Mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 37 - 38)

Hiện nay, mơ hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình [26] là một trong những mơ hình đang được áp dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày do tính thiết thực và các hình thức phong phú của nó:

- Mơ hình dịch vụ "chăm sóc sức khỏe tại nhà": Mơ hình này đang được áp dụng tại Hoa Kỳ. Mơ hình tập trung vào người bệnh với sáu nguyên tắc: liên tục, toàn diện, phối hợp, cộng đồng, phòng bệnh và gia đình [30], [211]. Mơ hình đã phát triển rất mạnh ở Hoa Kỳ và các nước, chỉ trong mười năm số lượng các chăm sóc y tế tham gia chăm sóc sức khỏe tại nhà của các nước đã tăng từ 3.000 đến 8.000 với các cuộc thăm khám được diễn ra định kỳ (tháng, quý, năm) [60]. Ở Thụy Điển, những năm trước đây, hầu hết các nhân viên y tế dành nửa thời gian tại trung tâm, một nửa thời gian khám chữa bệnh tại gia đình, nhưng gần đây chủ yếu là hỏi bệnh qua điện thoại và khám chữa bệnh tại gia đình [14]. Tại Israel, mơ hình "Bệnh viện hóa nhà" được áp dụng để chăm sóc cho người cao tuổi trong cộng đồng, chăm sóc y tế tích cực tại nhà tránh hoặc rút ngắn thời gian nằm viện. Mơ hình này kết hợp với các phương tiện chăm sóc sức khỏe thường xuyên, tạo một màng lưới cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế tại nhà cho người cao tuổi. Mơ hình "Bệnh viện hóa nhà" đã trở thành trung tâm của một hệ thống chăm sóc hỗ trợ, tích cực, nhân đạo, chất lượng cao cho người cao tuổi trong cộng đồng ở Israel [221].

- Mơ hình "Chăm sóc người cao tuổi tại nhà": ở Việt Nam, năm 1991,

Trung tâm nghiên cứu trợ giúp người cao tuổi trực thuộc Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam (gọi tắt là RECAS) đã lựa chọn mơ hình "Chăm sóc người cao tuổi tại nhà" để áp dụng. Trong hơn mười năm triển khai, Trung tâm đã chăm sóc cho hàng nghìn lượt người cao tuổi. Ngồi ra, Trung tâm cịn có một số hoạt động khác như mở các lớp tình nguyện viên để giúp đỡ những người cao tuổi nghèo, cô đơn không nơi nương tựa; thành lập các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời cho người cao tuổi tại cộng đồng ở những vùng nơng thơn [26]. Một mơ hình khác là mơ hình dịch vụ "Quản lý, Tư vấn và Chăm sóc

sức khỏe tại nhà (gọi tắt là Q.T.C). Sau hai năm triển khai ở xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội, kết quả cho thấy, mơ hình "Q.T.C" được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại cộng đồng. Đồng thời, mơ hình "Q.T.C" cũng đã thu hút và huy động được sự tham gia của cộng đồng vào cơng tác y tế một cách tích cực hơn [3]. Tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, trợ giúp người cao tuổi được thành lập. Trung tâm đã xây dựng và áp dụng mơ hình thí điểm "Chăm sóc người cao tuổi tại nhà dựa vào tình nguyện viên" với mục tiêu là tổ chức mạng lưới tình nguyện viên để chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi nghèo, cô đơn không nơi nương tựa trong các sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp xã hội và trợ giúp y tế với sự tài trợ của Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi Quốc tế và Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi Hàn Quốc. Cho đến nay, mơ hình này đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Kết quả thực hiện của mơ hình cho thấy tính khả thi cao tại cộng đồng.

Tuy nhiên, các mơ hình nêu trên cịn bộc lộ một số bất cập, hạn chế như: (1) Mơ hình được phát triển một cách tự phát, chưa có chính sách và cơ chế quản lý nên thiếu tính đồng bộ, thống nhất, các dịch vụ được bố trí, sắp xếp chưa mang tính tổ chức và khoa học; (2) Cơng tác quản lý mơ hình và đào tạo chun môn cho đội ngũ nhân viên đáp ứng nhu cầu của cộng đồng còn thiếu và chưa kịp thời; (3) Kinh phí triển khai các mơ hình cịn nhiều bất cập, giá thành dịch vụ cao so với chất lượng phục vụ hoặc không phù hợp với điều kiện của người dân. Từ những bất cập trên dẫn đến các mơ hình được sử dụng nhưng kém tính bền vững về hiệu quả, thậm chí một số mơ hình phải dừng hoạt động.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 37 - 38)