Đặc trưng hành vi người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MOBILE MARKETING Ở QUẬN NINH KIỀU – TP. CẦN THƠ (Trang 30)

Marketing

Hành vi của người tiêu dùng là một lĩnh vực nghiên cứu rất phức tạp bao gồm các nghiên cứu về thái độ, hành động, phản ứng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nó lại giúp cho các doanh nghiệp có thể xác định và dự đoán chính xác hành vi của người tiêu dùng để từ đó xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong bộ từ điển các thuật ngữ Marketing của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association Dictionary), hành vi người tiêu dùng (Consumer Behavior) được định nghĩa là “sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ (AMA Dictionary n.d.). Theo khái niệm này, hành vi của người tiêu dùng là kết quả cảu quá trình tác động giữa các nhân tốt môi trường với nhận thức của con người.

Tiếp cận từ góc độ cụ thể hơn, Kotler và Keller (2006) cho rằng hoạt động nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là “hoạt động nghiên cứu xem các cá nhân, nhóm, tổ chức thực hiện quá trình lựa chọn, mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm, dịch vụ, kinh nghiệm hay ý tưởng để thỏa mãn nhu cầu và những tác động ngược lại của quá trình này lên người tiêu dùng và xã hội.

Qua hai khái niệm trên, hành vi người tiêu dùng được xác định là: (1) Những hành động của con người trước, trong và sau khi mua sắm và tiêu dùng. (2) Hành vi người tiêu dùng có tính năng động và tương tác, nó chịu sự tác động từ môi trường và cũng có tác động ngược trở lại đối với môi trường ấy.

Tuy nhiên, trong cuốn sách về hành vi người tiêu dùng của Roger, Paul, James (1993) và nghiên cứi của Juhiam (2008), hoạt động nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng không chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu những hành động riêng lẻ, cụ thể của người tiêu dùng thực hiện trong quá trình mua sắm, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ mà còn được mở rộng theo hướng tìm hiểu xu hướng thái độ của người tiêu dùng.

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động quảng cáo qua điện thoại di động (Mobile Advertising) đối với người tiêu dùng Kuwait, AlEnnezi (2010) cho rằng hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing bao gồm chín hành động riêng lẻ, được chia thành hai nhóm chính:

- Nhóm những hành vi xuất hiện ngay tại thời điểm người tiêu dùng nhận được tin nhắn Mobile Marketing được gởi tới điện thoại di động của họ. Nhóm hành vi này bao gồm ba hành hộng cụ thể là: Mở tin nhắn; không quan tâm; xóa.

- Nhóm hành vi xuất hiện sau khi người tiêu dùng đẫ mở tin nhắn Mobile Marketing bao gồm sáu hành động cụ thể là: Lưa lại; đọc kỹ và tìm kiếm thông tin cần thiết; sử dụng thông tincuar Mobile Marketing làm cơ sở lựa chọn hàng hóa; gửi chuyển tiếp (forward) thông tin Mobile Marketing cho bạn bè, người thân; nhắn tin tham gia các chương trình Mobile Marketing và nhắn tin từ chối nhận thông tin Mobile Marketing.

Ở một góc độ khác, Haghirian và Madlberger (2005) lại chia hành vi người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing thành hai nhóm hành vi chính là nhóm hành vi tích cực và nhóm hành vi tiêu cực.

- Nhóm hành vi tích cực phát sinh khi người tiêu dùng thực hiện những hoạt động mang tính chất sử dụng tin nhắn, thông tin của chương trình Mobile Marketing: mở, đọc, lưu tin nhắn lại, tìm kiếm thông tin, sử dụng thông tin của Mobile Marketing làm cơ sở lựa chọn hàng hóa, gửi chuyển tiếp (forward) tin nhắn cho người thân và tham gia các chương trình Mobile Marketing…

- Nhóm hành vi tiêu cực là tập hợp những hành đọng mang tính chất loại bỏ, tử chối, ngăn chặn hoạt động Mobile Marketing như không quan tâm, xóa, nhắn tin từ chối.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MOBILE MARKETING Ở QUẬN NINH KIỀU – TP. CẦN THƠ (Trang 30)