Mức chi tiêu cho cước phí điện thoại di động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MOBILE MARKETING Ở QUẬN NINH KIỀU – TP. CẦN THƠ (Trang 47)

Hầu hết những người điều tra có mức chi tiêu trung bình trong một tháng cho cước phí điện thoại di động là từ 100.000 đến 300.000 đồng , tỉ lệ này chiếm tỉ lệ 44.4% số người được hỏi. Mức chi tiêu cao (trên 500.000 đồng) chiếm tỉ lệ thấp nhất (4%) trong khi đó mức chi tiêu thấp nhất (dưới 100.000) lại chiếm tới 41.2%. 10.4% số người có mức chi tiêu khá cao cho điện thoại di động (từ 300.000 đến 500.000 đồng).

Hình 4.3 Chi tiêu của người tiêu dùng cho điện thoại di động trong một tháng Những người có mức chi tiêu cao chủ yếu thuộc nhóm nhân viên văn phòng, những người này có nhu cầu sử dụng cao do tính chất công việc và do họ có mức thu nhập khá cao, họ không cần lo lắng việc chi tiêu và khả thoải mái trong việc sử dụng tiền.

Những người có mức chi tiêu thấp chủ yếu là học sinh/sinh viên và những người về hưu/nội trợ do những người này có nhu cầu sử sụng điện thoại không nhiều. Đa số học sinh/ sinh viên là những người chưa có thu nhập ổn định vì vậy việc chi tiền cho việc sử dụng điện thoại phải được cân nhắc một cách kĩ lưỡng.

4.2.1.3 Số lượng thông tin quảng cáo người tiêu dùng nhận được trong tuần

Bảng 4.2 Số lượng thông tin quảng cáo người tiêu dùng nhận một tuần

Chỉ tiêu Số lượng thông tin quảng cáo được nhận

Số người Phần trăm (%)

Dưới 5 tin nhắn 98 24.7

Từ 5 - 10 tin nhắn 141 35.6

Từ 11 – 15 tin nhắn 79 19.9

Trên 15 tin nhắn 62 15.7

Không có thông tin 16 4.0

Tổng 396 100.0

Hình 4.4 Số lượng thông tin quảng cáo người tiêu dùng nhận được trong tuần Kết quả khảo sát cho thấy có đến 35.6% số người trả lời cho biết họ nhận được từ 5 – 10 thông tin quảng cáo một tuần, chiếm tỉ lệ cao nhất. Có 24.7% số người trả lời rằng họ nhận được dưới 5 thông tin quảng cáomột tuần,

số người nhận được từ 10 – 15 thông tin quảng cáovà trên 15 thông tin quảng cáomột tuầnchiếm tỉ lệ lần lượt là 19.9% và 15.7%.

Qua bảng kết quả chúng ta có thể thấy được số lượng thông tin quảng cáo hiện nay khá dày đặc. Điều này cũng là một điều không thể phủ nhận, hiện nay theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn quốc hiện có là 148,5 triệu, trong đó di động chiếm 93,3% (Nguồn: http://dcs.lacviet.com.vn/). Lượng doanh nghiệp sử dụng Mobile Marketing làm công cụ quảng cáo thương hiệu cũng ngày càng gia tăng. Do đó lượng thông tin quảng cáo qua điện thoại di động nhận mỗi tuần chắc chắn không thể là một số lượng nhỏ (chưa kể tin nhắn rác).

Tuy nhiên, có 4.0% số người không cho biết thông tin về câu hỏi này do cấu trúc của bảng câu hỏi. Từ kết quả khảo sát cho thấy lượng thông tin quảng cáo mà người dân nhận khá cao, điều này là một dấu hiệu tích cực cho việc phát triển hoạt động Mobile Marketing ở Quận Ninh Kiều nói riêng và TP Cần Thơ nói chung.

4.2.2 Thực trạng hoạt động Mobile Marketing

4.2.2.1 Tỉ lệ người nhận được thông tin quảng cáo trong một thánggần đây gần đây

Cùng với sự phát triển vượt bậc về công nghệ, các thiết bị điện thoại di động ngày càng trở nên thông minh và mang lại nhiều tiện ích cho người dùng. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động và hơn cả là điện thoại thông minh tăng nhanh kéo theo việc truy cập Internet ngày càng trở nên nhanh chóng và tiện dụng hơn. Tất cả thổi bùng ngọn lửa mới cho “ Mobile marketing”, làm cho nó dễ dàng tiếp cận đến người tiêu dùng hơn bao giờ hết.

Bảng 4.3 Tỉ lệ người nhận được thông tin quảng cáo trong 1 tháng gần đây

Chỉ tiêu Số người Phần trăm (%)

Có nhận được 380 96.0

Không nhận được 16 4.0

Tổng 396 100.0

Hình 4.5 Tỉ lệ người nhận được thông tin quảng cáo trong 1 tháng gần đây Dựa vào kết quả khảo sát, gần như những đáp viên đều cho biết họ có nhận được thông tin quảng cáo trong 1 tháng gần đây kể từ thời điểm khảo sát trở về trước. Kết quả này cho thấy người dân ở Quận Ninh Kiều đã rất quen thuộc với thông tin quảng cáo và đây cũng chính là cơ sở đánh giá những

người tham gia trả lời phỏng vấn có hiểu biết và kinh nghiệm về nội dung được hỏi, làm nâng cao tính chính xác của dữ liệu được điều tra.

4.2.2.2 Tỉ lệ người đăng kí nhận thông tin quảng cáo trên ĐTDĐ

Mặc dù phần lớn những người được hỏi đều đã từng nhận thông tin quảng cáo, nhưng chỉ có 62 người trong số họ tương ứng với 15.7% đã đăng kí nhận thông tin quảng cáo, 84.3% số người còn lại không đăng kí thông tin quảng cáo.

Bảng 4.4 Tỉ lệ người đăng kí nhận thông tin quảng cáo

Chỉ tiêu Số người Phần trăm (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có đăng kí 62 15.7

Không đăng kí 334 84.3

Tổng 396 100.0

Hình 4.6 Tỉ lệ người đăng kí nhận thông tin quảng cáo

Có người tiêu dùng muốn đăng kí nhận thông tin quảng cáo trên điện thoại di động cũng có người tiêu dùng không đăng kí. Căn cứ vào 324 câu trả lời lấy ý kiến được người tiêu dùng trình bày. Nhóm chúng tôi đã thống kê lại một số lý do lớn mà người tiêu dùng phản ánh. Một vài người tiêu dùng có đưa ra nhiều hơn một lý do.

Bảng 4.5 Những lý do người tiêu dùng thích/ không thích đăng kí nhận thông tin quảng cáo trên điện thoại di động

Chỉ tiêu Số người Phần trăm (%)

Làm phiền 174 51.94

Không thích hình thức

quảng cáo này 19 5.67

Không có nhu cầu,

không cần thiết 36 10.74

Không có thời gian đọc 20 5.97

Biết thêm thông tin 29 8.66

Lý do khác mà người tiêu dùng đăng kí nhận thông tin quảng cáo trên ĐTDĐ

15 4.48

Lý do khác mà người tiêu dùng không

muốnđăng kí nhận thông tin quảng cáo trên ĐTDĐ

Tổng 335 100

Hình 4.7 Những lý do người tiêu dùng thích/ không thích đăng kí nhận thông tin quảng cáo trên điện thoại di động

►Lý do nhiều nhất mà người tiêu dùng không thích nhận thông tin quảng cáo trên điện thoại di động là làm phiền người tiêu dùng, yếu tố này chiếm đến 51.94% hơn phân nửa so với các lý do khác. Trong đó tin nhắn rác là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho người tiêu dùng cảm thấy Mobile Marketing gây phiền nhiễu cho họ.

Đại diện Công ty An ninh mạng Bkav cho biết, năm 2014 có 90% người dùng thường xuyên bị tin nhắn rác làm phiền, trong đó 43% nhận tin rác hàng ngày, gần gấp đôi năm 2013

(Nguồn: http://canthotv.vn/ )

Điều này là một minh chứng rõ ràng cho thực trạng tin nhắn rác ở nước ta hiện nay cũng như quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ nói riêng, tin nhắn rác gây ra sự phiền nhiễu rất lớn đối với người tiêu dùng.

Ngoài ra, còn có những lý do khiến cho người tiêu dùng không đăng kí nhận thông tin quảng cáo trên điện thoại di động đó là họ không thích hình thức quảng cáo này (chiếm 5,67%), người tiêu dùng không có nhu cầu sử dụng (chiếm 10,74%) hoặc là cuộc sống quá mức bận rộn làm họ không có thời gian xem hết các thông tin quảng cáo dài dòng với dòng chữ quá nhỏ trên điện thoại di động (chiếm 5,97%) và còn những lý do khác.

Bảng 4.6 Những lý do khác mà người tiêu dùng không muốn nhận thông tin quảng cáo trên điện thoại di động

Chỉ tiêu Số người Phần trăm (%)

Không đáng tin 12 28.6

Không biết đăng kí 6 14.3

Tốn kém 6 14.3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác 18 42.8

Hình 4.8 Những lý do khác mà người tiêu dùng không muốn nhận thông tin quảng cáo trên điện thoại di động

Ngoài những lý do mà phần đông người tiêu dùng phản ánh, một số người tiêu dùng không tin tưởng những nội dung quảng cáo trên điện thoại di động vì có một số người lợi dụng sự cả tin của người khác để gạt tiền, đưa ra những thông tin sai về sản phẩm. Yếu tố không đáng tin chiếm 28.6% trong các lý do khác mà người tiêu dùng không muốn đăng kí nhận thông tin quảng cáo.

Mặt khác, mặc dù thời đại công nghệ thông tin vẫn đang phát triển với tốc độ vượt bậc nhưng những người không bắt kịp với tốc độ đó sẽ bị bỏ ở lại. Có đến 14.3% người tiêu dùng không biết cách đăng kí và sử dụng điện thoại di động một cách hiệu quả, tỷ lệ này bằng với tỷ lệ người tiêu dùng sợ tốn tiền khi đăng kí nhận thông tin quảng cáo trên điện thoại. Còn lại 42.8% là những lý do khác như: không quan tâm, tin nhắn không mang lại lợi ích, người tiêu dùng muốn nhận thông tin quảng cáo bằng hình thức khác hay có quá nhiều thông tin mà họ không muốn đọc…

► Về mặt tích cực có 8.66% người tiêu dùng ở quận Ninh Kiều đăng kí nhận thông tin quảng cáo trên điện thoại di động.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi comScore và Millennial Media cho thấy hơn một nửa (52%) số người được hỏi cho biết rằng họ sử dụng mobile để xác định những sản phẩm họ cần. 42% nói rằng mobile chính là công cụ để họ nghiên cứu sâu hơn về một món hàng nào đó và đáng kinh ngạc hơn là 38% sử dụng mobile như phương tiện để mua hàng.

(Nguồn: http://ebrand.vn/ )

Đa số người tiêu dùng muốn nhận những thông tin mới về sản phẩm, giá cả thị trường hay các đơn vị kinh doanh. Từ đó có thể hiểu rõ hơn các thông tin về sản phẩm cũng như lựa chọn sản phẩm một cách hợp lý nhất.

4.48% người tiêu dùng có thái độ tích cực với việc đăng kí nhận thông tin quảng cáo trên điện thoại di động. Phái nữ thường thích nhận thông tin khuyến mãi từ các siêu thị hay các cửa hàng thời trang, ngoài ra có một nhóm người tiêu dùng thích hình thức Mobile Marketing và cho rằng Mobile Marketing mang lại sự tiện lợi cho họ.

4.2.2.3 Người tiêu dùng có muốn tiếp tục nhận thông tin quảng cáotrên ĐTDĐ? trên ĐTDĐ?

Chỉ có 27.8% số người được hỏi muốn tiếp tục nhận thông tin quảng cáo, trong khi đó có tới 72.2% trả lời là không không muốn tiếp tục nhận

thông tin quảng cáo. Tỉ lệ này còn chênh lệch quá cao, nó thể hiện phần nào đó thái độ tiêu cực của người dân thành phố Cần Thơ đối với hoạt động Mobile Marketing.

Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do thông tin quảng cáo không đáp ứng đúng nhu cầu và những mối quan tâm của người tiêu dùng hoặc có thể do việc thông tin quảng cáo được gửi tràn lan ngay cả khi người tiêu dùng không đăng kí nhận nó, điều này gây ra sự phiền nhiễu cho người tiêu dùng.

Hiểu rõ vấn đề này, doanh nghiệp cần có những biện pháp cũng như thay đổi chiến lược để gây ấn tượng tốt với người tiêu dùng, từ đó giúp người tiêu dùng có phản ứng tích cực với công ty cũng như thái độ tích cực với Mobile Marketing.

Bảng 4.7 Tỉ lệ người muốn tiếp tục nhận thông tin quảng cáo

Chỉ tiêu Số người Phần trăm (%)

Muốn tiếp tục nhận 110 27.8

Không muốn tiếp tục

nhận 286 72.2

Tổng 396 100

Hình 4.9 Tỉ lệ người muốn tiếp tục nhận thông tin quảng cáo

4.2.2.4 Nguồn gửi thông tin quảng cáo

Hiện nay ở Cần Thơ nói riêng và ở Việt Nam nói chung đang có 3 nhóm đối tượng chính đang thực hiện hoạt động gửi thông tin quảng cáo là: nhà mạng, các đơn vị kinh doanh, và các đối tượng khác (bạn bè, người thân, ……)

Bảng 4.8 Thống kê các nguồn gửi thông tin quảng cáo

Chỉ tiêu Tần số Phần trăm trên tổng số trả lời(%) Phần trăm trên tổng số đáp viên(%) Nhà mạng 357 59.5 94.7

Đơn vị kinh doanh 131 21.8 34.7

Khác 112 18.7 29.8

Tổng 600 100 159.2

Số liệu thống kê cho thấy, có 94.7% số người nhận thông tin quảng cáo từ nhà mạng; 34.7% trả lời nhận tin nhắn từ các đơn vị kinh doanh và 29.8% người cho biết họ nhận thông tin quảng cáo từ các đơn vị khác.

Mobile marketing trở thành một thế mạnh trong việc tiếp thị, chăm sóc khách hàng. “Nhóm dịch vụ Mobile marketing mà trọng tâm là dịch vụ SMS marketing với chi phí thấp là một giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn”. Đây cũng là một trong những lĩnh vực rất tiềm năng tại Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.10 Các nguồn gửi thông tin quảng cáo

Vì vậy, tỷ lệ nhận thông tin quảng cáo quảng cáo từ các nhà mạng là cao nhất, điều này cho thấy các nhà mạng lợi dụng kênh Mobile Marketing để quảng cáo cho các dịch vụ của họ. Còn các đơn vị kinh doanh cũng dần dần sử dụng ngày càng nhiều các tiện ích của kênh Mobile Marketing để quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp. Do sự phát triển rất nhanh của khoa học công nghệ, đặc biệt là các thiết bị truyền thông điện tử. Trong đó nhu cầu liên lạc giữa các cá nhân trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng nâng cao. Điện thoại di động đã trở thành một vật dụng không thể thiếu giữa người với người.

4.2.2.5 Những hình thức Mobile Marketing thường gặp

Với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật ngày nay, những thông tin quảng cáo đã được các doanh nghiệp, nhà mạng, đơn vị kinh doanh... truyền đến người tiêu dùng không những bằng hình thức truyền thống của Mobile Marketing như tin nhắn SMS, tin nhắn đa phương tiện (MMS) mà còn thông qua các game online, mạng xã hội như Facebook, Zalo... Thống kê khủng về số người sử dụng Facebook mỗi ngày đến thời điểm hiện tại đã được coi là một mạng xã hội lớn nhất thế giới. Họ gần như là một quốc gia thu nhỏ, góp phần tạo nên tự do cho con người và nỗ lực trong việc tạo ra một thế giới phẳng, nơi không còn những khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới Internet.

Dưới đây là số liệu thông kê vào tháng 8 năm 2013 của Facebook về người dùng và xu hướng của người dùng. Có đến 1,15 tỷ người dùng và 699 triệu người sử dụng Facebook hàng ngày.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê đến năm 2013 có 31 triệu người sử dụng Internet, 66% truy câp Internet mỗi ngày và 86% sử dụng truy cập mạng xã hội. Đồng nghĩa với việc có khoảng 26,66 triệu người dùng mạng xã hội. Trong số đó có 19,6 triệu người sử dụng Facebook. Chiếm 21,42% dân số cả nước. Hiện tại Việt Nam đang là nước đứng thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ tăng trưởng lượng người dùng Facebook (theo kết quả nghiên cứu và khảo sát của Socialbakers & SocialTimes.Me - 2013).

Số người dùng di động trên Facebook là 526 triệu người, trong đó có đến gần một nửa hiện chỉ truy cập mạng xã hội từ điện thoại và máy tính bảng. Còn lại, đa số vẫn dùng song song cả máy tính và di động.

Qua kết quả nghiên cứu trên có thể cho chúng ta thấy được mạng xã hội là một kênh để tiếp cận người tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

Sau đây là các hình thức mà những thông tin quảng cáo được truyền đến người tiêu dùng theo nhóm khảo sát:

Bảng 4.9 Các hình thức nhận thông tin quảng cáo trên ĐTDĐ

Chỉ tiêu Tần số Phần trăm trênsố trả lời(%) Phần trăm trênsố đáp viên(%)

Tin nhắn SMS 357 52.7 93.9 Game 89 13.1 23.4 MMS 61 9.0 16.1 Mạng xã hội 163 24.0 42.9 Khác 8 1.2 2.1 Tổng 678 100 178.4

Hình 4.11 Các hình thức nhận thông tin quảng cáo trên ĐTDĐ

Trong đó có tới 93.9% đáp viên nói rằng các thông tin quảng cáo mà họ nhận được dưới tin nhắn SMS là chủ yếu. Nguyên do của vấn đề này là do tin nhắn SMS là hình thức xuất hiện từ rất lâu, nó phù hợp với tất cả mọi đối tượng sử các loại ĐTDĐ khác nhau. Từ những điện thoại lỗi thời cho đến những điện thoại mang tính công nghệ cao hơn. Tiếp đến là hình thức quảng cáo qua mạng xã hội chiếm đến 42.9%, những năm gần đây sự bùng nổ của mạng xã hội cũng đã khiến các đơn vị nghĩ đến hình thức quảng cáo này. Và

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MOBILE MARKETING Ở QUẬN NINH KIỀU – TP. CẦN THƠ (Trang 47)