Hạn hán và xâm nhập mặn
Hạn hán và xâm nhập mặn thƣờng xảy ra vào mùa khơ, trong đó hạn hán nặng ở vùng thƣợng nguồn (Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt) và xâm nhập mặn nặng ở vùng thấp (Vĩnh Thạnh, Cái Răng). Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu hụt nguồn nƣớc từ thƣợng nguồn đổ về, lƣợng dòng chảy thiếu hụt, mực nƣớc xuống thấp, nhiệt độ cao, nắng nóng, lƣợng mƣa ít (đặc biệt trong những năm có ảnh hƣởng của hiện tƣợng El Nino) và mực nƣớc biển dâng.
Những năm gần đây, xâm nhập mặn đã ảnh hƣởng nguồn nƣớc trên sông của thành phố Cần Thơ theo các tuyến: sông Hậu - Cảng Cái Cui; tuyến kênh Cái Sắn giáp Vĩnh Thạnh - thành phố Cần Thơ với Tân Hiệp -tỉnh Kiên Giang và tuyến kênh Xáng Xà No, huyện Phong Điền. Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, từ năm 2010 đến nay xâm nhập mặn đến sớm hơn từ 1 đến 1,5 tháng so với trƣớc đây và khả năng kéo dài hơn. Năm 2016 là đỉnh điểm của hạn hán - nhiễm mặn ở ĐBSCL, trong đó trên 26.000 ha lúa hè thu năm 2016 của thành phố Cần Thơ bị ảnh hƣởng bởi hạn hán, thiếu nƣớc (Hà Triều, 2016).
Hạn hán đƣợc cho là ngày càng khắc nghiệt hơn, nhất là vào các năm có El Nino xuất hiện. Xâm nhập mặn cũng ngày càng trầm trọng hơn là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân nhƣ BĐKH và mực nƣớc biển dâng, sự giảm
dịng chảy sơng Mê Kông do tác động của các đập thuỷ điện đầu nguồn, thiếu hụt mƣa mùa khô, gia tăng bốc hơi và sự cộng hƣởng của các đợt triều cƣờng cũng nhƣ hoạt động mạnh của gió mùa.
2.1.2. Ngập lụt
Ngập lụt thƣờng xảy ra vào các tháng 8, 9, 10 âm lịch do chế độ dòng chảy của hệ thống sông Mê Kông, thủy triều biển Đông, mƣa tại chỗ, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị và trong lƣu vực. Trong đó, chế độ dịng chảy thƣợng nguồn sông Mê Kơng và chế độ triều biển Đơng có trọng số lớn nhất đối với những trận lũ lịch sử, còn ngập lụt thƣờng xuyên tại Cần Thơ chủ yếu do triều cƣờng, mƣa tại chỗ và hệ thống cơ sở hạ tầng chƣa phù hợp. Vùng bị ảnh hƣởng nặng của thủy triều, bao gồm vùng gần sông Hậu của các quận Thốt Nốt, Bình Thủy, Ninh Kiều và Cái Răng. Hiện nay, quy mô ngập lụt ở Cần Thơ tƣơng đối rộng: vùng ngập sâu hơn 100 cm, có diện tích từ 9.700 - 35.600 ha; khu vực ngập trung bình 50 - 100 cm có diện tích khoảng 87.800 - 88.400 ha. Khu vực bị ngập sâu bao gồm Bắc Cái Sắn, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và một phần của huyện Cờ Đỏ, quận Ơ Mơn và nhiều khu vực nội đơ thành phố . Năm 2011 thành phố Cần Thơ xuất hiện một đợt lũ lớn đứng thứ hai trong lịch sử lũ lụt của thành phố, mực nƣớc dâng cao đến 2,15 m, trên mức báo động III 0,25 m . Đỉnh lũ gần nhất năm 2019 theo Đài Khí tƣợng thủy văn khu vực Nam Bộ tại trạm Cần Thơ trong ngày 29/9 là 2,14 m, trên mức báo động III là 0,24 m. Những năm gần đây, ở ĐBSCLlũ lớn chủ yếu diễn ra trong tháng 10 và tháng 11. Diện tích ngập các năm sau lớn hơn các năm trƣớc. Với những nguyên nhân gây ngập lụt kể trên, BĐKH và mực nƣớc biển dâng sẽ gia tăng tai biến ngập lụt ở Cần Thơ và ĐBSCL.
2.1.3. Giơng, lốc xốy
Theo các cơ quan khí tƣợng chuyên ngành tỷ lệ bão và áp thấp nhiệt đới thổi vào ĐBSCL gia tăng trong những năm gần đây, từ mức 0,75% trong
100 năm trƣớc đây, tăng lên 2,85% trong 50 năm gần đây. Vấn đề bão đang gia tăng tại địa phƣơng cả về tần số và cƣờng độ do tác động của BĐKH là mối đe dọa lớn đối với thành phố Cần Thơ.
2.1.4. Xói lở bờ sơng
Xói lở bờ sơng ở thành phố Cần Thơ phát triển tƣơng đối mạnh. Toàn thành phố ghi nhận đƣợc 38 điểm bờ sông sạt lở vào năm 2010, phân tán tại các quận, huyện trên bờ Sông Hậu, Cái Răng, Rạch Trà Nóc, Ơ Mơn, Thốt Nốt. Cho đến nay, chỉ tính riêng quận Ơ Mơn đã có trên 36 điểm xói lở, với tổng chiều dài 4.073 m. Trong năm 2019, đến ngày 20 tháng 6 ở thành phố Cần Thơ xảy ra 14 vụ sạt lở tại 6 quận, huyện là Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Ơ Mơn, Bình Thủy, Cái Răng và Phong Điền, tổng chiều dài các điểm sạt lở là hơn 306 m .Ở Cần Thơ khơng chỉ có xói lở bờ sơng, mà cịn xói sâu lịng sơng, làm thay đổi liên tục đáy xâm thực cơ sở, tạo nên những điều kiện thuận lợi cho phát triển xói lở bờ.
Điều kiện và nguyên nhân chủ yếu gây xói lở bờ sơng ở Cần Thơ, bao gồm các nhóm: đặc điểm cấu trúc địa hình - địa chất bờ và lịng dẫn; đặc điểm thủy văn - hải văn; đặc điểm hoạt động kinh tế - xây dựng của con ngƣời. Phân tích các yếu tố trong các nhóm nguyên nhân và điều kiện kể trên cho thấy chế độ dòng chảy thay đổi, suy giảm lƣu lƣợng dòng chảy và tải lƣợng phù sa, bùn cát do hoạt động của hệ thống thủy điện ở thƣợng nguồn, các hoạt động khai thác khối lƣợng lớn cát trên sông là những nguyên nhân cơ bản, quan trọng nhất gây xói lở bờ. BĐKH và mực nƣớc biển dâng có vai trị gia tăng tai biến xói lở bờ sơng ở Cần Thơ và ĐBSCL. Các hoạt động khai thác cát gia tăng, các cơng trình xây dựng hai bên bờ sông ngày càng nhiều, giao thông thủy gia tăng dẫn đến việc thay đổi dịng chảy và gây xói lở.
2.1.5. Lún mặt đất
Sụt lún mặt đất toàn ĐBSCL đã và đang đƣợc rất nhiều đề tài nghiên cứu, nhƣng chƣa có kết quả thuyết phục. Các số liệu quan trắc hiện nay cho thấy tỷ lệ sụt lún trung bình thấp nhất đƣợc tìm thấy đối với các khu vực chƣa
phát triển (~6 - 7 mm/năm), và tỷ lệ cao nhất đối với các thành phố (~18 - 20 mm/năm). Tại Cần Thơ q trình đơ thị hóa diễn ra tƣơng đối mạnh với sự phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật, giao thông,… làm phát sinh nhiều loại tải trọng (theo bản chất vật lý) nhƣ: tải trọng tĩnh, tải trọng động, các tác động hóa học - sinh học,... tác động xuống nền đất yếu, phát sinh nhiều quá trình và hiện tƣợng địa chất, trong đó phổ biến nhất là lún mặt đất và cơng trình tại các khu vực có mật độ xây dựng cao, tải trọng lớn. Khai thác nƣớc ngầm phục vụ cấp nƣớc đô thị ở Cần Thơ cũng là nguyên nhân gây lún cục bộ mặt đất. Do vậy, đơ thị hóa, phát triển hạ tầng đơ thị và khai thác nƣớc ngầm là những nguyên nhân gây lún mặt đất cục bộ, gia tăng quá trình sụt lún chung của ĐBSCL.
2.2. Những ảnh hƣởng của BĐKH đến thành phố Cần Thơ
BĐKH và tai biến thiên nhiên đã tạo nên nhiều tác động tiêu cực, đe dọa phát triển bền vững (PTBV) của thành phố Cần Thơ, cụ thể là:
2.2.1. Ảnh hưởng đến tài nguyên nước
Dƣới tác động của BĐKH và các hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời tại thƣợng nguồn sông Mê Kông và nội vùng ĐBSCL mà tài nguyên nƣớc ở đây có hai xu hƣớng ngƣợc nhau: thiếu nƣớc vào mùa khô và ngập nƣớc vào mùa mƣa và triều cƣờng. Những năm gần đây, hầu hết dòng chảy hệ thống sơng trong lãnh thổ Việt Nam đều có xu hƣớng giảm từ 3% đến 10% (IMHEN và UNDP, 2015). Theo ƣớc tính do BĐKH, nhiệt độ tại thành phố Cần Thơ có thể tăng khoảng 3,0ºC so với thời kỳ cơ sở (1986 - 2005), lƣợng mƣa trung bình năm đã giảm khoảng 200 mm (Văn phịng Cơng tác Biến đổi khí hậu thành phố Cần Thơ, 2017), lƣợng mƣa các tháng cuối mùa khơ có thể giảm 25 - 30%, cộng thêm việc lƣu lƣợng và mực nƣớc sơng Hậu đƣợc dự đốn tiếp tục giảm vào mùa khô do xây dựng các nhà máy thủy điện tại thƣợng nguồn sông Mê Kông. Nhƣ vậy trong tƣơng lai, thành phố Cần Thơ có thể phải đối mặt với tình trạng hạn hán, thiếu nƣớc ngọt trầm trọng hơn so với
hiện nay vào mùa khô. Kết quả nghiên cứu hạn hán ở ĐBSCL của Trƣờng Đại học Cần Thơ chỉ ra rằng, thành phố Cần Thơ là khu vực bị hạn nặng nhất tại ĐBSCL theo chu kỳ hạn 6 tháng (dựa trên dữ liệu lịch sử từ năm 1980 đến 2012). Tần suất xuất hiện hạn tại thành phố Cần Thơ là 22,05% (Trần Văn Tỷ và cộng sự, 2015).
Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ nguồn nƣớc, nhƣng do tình trạng hạn hán vào mùa khô, sự khai thác nƣớc ngầm của ngƣời dân, dẫn đến nguồn nƣớc ngầm ở thành phố Cần Thơ đang bị sụt giảm và ô nhiễm. Theo thông báo Quốc gia lần thứ 2 của Việt Nam cho Cơng ƣớc khung của Liên Hợp Quốc thì BĐKH có thể suy giảm đáng kể mực nƣớc ngầm, đặc biệt sau giai đoạn 2020. Tại ĐBSCL bao gồm cả thành phố Cần Thơ, nếu lƣợng dòng chảy các con sơng chính giảm khoảng 10% vào mùa khơ thì mực nƣớc ngầm có thể hạ thấp khoảng 11m so với hiện tại (IMHEN và UNDP, 2015).
Vào mùa mƣa từ tháng 8 đến 11 hằng năm, thành phố Cần Thơ thƣờng xuyên bị ngập do triều cƣờng và mƣa lớn với độ sâu phổ biến từ 0,3 m đến 1,5m. Dự báo trong tƣơng lai, mức độ ngập lụt sẽ ngày càng nghiêm trọng. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hƣởng đến mục tiêu bảo vệ nguồn nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng của thành phố.
2.1.2 Tác động đến sản xuất nông nghiệp
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, năm 2019 diện tích sản xuất lúa tại Cần Thơ đạt hơn 80 nghìn ha. Hằng năm, sản xuất 2 đến 3 vụ lúa tùy khu vực, 2 vụ chính là Đơng Xn, Hè Thu. Năng suất bình quân cả năm đạt hơn 5,8 tấn/ha, sản lƣợng đạt trên 1,4 triệu tấn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, 2019). Vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu đang chịu các tác động chính do sự thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa, tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán làm giảm năng xuất lúa, trong khi vụ Thu Đơng bị tác động chính bởi tình trạng ngập úng kéo dài do mƣa lũ
và triều cƣờng. Các dự án đập thủy điện ở dịng chính sơng Mê Kông và các sông nhánh làm giảm lƣợng lớn phù sa xuống vùng đồng bằng hạ lƣu làm cho đất đai ở hạ lƣu nghèo chất dinh dƣỡng, giảm độ phì nhiêu, thối hóa, dẫn đến làm giảm năng suất ngành nông nghiệp. Theo dự báo về sản lƣợng lúa đến năm 2050 tại thành phố Cần Thơ, năng suất lúa trong tƣơng lai cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu đều bị giảm sút do tác động của BĐKH. Cụ thể, so với năm 2010, sản lƣợng lúa vụ Đông Xuân năm 2050 sẽ giảm 15,83%, sản lƣợng lúa vụ Hè Thu sẽ giảm 13,83%. Tình trạng mƣa lũ và triều cƣờng ngày càng diễn biến phức tạp vào mùa mƣa, do vậy sản lƣợng lúa vụ Thu Đông cũng đƣợc dự báo là tiếp tục giảm.
2.1.3. Tác động đến nuôi trồng thủy sản
Năm 2020, thành phố Cần Thơ có 8.200 ha đất ni trồng thủy sản. Trong đó, diện tích ni cá nƣớc ngọt chiếm phần lớn, khoảng 98%. Hiện nay tại Cần Thơ có 5 mơ hình ni thủy sản chủ yếu là ni cá ao, thâm canh cá tra, nuôi cá ruộng, nuôi tôm càng xanh, và nuôi lồng bè. Ở tất cả các mơ hình, thời gian ni tập trung vào mùa mƣa, thời điểm có nhiều biến động về thời tiết nhƣ mƣa bão, lũ lụt, và triều cƣờng. BĐKH và các hiện tƣợng thiên tai cực đoan sẽ gây ra rủi ro lớn đối với nghề nuôi trồng thủy sản, nhƣ: nhiệt độ tăng gây sốc nhiệt, gia tăng bệnh tật và tăng trƣởng chậm các loài thủy sản; lƣợng mƣa lớn làm giảm nồng độ pH trong nƣớc, cá bỏ ăn và mẫn cảm với các ký sinh trùng và nấm, cá bị thất thốt ra các sơng và kênh rạch do tình trạng ngập úng vào mùa mƣa. Nghiên cứu về tác động của mƣa lũ, triều cƣờng, và nƣớc biển dâng tại thành phố Cần Thơ chỉ ra rằng, diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản của thành phố có thể bị ngập vào năm 2030 là 647 ha (Trần Văn Tỷ, Đặng Thị Thu Hoài, Huỳnh Vƣơng Thu Minh, 2015).
2.1.4. Tác động đến dân cư và cơ sở hạ tầng
Vào mùa mƣa lũ, nhiều nhà cửa và cơ sở sản xuất, các tuyến đƣờng bị ngập lụt, gây hƣ hại, ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân.
Vào mùa khơ, tình trạng hạn hán kéo dài gây thiếu hụt nguồn nƣớc, nƣớc ngầm sụt giảm, chi phí khai thác và xử lý nƣớc của các nhà máy nƣớc của thành phố tăng lên. Nhà máy điện phải gia tăng công suất hoạt động đáp ứng