Khảo sát nhu cầu và thu thập thông tin phản hồi về chất lượng đào tạo của các lớp liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lí hoạt động liên kết đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo hướng bảo đảm chất lượng (Trang 94 - 97)

6 Đổi mới nội dung, chương

3.2.1. Khảo sát nhu cầu và thu thập thông tin phản hồi về chất lượng đào tạo của các lớp liên kết đào tạo

- Biện pháp 2: Tăng cường đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của học viên.

- Biện pháp 3: Hoàn thiện quy chế phối hợp quản lí hoạt động liên kết đào tạo.

- Biện pháp 4: Củng cố, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Biện pháp 5: Xây dựng, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo.

- Biện pháp 6: Hoàn thiện quản lí, quy trình tổ chức công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

- Biện pháp 7: Tăng cường xã hội hóa công tác trong hoạt động liên kết đào tạo.

3.2.1. Khảo sát nhu cầu và thu thập thông tin phản hồi về chất lượng đào tạo của các lớp liên kết đào tạo đào tạo của các lớp liên kết đào tạo

3.2.1.1. Ý nghĩa của biện pháp

Thông qua công tác khảo sát nhu cầu và thu thập thông tin phản hồi là nhằm mục đích trao đổi, nắm bắt thông tin từ đối tượng và các cơ sở liên kết đào tạo sẽ xác định chuẩn mục tiêu, bổ sung sửa đổi nội dung, chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ và cơ cấu tuyển sinh các ngành, lĩnh vực phù hợp với nhu cầu xã hội, như vậy đạt hiệu quả trong đầu tư, đào tạo. Cũng từ công tác khảo sát nắm bắt được thông tin mà Nhà trường sẽ đưa ra được các biện pháp hiệu quả về cơ cấu tuyển sinh đào tạo các ngành, lĩnh vực

phù hợp, đồng thời vạch kế hoạch phát triển, chiến lược phù hợp trong những năm tới. Sinh viên, học viên được đào tạo chuẩn theo nhu cầu, nên cơ hội việc làm và sự thăng tiến của bản thân hết sức thuận lợi, như vậy đạt được hiệu quả ngoài của đào tạo. Những học viên học theo chương trình liên kết đào tạo này khi tham gia công tác sẽ là những vệ tinh tốt giúp Nhà trường thiết lập quan hệ liên kết đào tạo. Người học, đơn vị sử dụng nguồn nhân lực nắm bắt được thông tin từ phía Nhà trường mà họ biết được ngành, lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo, để từ đó tuyển dụng lao động đúng đối tượng, không tổn phí về thời gian và tiền bạc. Đây lại là yếu tố tốt để thúc đẩy quan hệ giữa xã hội với Nhà trường. Xã hội sẽ có những sản phẩm hữu ích, giảm thiểu được thất nghiệp.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Phối hợp với cơ quan, ban ngành từ trung ương đến các địa phương để nắm được công tác quy hoạch cán bộ: Về số lượng, cơ cấu, biên chế, trình độ, phương hướng sử dụng cán bộ, xác định được vị trí việc làm và nhu cầu… Từ đó xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo khác, đồng thời đề xuất với địa phương các phương án đào tạo nguồn nhân lực.

- Điều tra chất lượng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong khu vực công, doanh nghiệp, hội nhập quốc tế với những lứa tuổi, trình độ, ngành nghề khác nhau, tập trung chủ yếu vào các ngành, lĩnh vực là thế mạnh của Nhà trường như văn thư lưu trữ, thông tin thư viện, quản trị văn phòng, thư ký, quản lí nhân lực, quản lí văn hóa, quản lí hành chính công, thi đua khen thưởng, dịch vụ pháp lí…

- Có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động để thu thập thông tin

+ Phối hợp với các ban ngành, các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội từ trung ương đến các địa phương như: nội vụ, giáo dục, văn hóa, cục lưu trữ, ban thi đua khen thưởng, công đoàn, bảo hiểm, lao động thương binh và xã

hội, đoàn thanh niên… Qua đó hiểu được đặc điểm công việc của từng ngành, điều kiện sống, trình độ lao động, nhu cầu học tập của người lao động, là cơ sở để xây dựng kế hoạch tuyển sinh sát thực hơn.

+ Tổ chức những buổi gặp gỡ giao lưu, trao đổi đối với học viên các lớp đã học tại Trường, những cơ quan, đơn vị khác và những đơn vị có sử dụng nguồn nhân lực là học viên từ các lớp liên kết đào tạo. Từ đó sẽ có những tư liệu cần thiết về hiệu quả của các lớp liên kết đào tạo tại Trường hay tại cơ sở đạo tạo khác trong cả nước và cũng là cơ hội để thông báo đến các đối tượng người học khác có nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành biện pháp

- Để đảm bảo tính nguyên tắc, thống nhất, khả thi và coi trọng các phương pháp đặc trưng của công tác dự báo, kế hoạch trước khi tiến hành các bước của quá trình khảo sát đòi hỏi phải nghiên cứu những yếu tố thực tiễn tác động đến vấn đề đang nghiên cứu như:

+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nhu cầu phát triển của xã hội: Đây là nguồn lực để phát triển kinh tế, đa dạng hóa các ngành, nghề…

+ Điều kiện kinh tế - xã hội: Tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu ngành, số dân, cơ cấu dân số, lực lượng lao động, chất lượng lao động, chất lượng cuộc sống…

+ Chính sách phát triển kinh tế - xã hội: Định hướng phát triển kinh tế, các ngành, chính sách sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực…

- Trên cơ sở đó lập kế hoạch khảo sát, điều tra:

+ Địa bàn khảo sát, điều tra: Tập trung vào những nhu cầu vị trí việc làm của các tổ chức kinh tế xã hội có điều kiện phát triển, những vùng có thế mạnh đặc trưng, cơ quan ban ngành…

+ Đối tượng khảo sát, điều tra: Chủ yếu là nguồn nhân lực có trình độ nhất định, lực lượng lao động, công chức, viên chức trong ngành, nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Ngành, lĩnh vực khảo sát, điều tra: Trước hết tập trung vào các ngành là thế mạnh của Nhà trường và tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ, nghiên cứu khoa học.

+ Thời gian khảo sát, điều tra: Hiện nay theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo việc tổ chức tuyển sinh các lớp liên kết đào tạo được tiến hành 2 đợt/năm. Vì vậy nên tiến hành khảo sát từ cuối năm trước, từ đó sẽ là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh năm tiếp sau.

- Cùng với việc lập kế hoạch cần xây dựng hệ thống bảng biểu khảo sát, điều tra: Hệ thống bảng biểu, câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực. Không nên sử dụng hệ thống câu hỏi mà cách trả lời là đúng hoặc sai, có hoặc không.

- Sau khi có kết quả khảo sát, điều tra phải tiến hành xử lí số liệu thô thành số liệu tinh, số liệu tuyệt đối, tương đối. Từ đó rút ra những kết luận cơ bản của số liệu xử lí về định tính, định lượng, cũng cần lưu ý đến việc đối tượng khảo sát, điều tra trả lời chưa khách quan.

- Khi có kết quả xử lí số liệu tiến hành đánh giá kết quả khảo sát, điều tra, từ đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch cho công tác tuyển sinh các lớp liên kết đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lí hoạt động liên kết đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo hướng bảo đảm chất lượng (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w