Hoàn thiện quy chế phối hợp quản lí hoạt động liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lí hoạt động liên kết đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo hướng bảo đảm chất lượng (Trang 102 - 103)

6 Đổi mới nội dung, chương

3.2.3. Hoàn thiện quy chế phối hợp quản lí hoạt động liên kết đào tạo

3.2.3.1. Ý nghĩa của biện pháp

Quy chế phối hợp quản lí là cơ sở pháp lí cho hoạt động liên kết đào tạo, là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn vong của hoạt động này ở các Trường Đại học nói chung, nó tác động đến mọi khâu trong quá trình đào tạo. Trên thực tế sự phối hợp trong quản lí hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn thể hiện một số vấn đề bất cập, chưa được thống nhất. Quy chế phối hợp được thể hiện trong các hợp đồng liên kết, mà các hợp đồng liên kết chưa thể hiện hết chức năng, nhiệm vụ của các bên tham gia liên kết. Việc thực hiện nội dung, chương trình đào tạo hoàn toàn do các trường đại học phụ trách, chưa có sự phản hồi từ đơn vị phối hợp liên kết, học viên về sự phù hợp hay chưa phù hợp. Việc quản lí học viên nhiều trường đại học phó mặc cho đơn vị phối hợp liên kết trong suốt khóa học, kể cả việc thực tập, thực hành. Vai trò của đơn vị phối hợp liên kết trong việc đánh giá học viên cuối khóa còn rất mờ nhạt, thậm chí chưa được thể hiện. Vì vậy quy chế phối hợp càng hoàn thiện, rõ ràng, bao quát các vấn đề nảy sinh trong quá trình liên kết đào tạo thì càng tạo điều kiện dễ dàng cho công tác quản lí, từ đó chất lượng đào tạo được nâng lên.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Việc xây dựng, hoàn thiện quy chế phối hợp trong quản lí hoạt động liên kết đào tạo phải được tiến hành theo một lộ trình nhất định, phải có sự tham gia, tư vấn của các chuyên gia quản lí giáo dục, sự đóng góp ý kiến của các bên tham gia liên kết. Quy chế phối hợp phải thể hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động liên kết. Tất cả những nội dung đó phải hoàn toàn phù hợp với văn bản pháp quy quy định về hoạt động này của các cấp, các ngành có thẩm quyền.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành biện pháp

- Thành lập tổ soạn thảo văn bản về quy chế phối hợp hoạt động liên kết đào tạo.

- Phân định, phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị chủ trì với đơn vị phối hợp đào tạo rà soát những văn bản hiện hành tổng hợp những nội dung nào còn thiếu, những nội dung thực hiện có nhiều bất cập, những nội dung cần đề xuất.

- Lấy ý kiến của cán bộ, giảng viên, giáo viên và học viên về việc thực thi hoạt động liên kết đào tạo.

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia quản lí giáo dục về quy chế phối hợp hoạt động liên kết đào tạo hiệu quả.

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề về xây dựng quy chế phối hợp đào tạo. - Tổng hợp ý kiến, phối hợp với các đơn vị chủ trì đào tạo hoàn thiện quy chế phối hợp phù hợp với thực tế trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trong quá trình triển khai thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, mạnh dạn đề xuất những vấn đề phù hợp với tình hình mới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lí hoạt động liên kết đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo hướng bảo đảm chất lượng (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w