Mơ hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 38 - 42)

Đây là mơ hình được nhiều tác giả nghiên cứu và áp dụng, được xây dựng trên nguyên tắc dự phòng dựa vào cộng đồng, phục vụ nhu cầu của đa số và nhằm nâng cao năng lực người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe bản thân họ [26], [40]. Mơ hình này chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tại

cộng đồng bao gồm khá nhiều hoạt động phong phú, nổi bật là (1) Nhà dưỡng lão do cộng đồng hoặc tổ chức xã hội thành lập và (2) Hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ.

Mơ hình hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ trong những năm qua được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi chăm sóc sức khỏe là nhiệm vụ của tồn xã hội, nên đây là mơ hình mang tính chất rộng và thiết thực, phù hợp với tất cả các đối tượng từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi và miền ngược đều có thể áp dụng được. Nhờ đó, năm 1995, Hội Người cao tuổi được thành lập và đến nay đã có ở hầu hết các xã, phường, thị trấn. Với mơ hình này, cán bộ chun mơn sẽ làm tư vấn viên về sức khỏe cho người cao tuổi, cịn Hội Người cao tuổi sẽ đóng vai trị nịng cốt trong các hoạt động về chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mình. Hàng năm, người cao tuổi được khám chữa bệnh định kỳ, được quan tâm của địa phương thành lập những câu lạc bộ hay những lớp học dưỡng sinh để Hội Người cao tuổi sinh hoạt và tập luyện.

Hiện nay, theo Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, trong số hơn 9,9 triệu người cao tuổi cả nước có hơn 8,3 triệu người cao tuổi sống cơ đơn, 13,06% sống chỉ có hai vợ chồng già. Trước những khó khăn đó, mơ hình thí điểm "Tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào các tình nguyện viên là thầy thuốc tại cộng đồng" được thực hiện tại một số xã của các tỉnh: Thái Nguyên, Thái Bình, Bến Tre, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hịa Bình, Đồng Nai. Huyện Đồng Hỷ thuộc tỉnh Thái Nguyên là một trong những huyện trung du miền núi đầu tiên thực hiện thí điểm mơ hình này [46]. Tuy nhiên, hoạt động của mơ hình chủ yếu dựa vào đội ngũ tình nguyện viên là thầy thuốc tại cộng đồng, nếu không được tổ chức tốt, khơi dậy được sự nhiệt tình, tâm huyết của các tình nguyện viên, đặc biệt là các thầy thuốc trẻ thì tính bền vững và hiệu quả của mơ hình sẽ khơng cao [13].

Năm 2011, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã triển khai thí điểm mơ hình "Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi" tại xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng [44]. Sau một năm hoạt động thí điểm kết

quả cho thấy: Kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của nhân viên y tế địa phương đã được nâng lên rõ rệt, nhận thức của người dân và người cao tuổi về lối sống khỏe mạnh và cách dự phịng chăm sóc sức khỏe đã được cải thiện.

Mơ hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại vùng nông thôn đồng bằng Sông Hồng đã được Nguyễn Văn Tiên và cộng sự [40] xây dựng và áp dụng triển khai một số hoạt động như sau: (i) Tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao hiểu biết về cách phòng, chống một số bệnh, tật thông thường, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi, cách sống lành mạnh,...; (ii) Tổ chức hướng dẫn luyện tập một số công tác dưỡng sinh cơ bản; (iii) Tiến hành khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi nhằm phát hiện triệu chứng, động viên người cao tuổi và gia đình quan tâm hơn đến sức khỏe người cao tuổi. Kết quả sau ba năm triển khai cho thấy nhận thức của người cao tuổi về tác dụng dưỡng sinh cũng như mức độ luyện tập dưỡng sinh tăng lên so với trước. Hiểu biết của người cao tuổi về các triệu chứng thơng thường và cách phịng ngừa như chế độ dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe người cao tuổi tăng lên so với trước. Việc khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi đã động viên, khuyến khích được người cao tuổi có tác động đến tâm lý, tránh sự nhàm chán, giảm sự tự ti ở người cao tuổi.

Từ năm 2002 đến 2005, Viện Chiến lược và Chính sách y tế của Bộ Y tế đã triển khai Dự án "Nâng cao cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở vùng nông thôn Việt Nam" ở bốn xã thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Mục đích của Dự án nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi ở vùng nông thôn với chi phí hợp lý, phù hợp với hồn cảnh địa phương. Các hoạt động can thiệp được tiến hành một cách tồn diện trên các nhóm người trên 60 tuổi; người chăm sóc chính và các thành viên trong hộ gia đình; các thành viên cộng đồng; các tổ chức, đồn thể chính trị, xã hội và người cung ứng các dịch vụ y tế [9]. Sau bốn năm triển khai các hoạt động can thiệp, Dự án đã góp phần quan trọng trong cơng tác

chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở vùng nông thôn thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Mơ hình can thiệp của Dự án được đánh giá là có tính khả thi, bền vững và có khả năng nhân rộng tại các địa phương khác trong huyện.

Mơ hình Quản lý, Khám, Chữa bệnh người cao tuổi tại trạm y tế xã (gọi tắt là QKC) được Nguyễn Văn Tập và cộng sự [32] xây dựng và áp dụng với các nội dung hoạt động sau: Xây dựng mạng lưới quản lý sức khỏe người cao tuổi; Xây dựng chỉ số điều hành dựa vào cộng đồng để đánh giá kết quả mơ hình can thiệp; Quản lý khám chữa bệnh định kỳ người cao tuổi tại xã; Quản lý theo dõi huyết áp người cao tuổi tại thôn; Truyền thông, tư vấn, tập thể dục dưỡng sinh và một số hoạt động chăm sóc sức khỏe tồn diện khác. Các hoạt động của mơ hình đã đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi là được khám chữa bệnh tại địa phương. người cao tuổi ở nông thôn được cung cấp các kiến thức về dự phịng, chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, kết quả của mơ hình đã góp phần tác động đến chính quyền, địa phương và người dân nhận thức được sự cần thiết kết hợp giữa phát triển kinh tế và chăm sóc sức khỏe thể hiện qua xây dựng "Làng văn hóa" có thêm tiêu chí khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại địa phương.

Mơ hình "Quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng" tại các xã của huyện Từ Liêm, Hà Nội được Trần Ngọc Tụ [44] xây dựng và thử nghiệm với ba hoạt động chính: (i) Tổ chức quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại nhà và tại trạm y tế xã; (ii) Tổ chức truyền thông – giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi thông qua truyền thông gián tiếp trên hệ thống loa truyền thành xã, cấp phát tờ rơi, tờ gấp cho người cao tuổi và gia đình người cao tuổi; (iii) Tổ chức luyện tập dưỡng sinh cho người cao tuổi. Các hoạt động của mơ hình đã được lồng ghép vào nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của trạm y tế xã. Mơ hình khơng đơn thuần chỉ có khám chữa bệnh mà còn áp dụng các biện pháp nhiều chiều như động viên tinh thần, tổ chức luyện tập thể dục dưỡng sinh và nâng cao kiến thức phòng bệnh, giữ gìn

sức khỏe cho người cao tuổi. Mơ hình đã đưa người cao tuổi từ đối tượng thụ động trở thành chủ thể tự chăm sóc mình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)