Bảng xác định năng lực cốt lõi của Tổng công ty Du lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của tổng công ty du lịch hà nội giai đoạn 2021 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 62)

Các yếu tố Đáng giá Hiếm Khó bắt

chƣớc

Không thể thay thế

Cơ sở vật chất X

Vị trí kinh doanh X X X X

Thương hiệu Công ty X

Mối quan hệ X X

Văn hố Cơng ty X X X X

Nguồn nhân lực có kinh nghiệm X X

Nguồn tài chính X

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Trên cơ sở phân tích có thể xác định được năng lực cốt lõi của Tổng cơng ty đó là:

- Thứ nhất, văn hố kinh doanh của Tổng cơng ty: năng lực này được

thực hiện xuyên suốt từ khi Tổng công ty mới thành lập cho đến nay. Xây dựng văn hoá kinh doanh trước hết cần xây dựng mối quan hệ cơng tác của hệ thống chính trị tại Tổng cơng ty và trong các tập thể Đảng uỷ, an điều hành, các đoàn thể cơng đồn, đồn thanh niên. Đây là nền tảng cơ bản để lãnh đạo, tổ chức xây dựng văn hố kinh doanh ở Tổng cơng ty. Xây dựng văn hoá giao tiếp, nhất là nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công nhân viên và

nghiên cứu các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, văn hoá các vùng miền ở nước ta để phục vụ tốt kinh doanh. Xây dựng văn hoá kinh doanh trên cơ sở phải biết chắt chiu, kế thừa và phát huy truyền thống, các lợi thế cạnh tranh của Tổng công ty mà các thế hệ trước đã xây dựng, đồng thời mỗi cán bộ, công nhân viên phải thực sự đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức với vai trò vừa là người chủ, vừa là người lao động để xây dựng Tổng công ty, sẵn sàng tiếp thu văn hố mới để tự mình nâng mình lên để ngang tầm với nhiệm vụ trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhất là tiếp thu và vận dụng các tiến bộ trong quản trị kinh doanh. ên cạnh đó, xây dựng văn hoá kinh doanh là phải thực hiện tốt việc tiết kiệm vật chất và thời gian để hạ giá thành các dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh, tăng thu nhập của người lao động.

- Thứ hai, vị trí kinh doanh của Tổng cơng ty: Tổng cơng ty sở hữu một vị trí kinh doanh khá thuận lợi, toạ lạc ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Với vị trí này, Tổng cơng ty có thể tạo rào cản rất lớn đối với những Công ty khác muốn gia nhập vào ngành, các đối thủ cạnh tranh trong ngành cũng không dễ dàng bắt chước được. Do đó, có thể xem vị trí kinh doanh của Tổng công ty như một tài sản quý báu mà Tổng công ty sở hữu được và cần phải phát huy thế mạnh này trong kinh doanh.

3.4. Đánh giá môi trƣờng kinh doanh của Tổng công ty Du lịch Hà Nội

Để tổng hợp các yếu tố của môi trường kinh doanh nêu trên, tác giả đã sử dụng các cơng cụ phân tích là các ma trận EFE, IFE và dùng phương pháp chuyên gia để đánh giá cho điểm. Các chuyên gia được lựa chọn là các cán bộ quản lý tại Tổng công ty Du lịch Hà Nội. Kết quả thu được như sau:

3.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố mơi trường bên ngồi (EFE) của Tổng Công ty Du lịch Hà Nội Công ty Du lịch Hà Nội

Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, tác giả xác định 10 yếu tố mơi trường bên ngồi có ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của Tổng công ty như sau:

- Chính sách của chính phủ: Đảng và Nhà nước xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng cần thúc đẩy phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Vị trí địa lý, giao thơng thuận lợi - Môi trường kinh doanh

- Nhu cầu du lịch

- Sự phát triển của công nghệ

- Các sự kiện, lịch sử, văn hóa của quốc gia

- Khả năng kiểm sốt dịch bệnh Covid – 19 của Chính phủ - Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty du lịch

- Xu hướng chú trọng chất lượng dịch vụ - Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trên cơ sở các yếu tố này, tác giả đã xây dựng được ma trận đánh giá các yếu tố mơi trường bên ngồi (EFE) của Tổng công ty du lịch Hà Nội như sau:

Bảng 3.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

ST T

Các yếu tố mơi trƣờng bên ngồi Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng hội Nguy 1 Chính sách khuyến khích du lịch của Chính phủ 0.11 3 0.33 O1

2 Vị trí địa lý, giao thông thuận lợi 0.12 4 0.48 O2 3 Môi trường kinh doanh thiếu ổn

định

0.08 3 0.24 T1

4 Sự phát triển của công nghệ 0.11 3 0.33 O3

5 Nhu cầu du lịch giảm mạnh 0.10 3 0.3 T2

6 Sự cạnh tranh gay gắt của các

công ty du lịch lớn tại Việt Nam 0.08 2 0.16 T3 7 Xu hướng chú trọng chất lượng

của khách hàng 0.09 3 0.27 T4

8 Khả năng kiểm sốt dịch bệnh

Covid - 19 của Chính phủ 0.12 3 0.36 O4 9 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh 0.11 3 0.33 O5

tế cao

10 Việt Nam có nhiều sự kiện lịch

sử, văn hóa 0.08 4 0.32 O6

Tổng 1 3.12

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Theo ma trận EFE ở trên, chúng ta có thể thấy thì “Vị trí địa lý, giao thơng thuận lợi” và “Khả năng kiểm soát dịch bệnh Covid - 19 của Chính phủ” là hai yếu tố mơi trường bên ngồi quan trọng nhất ảnh hưởng đến Cơng ty, với mức độ quan trọng là 0.12. Tiếp đến là yếu tố “Chính sách khuyến khích du lịch của chính phủ”, “Sự phát triển của công nghệ” và “Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao” với mức độ quan trọng là 0.11. Sự tác động thấp nhất thuộc về “Môi trường kinh doanh thiếu ổn định”, “Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty du lịch lớn tại Việt Nam” và “Việt Nam có nhiều sự kiện lịch sử, văn hoá” với mức độ quan trọng là 0.8

Tổng điểm quan trọng của Tổng cơng ty là 3.12 (so với mức trung bình là 2,5), điều này cho thấy Tổng cơng ty có phản ứng tương đối tốt trong việc nỗ lực tận dụng cơ hội và né tránh các mối đe dọa từ bên ngoài.

Chỉ số xác định cơ hội, thách thức là 0,312. Do vậy những cơ hội mà công ty nên tận dụng để phát triển là: Chính sách khuyến khích du lịch của Chính phủ, Vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, Sự phát triển của công nghệ, Khả năng kiểm sốt dịch bệnh Covid – 19 của Chính phủ, Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế và Việt Nam có nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa.

ên cạnh đó, những thách thức mà Tổng cơng ty phải đối mặt là: Môi trường kinh doanh thiếu ổn định, Nhu cầu du lịch giảm mạnh, Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty du lịch lớn tại Việt Nam và Xu hướng chú trọng chất lượng của khách hàng.

3.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ (IFE) của Tổng Công ty Du lịch Hà Nội ty Du lịch Hà Nội

Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, tác giả xác định 11 yếu tố mơi trường nội bộ có ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của Tổng công ty Du lịch Hà Nội như sau:

- Hoạt động quảng cáo, tiếp thị - Cơ sở vật chất

- Cơ cấu tổ chức Tổng cơng ty - Tình hình tài chính

- Khả năng quản trị - Đội ngũ của nhân viên

- Thương hiệu của Tổng công ty - Chất lượng sản phẩm

- Mức giá cạnh tranh - Văn hóa cơng ty - Địa điểm khách sạn

Từ các yếu tố này, tác giả đã xây dựng được ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ (IFE) của Tổng công ty như ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

S T T

Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Điểm mạnh Điểm yếu

1 Hoạt động quảng cáo, tiếp thị tốt 0.09 4 0.36 S1

2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại 0.09 3 0.27 W1 3 Cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu

quả 0.08 3 0.24 W2

4 Tình hình tài chính lành mạnh 0.11 4 0.44 S2

5 Công tác quản trị nhân sự tốt 0.08 3 0.24 W3 6 Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân

thiện 0.09 3 0.27 W4

7 Tạo dựng được uy tín của Tổng cơng ty 0.11 4 0.44 S3

9 Giá cả phù hợp, có tính cạnh tranh cao 0.08 4 0.32 S4 10 Xây dựng được văn hóa của Tổng

cơng ty

0.11 3 0.33 S5

11 Địa điểm các khách sạn của Tổng công

ty thuận lợi 0.08 4 0.32 W6

Tổng số 1 3.47

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Theo ma trận IFE ở bảng 3.5 thì “Tình hình tài chính lành mạnh”, “Tạo dựng được uy tín của Tổng cơng ty” và “Xây dựng được văn hóa của Tổng công ty” là ba yếu tố môi trường nội bộ quan trọng nhất ảnh hưởng đến Hanoitourist, với mức độ quan trọng đều bằng 0,11.

Tổng điểm quan trọng của Tổng công ty là 3.47 (so với mức trung bình là 2,5), điều này cho thấy Tổng công ty có phản ứng ở mức tương đối cao trong việc nỗ lực tận dụng các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu.

Chỉ số xác định điểm mạnh, điểm yếu là 0,31. Như vậy, điểm mạnh của các yếu tố nội bộ của Tổng công ty là: Hoạt động quảng cáo, tiếp thị tốt, Tình hình tài chính lành mạnh, Tạo dựng được uy tín của Tổng cơng ty, Giá cả phù hợp, có tính cạnh tranh cao và Văn hố của Tổng cơng ty.

ên cạnh đó, điểm yếu chỉ ra của Tổng cơng ty là: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, Cơ cấu tổ chức bộ máy, Công tác quản trị nhân sự, Thái độ nhân viên, Chất lượng sản phẩm và Địa điểm các khách sạn của Tổng công ty.

3.5. Xu hƣớng phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian tới

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 147/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”. Chiến lược nêu rõ quan điểm phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Đồng thời, nhấn mạnh phát triển du lịch bền vững và bao trùm trên nền tảng tăng trưởng xanh; chú trọng phát triển du lịch văn hóa; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của

cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển đồng thời du lịch quốc tế và nội địa.

- Mục tiêu đón 50 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, cụ thể:

+ Đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, thuộc nhóm 3 quốc gia dẫn đầu về du lịch trong Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

+ Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 - 80 tỷ USD), tăng trưởng bình qn 13 - 14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 - 14%; tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 - 14%/năm.

+ Về khách du lịch, phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 - 14%/năm và khách nội địa từ 6 - 7%/năm.

+ Đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

+ Tổng thu từ khách du lịch đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 - 17%. Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 - 9%/năm.

+ Về khách du lịch, phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 - 10%/năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm.

- Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đã đề ra 9 giải pháp đồng bộ gồm:

(2) Hồn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch

(3) Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (4) Phát triển nguồn nhân lực du lịch

(5) Phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch (6) Phát triển sản phẩm du lịch

(7) Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch

(8) Ứng dụng khoa học, công nghệ (9) Quản lý nhà nước về du lịch.

- Về nhiệm vụ: Chiến lược đề ra 8 nhiệm vụ, trong đó có 03 trọng tâm cần tập trung xây dựng và triển khai đó là:

(1) quy hoạch phát triển du lịch

(2) chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm.

(3) các chương trình, đề án phát triển du lịch chuyên đề về thị trường, sản phẩm, nguồn nhân lực và xúc tiến quảng bá.

- Huy động nguồn lực để triển khai 05 nhiệm vụ mang tính đột phá gồm:

(1) Về phát triển kết cấu hạ tầng: cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư mới sân bay Long Thành, Chu Lai…nâng cấp, mở rộng sân bay ở các địa bàn trọng điểm và tiềm năng, trước hết tại các sân bay Nội ài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Phú Quốc, Phú ài, Vân Đồn… đầu tư xây dựng một số cảng biển du lịch quốc tế và các tuyến đường bộ kết nối với các khu du lịch quốc gia.

(2) Tạo thuận lợi nhất về thủ tục cấp thị thực cho khách quốc tế, áp dụng chính sách cấp thị thực điện tử với tất cả thị trường khách quốc tế; cải tiến mạnh mẽ quy trình kiểm sốt thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, hải quan bảo

đảm nhanh chóng và tiện lợi nhất cho khách quốc tế đến Việt Nam.

(3) Đầu tư hình thành một số cụm du lịch đồng bộ, chất lượng, có quy mơ lớn, đẳng cấp quốc tế.

(4) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh tăng cường ứng dụng công nghệ xanh, sạch.

(5) Phát triển du lịch cộng đồng, có chính sách hỗ trợ nguồn lực cho người dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng, gắn phát triển du lịch văn hóa với trải nghiệm đời sống cộng đồng, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

3.6. Tiền đề để đề xuất các phƣơng án chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty Du lịch Hà Nội công ty Du lịch Hà Nội

Sở hữu một loạt khách sạn cao cấp 4 và 5 sao hàng đầu Hà Nội, cùng nhiều hãng lữ hành nổi tiếng, hơn 50 năm qua, Tổng công ty Du lịch Hà Nội luôn là “Cánh chim đầu đàn” của Thủ đô và cả nước.

Hanoitourist cũng nhận thức rất rõ vai trò, trách nhiệm là một trong những đơn vị tiên phong của ngành du lịch, có trách nhiệm đi đầu trong việc kết nối để thúc đẩy ngành kinh tế khác của Thủ đô và cả nước cùng phát triển. Thành tích nổi bật nhất của Tổng cơng ty trong thời gian qua là đã xây dựng, phát triển một thương hiệu Hanoitourist uy tín, bền vững và ngày càng vững mạnh, tạo được niềm tin của khách hàng trong và ngoài nước cũng như của các đối tác, các cấp lãnh đạo trung ương và địa phương. Hanoitourist tích cực tham gia và trở thành thành viên chính thức của các hiệp hội và tổ chức du lịch trong và ngoài nước cùng mạng lưới hàng trăm đối tác trong và ngoài

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của tổng công ty du lịch hà nội giai đoạn 2021 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)