6 Đổi mới nội dung, chương
3.2.7. Tăng cường xã hội hóa công tác liên kết đào tạo
3.2.7.1. Ý nghĩa của biện pháp
- Xã hội hóa công tác giáo dục đem lại sức mạnh cho giáo dục để thực hiện các mục tiêu giáo dục. Vì thế giáo dục cần thiết có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của các lực lượng xã hội, đơn vị, tổ chức, cá nhân để tạo ra môi trường thuận lợi cho giáo dục.
- Xã hội hóa công tác giáo dục nhằm mục tiêu giáo dục cho mọi người, làm cho mọi thành viên của cộng đồng được hưởng thụ giáo dục một cách thường xuyên, liên tục, được giáo dục đào tạo và học tập suốt đời.
- Đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngành Nội vụ và nhân lực khác trong cả nước, vì vậy cần phát huy sức mạnh của cộng đồng, sự tham gia của các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, tổ chức từ trung ương đến đia phương để cùng nâng cao chất lượng quản lí và đào tạo các lớp liên kết.
3.2.7.2. Nội dung của biện pháp
- Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục đào tạo.
- Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh.
- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục và đào tạo, mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động đó.
- Mở rộng các nguồn đầu tư về tài lực, vật lực trong xã hội, phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục, đào tạo phát triển mạnh, chất lượng hơn.
Đối với hoạt động lên kết đào tạo tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chúng tôi tập chung tìm hiểu các nội dung sau:
a. Huy động cộng đồng tham gia vào hoạt động liên kết đào tạo.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Trường: Một trong những hoạt động chủ yếu của Nhà trường hiện nay là liên kết đào tạo nguồn nhân lực ngành Nội vụ và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức trong cả nước từ trung ương đến địa phương. Đội ngũ giảng viên chủ yếu tham gia giảng dạy các chuyên ngành đặc thù trong lĩnh vực nội vụ, hoạt động liên kết đào tạo Nhà trường giao cho một số các đơn vị chức năng, có nhiệm vụ thực hiện. Tuy nhiên việc phát triển hoạt động liên kết đào tạo là nhiệm vụ chung của Nhà trường và tất cả các đơn vị chức năng, các tổ chức đoàn thể và từng cá nhân. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Nhà trường, sự lãnh đạo của chính quyền, sự phối hợp của của các đơn vị chức năng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, câu lạc bộ và các hội thuộc Trường… sẽ tạo động lực cho hoạt động liên kết đào tạo phát triển.
- Phối hợp giữa Nhà trường với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội ở trung ương và các tỉnh, thành phố của các địa phương:
Trao đổi với các cơ quan, ban ngành, đơn vị phối hợp liên kết đào tạo có học viên tham gia học tập tại đơn vị để nắm rõ chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo và nhu cầu tiếp tục đào tạo. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành từ trung ương đến địa phương hiểu rõ nguồn lực, lực lượng lao động và nhu cầu đào tạo, công tác quy hoạch cán bộ, vị trí việc làm. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng trong cả nước về nâng cao hiểu biết về vai trò, nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
b. Đa dạng hóa các nguồn nhân lực trong hoạt động liên kết đào tạo
Huy động nguồn nhân lực từ các đơn vị, tổ chức, cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp có phối hợp, liên kết đào tạo với Nhà trường, đặc biệt là các học viên đã và đang học tập tại trường. Nếu huy động được sẽ là những nguồn nhân lực rất lớn về trí tuệ, cơ sở vật chất góp sức vào hoạt động đào tạo như tạo điều kiện cho học viên tham gia thực hành, thực tập tại các cơ quan, đơn vị tại các địa phương và ngược lại tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức, con em nhân dân tham gia học tập tại địa phương, cùng xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và học…
3.2.7.3. Cách thức tiến hành biện pháp
a. Cách thức tổ chức huy động cộng đồng tham gia vào hoạt động liên kết đào tạo.
- Đối với các đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Trường:
Tổ chức tuyên truyền, quán triệt về hoạt động liên kết đào tạo. Xây dựng quy chế hoạt động của Nhà trường trong đó thể hiện rõ sự phối kết hợp của các đơn vị, tổ chức và quy định rõ các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và vai trò của từng cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ Nhà trường nói chung, đặc biệt là hoạt động liên kết đào tạo. Việc phát triển hoạt động này không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo Nhà trường và các đơn vị, phòng, khoa, trung tâm chức năng mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ của tất cả các tổ chức, của mọi cá
nhân. Mỗi cán bộ, viên chức sẽ là một tuyên truyền viên tích cực trong cộng đồng về hoạt động liên kết đào tạo.
Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các học viên đã và đang học tại Trường về công tác quản lí hoạt động liên kết đào tạo.
Tổ chức phổ biến về hoạt động này đến toàn thể những người dân trong cả nước nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cả cộng đồng về cơ sở vật chất, cũng như tạo điều kiện học cho mọi người tham gia học tập tại Trường hay tại các đơn vị phối hợp liên kết đào tạo.
- Đối với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội từ trung ương đến các địa phương:
Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các cơ quan, đơn vị có học viên tham gia học tập trong việc quản lí, đánh giá học viên. Cuối mỗi năm học Nhà trường có những thông tin nhận xét gửi về cơ quan chủ quản của học viên đang công tác, chưng cầu ý kiến người học.
Xác lập mối quan hệ với các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác liên kết đào tạo.
Tổ chức các Hội thảo, buổi giao lưu, tuyên truyền đối với các đoàn viên của các tổ chức, toàn thể nhân dân nhằm hiểu rõ hơn về hoạt động này trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông quảng bá hình ảnh của Nhà trường trong hoạt động liên kết đào tạo, tuyên truyền rộng rãi trong cả nước về vai trò của sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay.
Tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, ngành về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Bộ, ngành để xây dựng công tác quy hoạch và tổ chức tuyển sinh có hiệu quả, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo.
đào tạo
Quan điểm của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người được tham gia học tập, học thường xuyên, học suốt đời… Các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đóng góp trí tuệ, tài lực, vật lực cho giáo dục và đào tạo”.
- Vận động các tổ chức, các doanh nghiệp và huy động, tìm kiếm các chương trình dự án từ nước ngoài tham gia đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất nhằm hoàn thiện, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo, đồng thời xây dựng cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp, thân thiện. Nhà trường tổ chức thành lập Ban vận động hỗ trợ xây dựng cơ sơ vật chất bao gồm các thành phần như Lãnh đạo trường, các đơn vị, tổ chức trong Nhà trường, câu lạc bộ, các hội như hội khuyến học, hội cựu giáo chức… ủng hộ giúp đỡ, đầu tư.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có học viên, các cơ sở giáo dục phối hợp liên kết đào tạo, hoặc những nơi học viên có nhu cầu đến thực hành, thực tập tạo điều kiện cho học viên đến liên hệ thực tập, cơ sở vật chất thực hành, cán bộ hướng dẫn để học viên có khả năng học đi đôi với hành. Đồng thời phản ánh kịp thời những bất cập về đào tạo trong quá trình thực hành của học viên. Tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí cho học viên tham gia học tập.