đảm chất lượng
Hiện nay chất lượng giáo dục (CLGD) là những vấn đề còn khá mới ở Việt Nam. Chất lượng giáo dục được hiểu là một cơ chế quản lí nhằm duy trì các chuẩn mực và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục. Quản lí liên kết đào tạo được hiểu là sự hợp tác của các cơ sở đào tạo trong mọi phương diện để thực hiện các hoạt động đào tạo. Bảo đảm chất lượng được
hiểu là quá trình đánh giá từ bên ngoài để công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt được sứ mạng và các chuẩn mực đã được tuyên bố.
Hiện nay, hệ thống giáo dục đã được phát triển rộng khắp trong cả nước, đa dạng về loại hình trường (theo cấp học), loại hình sở hữu (công lập/ ngoài công lập) và phương thức tổ chức đào tạo (đào tạo theo truyền thống/ theo phương thức từ xa, thường xuyên). Xem số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Bảng 1.4 (Số liệu tra cứu tại trang Web của Bộ GD&ĐT http://www.moet.gov.vn/?page=11.11&view=5251 về số liệu thống kê toàn ngành giáo dục năm 2013.)
Ngoài ra, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp còn có trên 6000 chương trình đang được đào tạo trong cả nước. Hiện tại có 2 đại học mở và 13 trường đại học truyền thống khác đang tổ chức đào tạo mở và từ xa. Có trên 300 chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục của các nước khác (số liệu đang được cập nhật).
Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đều là các đối tượng cần được quản lí chất lượng. Nhưng số lượng các cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo quá lớn và đa dạng dẫn đến những khó khăn trong việc quản lí chất lượng.
Bảng 1.2. Số lượng các cơ sở giáo dục trong cả nước đến năm 2013
STT Cấp học Số lượng(trường) Trong đó, các trường ngoài công lập
Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Trường đại học 207 54 26,08
2 Trường cao đẳng 214 29 13,55
3 Trường trung cấp chuyên nghiệp 294 98 33,33 4 Trường phổ thông 28.916 564 1,95 5 Trường mầm non 13.548 1.829 13,50 6 Trung tâm GDTX cấp tỉnh, quận, huyện 703 Tổng số 43.882 Lưu ý:
- Số trường cao đẳng, đại học trên không bao gồm các trường thuộc khối An ninh, Quốc phòng.
- Số trường CĐ, ĐH trên đã bao gồm các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.
- Số trường mầm non bao gồm cả nhà trẻ và mẫu giáo.
Để đảm bảo chất lượng thì quá trình kiểm soát chất lượng (quality controle) – một cơ chế quản lí chất lượng cơ bản nhất, được triển khai thực hiện, chủ yếu, qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan trung ương (Bộ GD&ĐT) đến từng cơ sở giáo dục là không khả thi. Nhưng công tác kiểm soát chất lượng ở cấp trường cũng không được triển khai triệt để nên chất lượng dạy và học vẫn chưa đạt được như mong muốn. Với những trường có quy mô lớn thì công tác kiểm soát chất lượng chỉ có thể thực hiện ở cấp khoa. Nhưng kiểm soát chất lượng ở khâu dạy và học là chưa đủ vì dạy và học không chỉ cần thực hiện đúng quy định mà phải có sáng tạo và có chất lượng. Hơn nữa, ngoài khâu dạy và học cần phải quan tâm đến mục tiêu đào tạo, xây dựng chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy. Do vậy, cần phải đổi mới công tác quản lí chất lượng giáo dục.
Trong quá trình quản lí các hoạt động liên kết đào tạo theo hướng bảo đảm được chất lượng (quality assurance) thì phải tuân thủ, thực hiện theo một cơ chế quản lí chất lượng tiến bộ hơn kiểm soát chất lượng đang được nhiều nước sử dụng để quản lí chất lượng giáo dục. Theo SEAMEO (2002), đó là đảm bảo chất lượng giáo dục theo những quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, hành động, công cụ, quy trình và thủ tục, mà thông qua sự hiện diện và sử dụng chúng có thể đảm bảo rằng sứ mạng và mục tiêu giáo dục đang được thực hiện, các chuẩn mực đang được duy trì và nâng cao. Đảm bảo chất
lượng giáo dục là thuật ngữ chung đề cập đến một loạt các biện pháp và cách tiếp cận, sử dụng để nâng cao chất lượng giáo dục. Đảm bảo chất lượng giáo dục có thể là đánh giá chất lượng giáo dục (education quality assessment), kiểm toán chất lượng (quality audit) và CLGD (education quality).