Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sa sút trí tuệ [16],

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 33 - 34)

[18], [101]

Cải thiện chức năng hàng ngày và chất lượng sống có thể làm chậm mức độ tàn tật và nhu cầu nhập viện của bệnh nhân. Những bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm nặng cần được điều trị. Điều trị trầm cảm sẽ cải thiện sự chú ý, tập trung và mức năng lượng và đôi khi giảm tàn tật ở bệnh nhân sa sút trí tuệ. Các biện pháp tạo mơi trường thích hợp, an toàn và hỗ trợ, trong đó bệnh nhân có thể hoạt động chức năng tối ưu. Bệnh nhân sa sút trí tuệ mức độ nhẹ và trung bình hoạt động tốt nhất trong mơi trường quen thuộc. Đánh giá mức độ an toàn tại nhà và thay đổi một cách thích hợp sẽ giúp bệnh nhân hoạt động chức năng tốt hơn. Điều dưỡng viên đến thăm tại nhà có thể theo dõi việc dùng thuốc. Cần cung cấp bữa ăn được chuẩn bị sẵn cho bệnh nhân và theo dõi để đảm bảo bệnh nhân được ăn. Cần lên kế hoạch sắp xếp các phương tiện đi lại thay thế. Duy trì khả năng độc lập của người bệnh trong hoạt động hàng ngày bằng cách:

- Bố trí người nhà ln ở bên cạnh để chăm sóc và giám sát bệnh nhân. - Kiên trì hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các vật dụng thường dùng. - Kích thích cảm giác của người bệnh bằng cách dùng cà phê, chè, nước hoa... cho họ ngửi mùi, giúp họ gọi tên và nhớ lại cách sử dụng hồn cảnh sử dụng các chất đó.

- Hồi phục trí nhớ bằng cách gợi lại các chuyện cũ, các công việc mà người bệnh đã quen, khuyến khích người bệnh nhớ lại và liên hệ các hoàn cảnh hay gặp.

- Hồi phục khả năng giao tiếp: Khuyến khích người bệnh nói chuyện, trình bày các suy nghĩ của mình, khơng ngắt lời họ khi giao tiếp. Hướng dẫn họ làm việc bằng các câu đơn giản, ví dụ như “Ơng ăn cơm đi”, “Ơng đi ra bàn”... Khuyến khích họ tham gia các hoạt động chung với người khác

- Khi người bệnh kích thích, có hành vi khơng phù hợp, tìm yếu tố thúc đẩy xuất hiện các hành vi đó để loại bỏ yếu tố thúc đẩy, kiên nhẫn và đánh lạc hướng họ sang một việc khác.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 33 - 34)