Cỡ mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 49 - 51)

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu [31], [39], [98] như sau:

p (1 – p)

n = Z2(1 - /2) d2

Trong đó:

+ n : cỡ mẫu nghiên cứu.

+ Z(1-/2): Hệ số tin cậy. Với =0,05 và độ tin cậy là 95% nên Z(1- /2)= 1,96.

+ p : tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ ở người trên 60 tuổi tại cộng đồng = 4,63% (lấy theo kết quả nghiên cứu trước đó [18].

+ d: độ chính xác tuyệt đối, chọn d = 0,015.

Từ cơng thức trên tính được n = 800 là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu tại một khu vực. Dự kiến có khoảng 5% ( 40 đối tượng) không hợp tác nghiên cứu tại mỗi khu vực (nội và ngoại thành). Do đó, mỗi khu vực cần nghiên cứu cỡ mẫu n = 840. Tổng số người cao tuổi cần điều tra tại hai khu vực nội và ngoại thành của thành phố Hà Nội = 840 x 2 = 1.680 (người ). Như vậy, tại mỗi xã, phường cần điều tra số người cao tuổi = 1680/4 = 420 (người).

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng:

+ Tiêu chuẩn chọn trường hợp bệnh: Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) mắc sa sút trí tuệ (theo tiêu chuẩn chẩn đốn DSM-IV), có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống tại các xã, phường nghiên cứu, có trình độ học vấn từ biết đọc – biết viết trở lên.

+ Tiêu chuẩn chọn đối chứng: người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), khơng mắc sa sút trí tuệ (tiêu chuẩn DSM-IV), cùng giới, cùng nhóm tuổi với người bệnh, có trình độ học vấn từ biết đọc – biết viết trở lên và đang sống ở gần nhà trường hợp bệnh nhất.

+ Cỡ mẫu nghiên cứu bệnh-chứng được tính theo cơng thức [31], [39], [98]: {Z2(1-/2)[1/P1(1-P1)+ 1/P2(1-P2)] [ln(1 - )]2 Trong đó: Sai số  = 0,05, Z(1-/2) = 1,96

OR: tỷ suất chênh mong đợi là 2,5 ở mức khác biệt có ý nghĩa thống kê P1: Tỷ lệ các cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ được ước lượng cho nhóm bệnh (nhóm sa sút trí tuệ). P1 = (OR)P2/[(OR)P2 + (1-P2)].

P2: Tỷ lệ các cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ được ước lượng cho nhóm đối chứng (nhóm khơng sa sút trí tuệ); lấy từ kết quả nghiên cứu thăm dò, qua phân tích thử 100 phiếu điều tra ở người cao tuổi khơng sa sút trí tuệ, tỷ lệ phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ cao nhất là tăng cholesterol máu với P = 0,348. Tăng cholesterol máu là yếu tố nguy cơ có thể kiểm sốt được. Vì vậy lấy tỷ lệ này để tính cỡ mẫu nghiên cứu sẽ bao trùm được tất cả các yếu tố nguy cơ còn lại trong nghiên cứu của đề tài.

Thay P2=0,348, tính được: P1= 2,5 x 0,348/(2,5x0,348+1-0,348) = 0,572

P tính theo cơng thức sau: P = (P1+P2)/2 = (0,572 + 0,348)/2 = 0,46 : Độ chính xác mong đợi (mức chênh lệch cho phép giữa tỷ suất chênh OR thực của quần thể và OR thu được từ mẫu nghiên cứu) = 15% ).

Từ cơng thức trên tính được n = n1 = 75, vì số lượng nhóm bệnh (n1) và nhóm đối chứng (n2) được lấy theo tỷ lệ 1 : 2 (1 bệnh/2 chứng), nên cỡ mẫu nhóm chứng n2= 2 lần cỡ mẫu nhóm bệnh n1 = 75 x 2 = 150, như vậy n1 + n2 = 225 (người).

Tổng số ngưởi cao tuổi cần cho nghiên cứu bệnh-chứng là 225 người. n =

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 49 - 51)