Việt Nam
2.3.1. Huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH
Là quốc gia chịu ảnh hƣởng lớn của BĐKH, Chính phủ Việt Nam ln quan tâm đến công tác ứng phó với BĐKH. Hiện nay, các nguồn tài chính ứng phó với BĐKH tại Việt Nam đƣợc huy động từ các nguồn sau:
- Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nƣớc: Mặc dù, áp dụng chính sách tài khố thắt chặt, Chính phủ vẫn bố trí nguồn NSNN cho ứng phó với BĐKH nhƣng nguồn kinh phí này cịn hạn chế, chƣa giải quyết đƣợc những thách thức của BĐKH. Trong giai đoạn 2010 - 2013, Việt Nam ƣớc tính chi cho ứng phó với BĐKH là 0,1% GDP. Theo số liệu của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2016 - 2018, NSNN đã chi 41.270 tỷ đồng cho ứng phó với BĐKH.
- Nguồn tài chính từ vốn vay ƣu đãi và khai thác nguồn hỗ trợ khơng hồn lại từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nƣớc cho ứng phó với BĐKH.
Nguồn vốn ODA ln chiếm tỷ trọng lớn, góp phần quan trọng hỗ trợ Việt Nam ứng phó với BĐKH. Giai đoạn từ năm 2010 - 2017, tổng số dự
án/chƣơng trình thuộc lĩnh vực mơi trƣờng, hoặc có các mục tiêu liên quan đến ứng phó với BĐKH sử dụng vốn vay ODA, vay ƣu đãi nƣớc ngoài là 89 chƣơng trình/dự án với tổng trị giá khoảng 7,468 tỷ USD (chiếm 15% tổng số vốn vay ODA và vay ƣu đãi đã ký kết giai đoạn 2010-2017). Trong đó, tổng vốn huy động theo phƣơng thức hỗ trợ ngân sách là 1,288 tỷ USD; trong giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn ODA và vay ƣu đãi đã huy động đƣợc cho Chƣơng trình ứng phó với BĐKH là khoảng 8.600 tỷ đồng (cịn thiếu khoảng 6.400 tỷ đồng).
- Nguồn tài chính huy động thơng qua sự đóng góp của các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cho ứng phó với BĐKH.
Việt Nam đã ban hành, áp dụng một số chính sách thuế liên quan đến bảo vệ môi trƣờng nhƣ: áp thuế bảo vệ môi trƣờng đối với các hàng hoá khi sử dụng tác động xấu tới môi trƣờng (xăng dầu, than đá, túi nilon...); miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhƣợng chứng chỉ giảm phát thải; áp dụng thuế suất 10% đối với thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa lĩnh vực mơi trƣờng, ƣu đãi thuế cho các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng xanh…
Có thể thấy, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp huy động tài chính cho ứng phó với BĐKH thơng qua nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc và công cụ thuế. Tuy nhiên, những tác động của BĐKH vẫn đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, làm tổn thất khoảng 2 - 4% GDP mỗi năm, đến năm 2050 có thể lên đến trên 6,5%. Nếu theo Báo cáo Stern 2006 (Báo cáo của Chính phủ Anh về BĐKH) đƣa ra là tối thiểu một quốc gia phải đầu tƣ 0,5% GDP để ứng phó với BĐKH, thì nhu cầu vốn giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam cho ứng phó BĐKH là khoảng 5,86 tỷ USD. So với nhu cầu dự báo mà Stern đƣa ra, thì nguồn vốn từ NSNN mới đáp ứng gần 50% nhu cầu tài chính cho ứng phó BĐKH. Vì vậy, để bảo đảm nguồn tài chính bền vững chủ động ứng phó với BĐKH, Việt Nam cần có chiến lƣợc huy động đƣợc nhiều
hơn nữa sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế cho BĐKH; tạo ra các nguồn tài chính mới cho ứng phó BĐKH, nhƣ các loại thuế đánh vào chi phí cácbon; bán đấu giá các đơn vị phát thải đƣợc phân bổ, tăng quy mô và hiệu quả của các thị trƣờng cácbon; tạo ra các khuyến khích tài chính cho giảm phát thải khí nhà kính từ nỗ lực giảm mất rừng và suy thối rừng (REDD). Bên cạnh đó, cần phải có các biện pháp huy động nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp tƣ nhân, thơng qua khuyến khích đầu tƣ vào các lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, khu vực tƣ nhân chiếm khoảng 60% đầu tƣ toàn cầu liên quan đến khí hậu. Chính vì thế, khi hỗ trợ Việt Nam xây dựng khung huy động nguồn lực cho BĐKH, các đối tác quốc tế nhấn mạnh đến việc cung cấp các cơng cụ tài chính và trợ cấp đầu tƣ xanh cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào các lĩnh vực giảm phát thải, bảo vệ mơi trƣờng thích ứng với BĐKH. Trong đó, vốn của Nhà nƣớc và ODA sẽ đƣợc dùng nhƣ chất xúc tác để thúc đẩy đầu tƣ tƣ nhân ứng phó BĐKH. Thực tế thời gian qua, Việt Nam chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của các doanh nghiệp tƣ nhân vào lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ mơi trƣờng.
2.3.2. Phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH
Tại Việt Nam, các nguồn tài chính cho ứng phó với BĐKH ở Việt Nam phần lớn là các nguồn vốn vay nƣớc ngồi, ngồi ra có một phần là nguồn viện trợ khơng hồn lại. Hình thức tài trợ chủ yếu là tài trợ theo dự án và hỗ trợ ngân sách trực tiếp. Trong đó, số vốn tài trợ qua hỗ trợ ngân sách trực tiếp là không nhiều so với vốn tài trợ nƣớc ngoài qua dự án nhƣ: trồng rừng, bảo vệ rừng, thủy lợi, đê điều…
Theo cơ chế tài chính đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 8981/VPCP-QHQT ngày 10/12/2010 thì các nguồn vốn ODA tài trợ theo Chƣơng trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (Support program to Respond to Climate Change SP-RCC) sẽ đƣợc hòa vào ngân sách nhà nƣớc và đƣợc bố trí, sử dụng theo ngun tắc: Bố trí cho Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; Bố trí cho các dự án đầu tƣ theo Chƣơng trình SP - RCC; Cân đối ngân sách chung. Theo đó, trong giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn ODA huy động đƣợc từ Chƣơng trình SP-RCC đã đƣợc phân bổ cho Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH 1.300 tỷ đồng (4,8%); 28 cơng trình thích ứng BĐKH và 41 dự án trồng rừng theo Chƣơng trình SP-RCC: 4.100 tỷ đồng (15,2%); cịn lại 21.600 tỷ đồng (80%) đƣợc cân đối ngân sách chung để phân bổ cho các cơng trình liên quan hay góp phần gián tiếp ứng phó với BĐKH, bảo đảm an tồn tính mạng và tài sản của nhân dân nhƣ: cơng trình giao thơng vận tải, thủy lợi, lâm sinh… tại các khu vực chịu ảnh hƣởng nặng nề của BĐKH. Nhƣ vậy, việc sử dụng nguồn ODA này gián tiếp thực hiện các mục tiêu ứng phó với BĐKH và phù hợp tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc ta trong giai đoạn 2011-2015.
Giai đoạn 2016-2020, kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 đã phân bổ cho các địa phƣơng thực hiện các dự án chuyển tiếp là 4.478,21 tỷ đồng (bằng 30% tổng mức vốn của chƣơng trình), trong đó: Năm 2016 là 1.000 tỷ đồng,
năm 2017 là 1.160,388 tỷ đồng, năm 2018 là 1.405,643 tỷ đồng. Đối với dự án khởi công mới: Số vốn dự kiến phân bổ cho 75 dự án khởi công mới là 10.521,797 tỷ đồng đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt danh mục ƣu tiên đầu tƣ (tại văn bản số 730/TTg-NN ngày 26/5/2017).
Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn chƣơng trình thực hiện theo quy định của Luật Đầu tƣ công, Luật Ngân sách nhà nƣớc, Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tƣ phát triển nguồn ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hƣớng dẫn liên quan.
2.3.3. Cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát nguồn lực tài chính
Hiện nay, Việt Nam đang triển khai các chƣơng trình ứng phó với BĐKH chủ đạo là: (i) Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; (ii) Chƣơng trình khoa học cơng nghệ phục vụ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; (iii) Chƣơng trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH; và (iv) Chƣơng trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trƣởng xanh giai đoạn 2016-2020. Mỗi một chƣơng trình lại có một cơ chế quản lý tài chính tƣơng ứng, phù hợp.
Đối với vốn tài trợ theo dự án, mục đích, nội dung sử dụng vốn, phƣơng thức giải ngân theo quy định của Thông tƣ số 218/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính đối với các chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ƣu đãi nƣớc ngoài của các nhà tài trợ.
Đối với vốn hỗ trợ ngân sách trực tiếp, nguồn vốn giải ngân từ các nhà tài trợ sẽ đƣợc hòa vào NSNN, sử dụng hệ thống ngân sách để bố trí cho các nhiệm vụ chi, trong đó có nhiệm vụ chi cho BĐKH đƣợc Quốc hội phê duyệt hàng năm.
Đối với phần vốn phân bổ cho các bộ, ngành, địa phƣơng thực hiện nhiệm vụ ứng phó với BĐKH (thích ứng, giảm thiểu), sử dụng quy trình quản lý theo quy định của Luật Đầu tƣ, Luật Ngân sách Nhà nƣớc.
Đối với vốn bố trí riêng theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (Chƣơng trình SP-RCC), thực hiện theo quy định tại Thông tƣ liên tịch Số 03/2013/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 05/3/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính hƣớng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn Chƣơng trình SP-RCC, theo đó cơ chế quản lý nguồn vốn của Chƣơng trình SP-RCC đƣợc thực hiện nhƣ sau: (i) Cơ cấu vốn thực hiện dự án thuộc Chƣơng trình SP-RCC; (ii) Lập, thẩm định, phê duyệt danh mục dự án thuộc chƣơng trình SP-RCC; (iii) Xây dựng và phân bổ kế hoạch, quản lý sử dụng và quyết toán vốn; (iv) Báo cáo, kiểm tra và kiểm tốn.
Đối với Chƣơng trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trƣởng xanh giai đoạn 2016-2020, cơ chế quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nƣớc và nguồn huy động hợp pháp khác thực hiện Chƣơng trình đƣợc thực hiện theo Thông tƣ số 70/2018/TT-BTC, ban hành ngày 8/8/2018. Theo đó, việc lập, phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí Chƣơng trình thực hiện theo quy định của Luật NSNN năm 2015, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN.