Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổ

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 91 - 93)

- Địa điểm nghiên cứu:

4.2.2. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổ

Người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng cao, cứ sau độ 5 - 10 năm tuổi thì tỷ lệ tăng lên 1,5 đến 2 lần (Bảng 3.6). Nhận định này của chúng tôi phù hợp với Nguyễn Ngọc Hoà trong kết quả nghiên cứu tại huyện Ba Vì, Hà Nội [18], và Nguyễn Kim Việt tại Thái Nguyên [52]. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Hòa chỉ nghiên cứu ở khu vực ngoại thành nông thơn, cịn Nguyễn Kim Việt chỉ thống kê ở khu vực thành phố. Nghiên cứu của chúng tôi ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn.

Nhận định khi độ tuổi càng cao thì tỷ lệ sa sút trí tuệ càng cao cũng đã được Hannien T [111], Ikeda M [120], Kumar R [137] và Qui CJ [184] khẳng định. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định của Ferri CP [101] và Tesvos và cộng sự [215]: cứ sau mỗi khoảng 5 năm, tỷ lệ mắc của sa sút trí tuệ lại tăng lên gần gấp đôi, cụ thể tăng từ 0,6% ở độ tuổi 60-64 lên tới 25,0% ở độ tuổi từ 90 trở lên.

Theo Hofman A [116], tỷ lệ mắc thay đổi theo tuổi từ 0,4% ở nhóm tuổi 55-59 lên 43,2% ở nhóm tuổi trên 95. Tuy nhiên, độ tuổi của đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là từ 60 tuổi trở lên khác với độ tuổi của đối tượng trong nghiên cứu của các tác giả hầu hết từ 65 tuổi trở lên.

4.2.3. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo giới tính

Nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.7) cho thấy: Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở nữ giới là 4,8% cao hơn so với nam giới là 3,6%. Sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê.

Nhận định tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính này tương đương với kết quả của Nguyễn Ngọc Hoà [18], Nguyễn Kim Việt và cộng sự [52]. Tương tự như tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi, hiện nay hầu như chưa có tác giả nào trong nước tiến hành nghiên cứu về người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ theo giới tính tại khu vực nội thành là khu vực .

Yamada M. và cộng sự [233] cho thấy tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ do mạch máu là 1,8% ở nữ giới thấp hơn không đáng kể so nam giới (2%). Brenner DE [78], Li G và cộng sự [146] nhận định khơng có sự khác nhau về giới tại thời điểm khởi phát bệnh. Prencipe M. và cộng sự [182] cũng nhận định: khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Trong khi đó, nghiên cứu của Wang W và cộng sự [220] cho thấy tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng tăng theo tuổi, nữ giới mắc nhiều hơn nam, nhưng sự khác biệt không rõ với sa sút trí tuệ do mạch máu. Woo JI và cộng sự [230] cho thấy tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ là 9,5% (sự chênh lệch giữa nam và nữ chưa có sự khác biệt: 8,8% ở nam và 9,9% ở nữ).

Như vậy, tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi theo giới tính khơng có sự khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của hầu hết các tác giả trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)