Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (SHB) (Trang 74 - 79)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, SHB cũng có một số tồn tại trong hoạt động và chất lượng cho vay tiêu dùng như:

Thứ nhất, một số khách hàng còn chưa hài lòng với chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại SHB. Do đó, vẫn cịn tình trạng khách hàng rời bỏ ngân hàng để chuyển sang giao dịch tại ngân hàng khác. Hiện nay, hai ngân hàng được đánh giá về sự hài lòng cao đối với chất lượng cho vay tiêu dùng là NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và NHTMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank). Khách hàng có cảm nhận tốt và thường nghĩ đến hai ngân hàng này khi được hỏi về dịch vụ cho vay tiêu dùng.

Thứ hai, các sản phẩm dịch vụ đi kèm dịch vụ cho vay tiêu dùng tuy có phát triển nhưng chưa thật sự mạnh, mang tính tự phát. So với Vietcombank và Sacombank thì có thể nói dịch vụ đi kèm nhiều tạo tiện ích cho khách hàng khi đến giao dịch vay vốn tiêu dùng.

Thứ ba, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng cịn q ít. Tuy số lượngcó tăng qua các năm nhưng mức tăng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng. Có thể nói đến ngân hàng Vietcombank, Sacombank và NHTMCP Đơng Á là các ngân hàng có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng rất lớn: nếu như Vietcombank với lợi thế ra đời lâu năm và là tiền

thân là ngân hàng quốc doanh nên được nhiều khách hàng lựa chọn thì hai ngân hàng Sacombank và Đông Á từ khi gia nhập thị trường đã chú trọng phát triển mảng này, Sacombank có chiến lược đánh đến tất cả các loại hình khách hàng ở các huyện, Đông Á triển khai dịch vụ cho vay tiêu dùng tại các phường xã, vì vậy có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Do đó, lượng khách hàng phù hợp với các tiêu chí cho vay của hai ngân hàng này nhiều.

Thứ tư, các sản phẩm cho vay tiêu dùng của SHB tuy nhiều nhưng cịn đơn điệu, rập khn nên chưa khai thác hết nhu cầu của khách hàng. SHB mới chỉ phát triển mạnh ở các sản phẩm truyền thống, chưa được chú trọng phát triển sản phẩm mới cũng như tạo ra bộ sản phẩm cho vay tiêu dùng. Có thể nói sản phẩm cho vay tiêu dùng của SHB có thì các ngân hàng lớn và ngang tầm đều có như Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, Sacombank, NHTMCP Quân Đội (MB), NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Vì vậy chưa tạo ra sự khác biệt đối với dịch vụ cho vay tiêu dùng, cho nên khách hàng chỉ muốn giao dịch với những ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng để dễ giao dịch về sau.

Thứ năm, dư nợ cho vay tiêu dùng của SHB vẫn còn thấp. Dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân năm chỉ đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, thấp hơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Tại thời điểm 31/12/2019, xét về dư nợ cho vay tiêu dùng bình qn, SHB có số dư rất thấp so với các ngân hàngthương mại khác. Năm vị trí dẫn đầu là ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Sacombank. Xét về vị trí xếp loại trong cho vay tiêu dùng thì SHB đứng thứ 12 và chiếm thị phần rất nhỏ, chỉ chiếm dưới 3% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng; trong khi đó ngân hàng Agribank chiếm đến 18,33%; Vietinbank chiếm 14,16%; Vietcombank chiếm 12,32%; Sacombank chiếm 9,41%; BIDV chiếm 8,32%; các ngân hàng cịn lại chiếm 32,05%. Có thể nói thị trường cho vay tiêu dùng rất lớn, nhưng SHB vẫn chưa thể cạnh tranh được so với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, dư nợ cho vay tiêu dùng còn quá thấp nên cần đẩy mạnh phát triển cho vay lĩnh vực tiêu dùng vì đây là một mảng đầy tiềm năngđối với các ngân hàng hiện nay.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Các nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, nguyên nhân từ phía khách hàng:

Mức sống của người dân tại Việt Nam là chưa cao so với một số nước đang phát triển khácnên hạn chế khả năng tiêu dùng.

Mặt khác khi kinh tế phát triển, đời sống người dân ngày càng sung túc hơn, trình độ nhận thức ngày càng cao tạo nên sự đòi hỏi cao trong sử dụng sản phẩm. Điều này địi hỏi ngân hàng phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng khách hàng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ cũng như chất lượng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Khi khách hàng càng khó tính thì họ có nhiều sự lựa chọn hơn, họ sẽ dễ thay đổi nếu chất lượng phục vụ không đáp ứng được.

Thứ hai, chính sách kinh tế vĩ mơ:

Nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, Chính phủ thắt chặt chi tiêu. Người dân cũng bị ảnh hưởng tâm lý do sự sụt giảm về kinh tế, do đó cũng hạn chế chi tiêu.

Chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô: mảng cho vay tiêu dùng không phải là lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích phát triển. Từ đó, những yêu cầu đối với việc phát triển cho vay tiêu dùng đối với các NHTM cũng đòi hỏi cao hơn, công tác thanh kiểm tra của NHNN ngày càng gắt gao và mang tính thường xun hơn nên cịn nhiều cản trở cho các ngân hàng.

Thứ ba, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Hiện nay sự gia nhập tràn lan của các ngân hàng nhỏ và các tổ chức tài chính đã làm cho hoạt động ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt, lĩnh vực cho vay tiêu dùng là một trong những mục tiêu hướng đến hàng đầu của các tổ chức này. Hầu như các ngân hàng và tổ chức tài chính đều xác định mảng cho vay khách hàng cá nhân, đặc biệt cho vay tiêu dùng là chủ đạo trong việc phát triển cho vay.

Các ngân hàng quốc doanh với lợi thế mạng lưới rộng, nguồn vốn lớn, lãi suất thấp nên rất thuận lợi trong cho vay tiêu dùng.

Các ngân hàng thương mại cổ phần như Sacombank, Vietcombank với các chương trình ưu đãi lãi suất thường xuyên theo phân khúc khách hàng, đối tượng khách hàng mở rộng nên phát triển rất tốt trong việc cho vay tiêu dùng.

Các ngân hàng nhỏ với cách thức tiếp cận vay vốn dễ dàng hơn nên cũng thu hút một lượng khách hàng lớn vay tiêu dùng.

Các tổ chức tài chính có năng lực tài chính mạnh, cơng nghệ hiện đại, trình độ quản lý cao và sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích hơn khơng ngừng gia nhập thị trường và đẩy mạnh việc phát triển cho vay tiêu dùng.

Các nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng:

Thứ nhất, sự khơng hài lịng của khách hàng do các ngun nhân sau:

- Quy trình và thủ tục giấy tờ chưa thực sự đơn giản, cách thức giao dịch chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng hiện đại. Quy chế cho vay tiêu dùng chưa phù hợp, kéo dài một phần do quy trình phê duyệt tập trung nên thời gian giải quyết hồ sơ cho khách hàng thường xuyên chậm so với cam kết.

- Mạng lưới hoạt động của SHB còn khá thưa thớt tại các tỉnh thành của nước ta, do vậy không thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn của người dân. Vì vậy người dân chưa biết nhiều đến SHB và cũng hạn chế đến việc giao dịch của khách hàng sau khi vay vốn tiêu dùng.

Thứ hai, công nghệ ngân hàng được đánh giá là khá hiện đại, ổn định, tuy vậy vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn, chưa có sự phát triển đồng bộ giữa chương trình cho vay và ngân hàng điện tử.

Thứ ba, SHB tuy đẩy mạnh phát triển cho vay tiêu dùng nhưng chưa có sự phân hóa rõ ràng về đối tượng khách hàng để thực hiện các chính sách cho vay vốn. Chưa có sự phân đoạn thị trường để có phát triển cho vay tiêu dùng phù hợp với từng nhóm khách hàng riêng biệt bởi nhu cầu của từng đối tượng khách hàng là khác nhau. Do đó sản phẩm này chưa đến được với đơng đảo dân cư như mong đợi.

Thứ tư, một số nguyên nhân của dư nợ cho vay tiêu dùng còn thấp:

- SHB chưa quan tâm đúng mức và có các chủ trương cụ thể, chính xác về phát triển cho vay tiêu dùng.

- Mức cho vay tiêu dùng của SHB dựa trên giá trị tài sản đảm bảo còn thấp, mỗi khoản cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo. Mặt khác, SHB thường định giá tài sản đảm bảo thấp hơn so với các ngân hàng cạnh tranh do phải bắt buột bên định giá là bên thứ 3, do đó mức cho vay đối với khách hàng thấp.

SHB chưa có một chính sách và mục tiêu rõ ràng trong cho vay bằng phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế, thấu chi, hạn mức vay vốn CBCNV SHB chưa cao.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY TI U DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (SHB) (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)