Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 34 - 36)

Bệnh nhân sa sút trí tuệ có biểu hiện suy giảm các mặt hoạt động tâm trí, nhất là các hoạt động chăm sóc cá nhân, các hoạt động quan hệ xã hội... do vậy cần được chăm sóc tốt tại gia đình [59]. Người thân của bệnh nhân cần chú ý những hoạt động sau:

* Chế độ ăn [7], [139], [157]: Đảm bảo chế độ ăn điều độ hợp lý, sẽ

làm giảm nguy cơ các bệnh mạch não, bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa... Thực hiện chế độ ăn điều độ, hợp lý bằng cách tăng lượng rau quả, giảm mỡ và chất béo, ăn chất đạm vừa đủ theo nhu cầu. Chế độ ăn hạn chế muối sẽ làm giảm đáng kể huyết áp, bổ sung đầy đủ các vitamin B12, B6, folat trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm nồng độ homocystein. Việc bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia... sẽ làm giảm thiểu nguy cơ tim mạch và tai biến mạch não.

* Tập thể dục [65], [69], [218]: Tập thể dục đều đặn thường xuyên giúp cải thiện trí nhớ và làm chậm q trình lão hóa.

- Tăng cường hoạt động thể lực: Thường xuyên tập dưỡng sinh, đi bộ, chơi các môn thể thao phù hợp lứa tuổi.

- Tăng cường hoạt động trí óc: Đánh cờ, làm thơ, viết văn, tham gia nghiên cứu khoa học...

- Tham gia các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội: dưỡng sinh, âm nhạc, hội họa, khiêu vũ, thơ, nuôi động vật cảnh…

- Tăng cường rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy và các chức năng nhận thức khác bằng cách duy trì đọc sách báo, tập nhớ lại những thông tin, các sự kiện trước đây, lập kế hoạch, thực hiện công việc, cố gắng làm theo thời gian biểu đã lập hàng ngày hoặc hàng tuần và đề ra những phần việc quan trọng cần chú ý để thực hiện.

* Sinh hoạt hàng ngày và vệ sinh cá nhân [185]

Bệnh nhân thường giảm khả năng thực hiện các công việc thường ngày như ăn mặc, giặt rũ, nấu ăn, không nhớ được công dụng và giảm khả năng sử dụng các đồ dùng trong nhà, không tự tắm giặt, vệ sinh cá nhân được. Do vậy, cần giúp đỡ bệnh nhân mặc quần áo, đánh răng, giúp bệnh nhân sử dụng các đồ dùng hàng ngày, nhắc và trợ giúp họ đi vệ sinh...

Giải thích cho bệnh nhân sắp làm gì ví dụ như chuẩn bị đi tắm để có thể tránh được những chống đối hoặc phản ứng bạo lực.

* Một số điều cần chú ý khác [16], [18], [50], [35]

- Để bệnh nhân ở những nơi quen thuộc và an toàn: Cần để các vật dụng sao cho vừa thuận tiện nhưng tránh được các nguy cơ gây tổn thương cho bệnh nhân, sửa đổi cấu trúc của ngôi nhà cho bệnh nhân tiện sinh hoạt, đặt chuông báo động (nếu bệnh nhân đi lại nhiều trong nhà), lắp đặt đủ ánh sáng, đặt các biển báo hiệu trong nhà để giúp bệnh nhân định hướng. Nên cất bỏ các vật dụng nguy hiểm trong nhà như dao và các vật sắc nhọn.

Khi có sự thay đổi về môi trường xung quanh, về thời gian biểu hoặc người chăm sóc phải giải thích cặn kẽ và đơn giản với bệnh nhân. Lịch và đồng hồ và thời gian biểu hoạt động hàng ngày giúp tăng cường sự định hướng. Phải cho bệnh nhân có thời gian để thích nghi và làm quen với sự thay đổi này, cố gắng loại bỏ những việc không cần thiết.

- Ngoài ra, cho bệnh nhân dùng thẻ thông tin cá nhân đề phòng bệnh nhân đi lạc đường hoặc bị tai nạn. Giảm kích lực cho bệnh nhân: tránh những

tác động tâm lý không tốt với bệnh nhân [89]. Hỗ trợ bệnh nhân khi có vấn đề liên quan đến pháp lý như: thừa kế, các chế độ chính sách, thực hiện quyền công dân... Nên đưa bệnh nhân vào các chương trình hoạt động tại cộng đồng. Theo dõi những biểu hiện bất thường về tâm trí. Kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh bằng khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế. Theo dõi quá trình bệnh và thuốc điều trị của bệnh nhân [99]. Phải chuẩn bị kế hoạch về y tế và tài chính trước khi sa sút trí tuệ nặng

- Khi sa sút trí tuệ tiến triển nặng, nên tập trung và tạo sự dễ chịu của bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 34 - 36)