Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lí hoạt động liên kết đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo hướng bảo đảm chất lượng (Trang 45 - 47)

Sự tự nguyện của các cơ sở giáo dục: lãnh đạo các cơ sở giáo dục cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình, tham gia hoạt động liên kết đào tạo nguồn nhân lực là đem lại lợi ích cho chính cơ sở giáo dục và cho xã hội. Lợi ích đem lại từ bên trong cơ sở giáo dục khi tham gia liên kết là đội ngũ lao động giỏi và năng suất lao động ngày càng tăng; lợi ích từ bên ngoài là từ chế độ chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Chế độ thông tin liên lạc: Lãnh đạo các cơ sở giáo dục được thông tin đầy đủ và được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận lẫn nhau, các bên chủ động trực tiếp trao đổi thỏa thuận chi tiết để tiến hành ký hợp đồng LKĐT những, ngành, nghề cụ thể.

Năng lực đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên: Năng lực cán bộ quản lí cơ sở giáo dục và kiến thức, kỹ năng của đội ngũ giáo viên, cán bộ hướng dẫn thực hành có ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và phương thức quản lí hoạt động liên kết đào tạo theo hướng bảo đảm chất lượng giữa các cơ sở giáo dục với nhau.

Quản lí hoạt động liên kết đào tạo của Trường Đại học Nội vụ theo hướng bảo đảm chất lượng là loại hình liên kết đào tạo giữa đơn vị chủ trì đào tạo và đơn vị phối hợp đào tạo, trong những năm gần đây đã phát triển khá mạnh, các cơ sở giáo dục đều có tham gia loại hình liên kết đào tạo này. Số lượng các cơ sở liên kết đào tạo ngày càng tăng, việc có những biện pháp để thực hiện liên kết đào tạo một cách bài bản, bảo đảm chất lượng đầu ra, đáp ứng nhu cầu xã hội là rất khó nên cần sự phối hợp quản lí các hoạt động đào tạo, mang lại thành quả trong đào tạo ngày càng có chất lượng, bảo đảm được chất lượng đầu ra.

Trên cơ sở lí luận về hoạt động quản lí liên kết đào tạo, đã có phần nào phân tích, làm rõ khái niệm cơ bản làm công cụ nghiên cứu sát thực với nội dung của đề tài, đồng thời hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lí luận về vấn đề quản lí hoạt động liên kết đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội nói chung.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề quản lí hoạt động liên kết đào tạo này chính là tốc độ phát triển loại hình liên kết ngày càng lớn cả về quy mô và chiều sâu nhưng vấn đề chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng tuyển sinh (đầu vào) và chất lượng quá trình đào tạo, cơ chế đào tạo, cơ chế phối hợp, sơ sở vật chất, giám sát kiểm tra chưa thực sự linh hoạt, mềm dẻo. Điều đó đòi hỏi cần phải có những biện pháp quản lí phù hợp để chất lượng đào tạo ngày một tăng, đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ khoa học kỹ thuật cần thiết cho xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lí hoạt động liên kết đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo hướng bảo đảm chất lượng (Trang 45 - 47)