- Địa điểm nghiên cứu:
4.2.6. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử bệnh lý
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhóm có tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ cao nhất có tiền sử bản thân mắc tai biến mạch não với tỷ lệ sa sút trí tuệ là 20,8%, trong khi nhóm người khơng có tiền sử bệnh này có tỷ lệ thấp hơn rõ rệt là 3,5% (Bảng 3.10). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Fujishima M và Kiyohara Y [106] cho thấy tiền sử tai biến mạch não là yếu tố nguy cơ đối với sa sút trí tuệ mạch máu.
Đối với nhóm mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử giảm trí nhớ (bảng 3.12) cho thấy: người cao tuổi có tiền sử giảm trí nhớ và gia đình có người giảm trí nhớ chiếm tỷ lệ cao hơn rõ rệt so với nhóm khơng có tiền sử này. Hiện nay, vấn đề nghiên cứu về tiền sử giảm trí nhớ chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu trong nước. Tuy nhiên, một số tác giả đã đánh giá về tiền sử gia đình có người sa sút trí tuệ. Kết quả của Nguyễn Ngọc Hoà cho thấy tỷ lệ hiện
mắc theo nhóm tiền sử này là 28,0% cao hơn rõ rệt so với nhóm tiền sử bình thường (3,8%) tới 9,8 lần [18].
Về tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử tăng huyết áp, Bảng 3.9 cho thấy: Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử bản thân tăng huyết áp cao hơn người khơng có tiền sử này.
Nghiên cứu về huyết áp của Whitmer [222] cho thấy tăng huyết áp ở tuổi trung niên phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ. Moore TL và cộng sự [159] cũng nhận định tăng huyết áp có liên quan đến các dấu ấn thối hố thần kinh trong não, gợi ý rằng tăng huyết áp mạn tính có thể có vai trị trong bệnh sinh của bệnh Alzheimer. Ở nhóm tuổi đại lão, yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp không rõ, trong khi huyết áp thấp dường như lại báo trước khả năng mắc sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
Kết quả nghiên cứu dọc của Prince M và cộng sự [183] khẳng định sự tham gia của huyết áp thấp ở tuổi già và giảm tưới máu não trong sự phát triển của sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
Nguyễn Ngọc Hòa [18] khi nghiên cứu ở khu vực ngoại thành Hà Nội nhận định tăng huyết áp khơng có mối liên quan với sa sút trí tuệ. Các tác giả trên thế giới và trong nước cịn có các quan điểm khác nhau và chưa khẳng định thực sự những người có tiền sử tăng huyết áp có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn những người khơng có tiền sử này.
Về tiền sử bản mắc bệnh tim mạch: Nghiên cứu của Carmichael OT và cộng sự [83] cho thấy bệnh tim-mạch phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, đặc biệt ở những người có bệnh mạch ngoại vi, gợi ý rằng vữa xơ động mạch ngoại vi lan toả là một yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ. Ngoài ra, suy tim và rung nhĩ có thể có mối liên quan độc lập với tăng liên quan sa sút trí tuệ.
Báo cáo của dự án Kungsholmen [185] cũng cho thấy suy tim làm tăng 80% liên quan mắc sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, nhưng việc sử dụng các
thuốc hạ huyết áp có thể bù lại một phần sự tăng liên quan này. Nhận định của các tác giả cho thấy vấn đề tiền sử mắc bệnh tim mạch liên quan với sa sút trí tuệ cịn mang tính gợi ý và có những quan điểm khác nhau trong kết quả của chúng tôi tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử và khơng có tiền sử về bệnh này chênh lệch không đáng kể (Bảng 3.11).
Về tiền sử đái tháo đường với sa sút trí tuệ: Kết quả nghiên cứu của Amaiz E và cộng sự [63], Biessel GJ và cộng sự [71] cho thấy bệnh nhân đái tháo đường có tăng liên quan cả sa sút trí tuệ do mạch máu lẫn do thoái hoá.
Theo Qui C và cộng sự [185], đái tháo đường giới hạn và giảm dung nạp glucose cũng phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Hòa [18] chưa thấy mối liên quan giữa tiền sử đái tháo đường với sa sút trí tuệ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Ngọc Hòa (Bảng 3.13).
Về tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử tăng lipid, nghiên cứu của Refolo LM [189] và Signoret JL [206] cho thấy chỉ mang tính gợi ý về sự phối hợp giữa giữa tăng lipid máu với tăng liên quan sa sút trí tuệ, đặc biệt là nhóm khơng mắc bệnh Alzheimer, trong khi nghiên cứu của Dufouil C và cộng sự [97] cho thấy chưa có sự phối hợp này, thậm chí thấy có mối liên quan ngược giữa rối loạn lipid với sa sút trí tuệ. Như vậy, về vấn đề này, quan điểm của các nhà khoa hoc cịn khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tơi, chưa thấy có sự chênh lệch đáng kể vể tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử tăng lipid máu và người khơng có tiền sử này (Bảng 3.14).
Về mối liên quan giữa một số yếu tố tiền sử bệnh lý với sa sút trí tuệ, một số tác giả cho rằng tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở những người có họ hàng gần với người mắc sa sút trí tuệ. Theo báo cáo của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh Alzheimer, những người mắc hội chứng Down có tỷ lệ tiến triển bệnh ở tuổi trung niên cao hơn. Điều này có thể do sự khác biệt về gien. Một số nghiên cứu tìm ra một số yếu tố tiền liên quan trên nhiễm sắc thể 1, 14, 21 [23]. Con
có bố hoặc mẹ mang gien đột biến khoảng 50% có nguy cơ khởi phát bệnh Alzheimer sớm. Tuy nhiên, theo các tác giả vẫn chưa có một đáp án chính xác về mối liên quan này [190]. Về yếu tố tiền sử bệnh tật, một số nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố nguy cơ là đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch não, chấn thương sọ não, bệnh Parkinson... [67]. Nghiên cứu cho thấy xấp xỉ 1/3 những người sống sót đến tháng thứ ba sau tai biến mạch não mắc sa sút trí tuệ. Ngồi ra các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ cao hơn ở những người có tiền sử bị chấn thương sọ não hay bệnh Parkinson. Trầm cảm thường đi kèm với sa sút trí tuệ. Người già bị trầm cảm có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn từ hai đến ba lần so với dự kiến. Người ta vẫn chưa biết liệu trầm cảm là một nhân tố gây bệnh hay chỉ là một triệu chứng của sa sút trí tuệ.
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế nghiên cứu về người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ tại khu vực nông thôn hoặc thành thị, nhưng chưa có các cơng trình nghiên cứu về tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử của người cao tuổi so sánh giữa khu vực nông thôn và thành thị.