Đối tượng nghiên cứu (người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ):

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 85 - 86)

+ Về tỷ lệ người cao tuổi: Kết quả điều tra (Bảng 3.1) cho thấy: Tỷ lệ người cao tuổi chiếm 9,1% dân số khu vực nghiên cứu. Kết quả của chúng tôi phù hợp với số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2009 [41].

+ Về tỷ lệ người cao tuổi theo các nhóm tuổi, kết quả bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Ở độ tuổi càng cao tỷ lệ người cao tuổi càng giảm ở cả hai khu vực nội thành (thành phố) và ngoại thành (nông thôn). Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hòa [18], Nguyễn Kim Việt và cộng sự [52] và phù hợp với nhận định của Nguyễn Đại Chiến [2], Ngô Văn Dũng [4]: nhóm tuổi 60 - 65 có tỷ lệ cao nhất trong quần thể người cao tuổi.

Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Hòa [18] tập trung nghiên cứu ở khu vực nông thôn, Nguyễn Kim Việt [52] tập trung nghiên cứu ở khu vực thành thị, Nguyễn Đại Chiến [2] và Ngô Văn Dũng [4] tập trung nghiên cứu trên lâm sàng. Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả hai khu vực thành thị và nông thôn.

+ Kết quả nghiên cứu về giới tính của người cao tuổi (Bảng 3.3 và biểu đồ 3.2) cho thấy: Tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới ở cả hai khu vực nghiên cứu.

Kết quả này của chúng tôi tương đương với kết quả của Nguyễn Ngọc Hòa [18] và Nguyễn Kim Việt [52].

Tuy nhiên, khi nghiên cứu về nhóm tuổi, các tác giả trong nước đều tập trung ở khu vực nông thôn [18], hoặc ở khu vực thành thị [52] hoặc trên lâm sàng [2], [4] mà chưa có nghiên cứu về người cao tuổi theo giới tại cả hai khu vực thành thị và nông thôn như nghiên cứu của chúng tôi.

+ Kết quả nghiên cứu trình độ học vấn của người cao tuổi (Bảng 3.4 và biểu đồ 3.3) cho thấy: Tỷ lệ người có trình độ học vấn cao ở hai phường nội thành có xu hướng cao hơn ở hai xã ngoại thành. Kết quả về trình độ học vấn của người cao tuổi tại khu vực huyện Sóc Sơn này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hòa tại khu vực huyện Ba Vì, Hà Nội [18].

Tuy nhiên, chưa thấy có nghiên cứu về trình độ học vấn của người cao tuổi bao gồm cả hai khu vực thành thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 85 - 86)