Nghĩa và nội dung liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lí hoạt động liên kết đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo hướng bảo đảm chất lượng (Trang 35 - 37)

1.3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng

Liên kết đào tạo mở ra cơ hội lớn cho một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức học tập tại địa phương có cơ hội được học tập nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật.

Liên kết đào tạo góp phần thúc đẩy công cuộc xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện cho mọi người, mọi nơi cùng tham gia xây dựng giáo dục bằng đóng góp sức người, sức của, trí tuệ vào sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Liên kết đào tạo góp phần nâng cao dân trí đặc biệt cho những vùng miền xa xôi, đồng bào dân tộc thiểu số, giảm bớt bất bình đẳng xã hội trong giáo dục.

Liên kết đào tạo góp phần tạo nên nguồn lực cán bộ khoa học tại chỗ phục vụ cho địa phương, cho ngành, đội ngũ lao động tại chỗ này có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong giai đoạn kinh tế thị trường.

Đối với liên kết đào tạo đối tượng đào tạo là cán bộ, viên chức, người lao động của chính địa phương đó và các địa bàn lân cận cơ sở liên kết. Được đào tạo tại chỗ là cơ hội lớn cho nhiều đối tượng có thể vừa làm vừa học, huy động được nhiều chức năng xã hội hóa rất lớn.

Mục tiêu đào tạo là phát triển đội ngũ nhân lực tại chỗ, đáp ứng nhu cầu về nhân lực khoa học kỹ thuật tại địa phương.

Quá trình đào tạo có sự kết hợp giữa đơn vị chủ trì đào tạo là các trường tổ chức quá trình đào tạo bao gồm: tuyển sinh, thực hiện chương trình, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp. Và

đơn vị phối hợp đào tạo là chủ thể trực tiếp tham gia liên kết đào tạo với vai trò hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo.

Bất cứ mối liên kết đào tạo nào cũng cần thiết phải tổ chức quản lí chặt chẽ đáp ứng được yêu cầu của đào tạo. Vì vậy liên kết đào tạo phải đáp ứng được các nội dung cơ bản. Việc phối hợp phải đồng bộ, thống nhất, bình đẳng, trên cơ sở hợp đồng liên kết đào tạo. Công tác đào tạo là một quá trình, diễn ra trong một quy trình và qua nhiều giai đoạn, vì vậy giữa đơn vị chủ trì đào tạo và đơn vị phối hợp đào tạo phải liên kết chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, phân công trách nhiệm rõ ràng qua các khâu và được thể hiện những nội dung chính trên hợp đồng đào tạo để có cơ sở kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện hợp đồng khi kết thúc quá trình đào tạo.

1.3.2. Nội dung liên kết đào tạo

- Liên kết thực hiện công tác khảo sát nhu cầu đào tạo; - Liên kết xây dựng kế hoạch, chiến lược liên kết đào tạo; - Liên kết thực hiện quy trình tuyển sinh;

- Liên kết quản lí trong quá trình đào tạo;

- Liên kết thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát giảng viên, học viên;

- Liên kết công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; - Liên kết xây dựng quy chế phối hợp quản lí hoạt động đào tạo;

Tùy thuộc và mục đích, đối tượng, hình thức liên kết đào tạo và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục mà cũng triển khai các nội dung liên kết đào tạo khác nhau bao gồm từ các nội dung, chương trình và các hoạt động liên kết đào tạo khác như: đầu tư, hỗ trợ tài chính, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, cơ sở vật chất, hạ tầng, nghiên cứu KH&CN đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh với vai trò, vị trí, trách nhiệm tham gia theo thỏa thuận, cam kết của các bên tham gia liên kết đào tạo.

mối liên hệ, liên kết với các đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội khác.

Liên kết đào tạo là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học.

Đơn vị chủ trì đào tạo là các trường tổ chức quá trình đào tạo bao gồm: tuyển sinh, thực hiện chương trình, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp.

Đơn vị phối hợp đào tạo là chủ thể trực tiếp tham gia liên kết đào tạo với vai trò hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo.

Hợp đồng liên kết đào tạo là văn bản được ký kết giữa các bên liên kết nhằm xác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trong quá trình liên kết đào tạo.

Trong đào tạo, liên kết là hình thức phối hợp, hỗ trợ, tạo sự gắn bó chặt chẽ với nhau giữa các cơ sở đào tạo hoặc giữa các cơ sở đào tạo với các đối tác khác nhằm thực hiện các chức năng, nhiệu vụ của cơ sở đào tạo.

Đối với một tổ chức như nhà trường thì việc liên kết lại càng quan trọng, mang lại hiệu quả rất lớn. Nó phát huy được sức mạnh tổng hợp về nguồn lực vật chất và trí thức, nó gắn kết giữa học đi đôi với hành, bởi ngay bản thân sản phẩm mà nhà trường tạo ra chính là nguồn lực cho xã hội. Nguồn lực này có mặt trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Liên kết sẽ tạo ra một sức

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lí hoạt động liên kết đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo hướng bảo đảm chất lượng (Trang 35 - 37)