- Địa điểm nghiên cứu:
4.3.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ chuyển hoá với sa sút trí tuệ ở
người cao tuổi
- Mối liên quan giữa thừa cân - béo phì với sa sút trí tuệ: Kết quả nghiên cứu của Plassman BL và cộng sự [181] gợi ý có mối liên quan giữa béo phì và sa sút trí tuệ. Graves AB và cộng sự [109] cũng nhận định: Chỉ số khối cơ thể cao ở tuổi trung niên có liên quan đến tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ khi về già. Tuy nhiên, cần phải có những nghiên cứu tiếp tục và sâu hơn về sự liên quan giữa sa sút trí tuệ và thừa cân – béo phì chỉ mang tính gợi ý.
De Leeuw FE [93] và Morris MC [164] phát hiện thấy giảm chỉ số khối cơ thể khoảng mười năm trước khi khởi phát sa sút trí tuệ, gợi ý có mối liên quan giữa giảm mạnh chỉ số khối cơ thể với sự phát triển bệnh Alzheimer sau này. Chỉ số khối cơ thể thấp ở tuổi già có thể liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, nhưng chỉ số khối cơ thể thấp và giảm cân nặng có thể được phân tích như một dấu ấn về bệnh Alzheimer tiền lâm sàng, đặc biệt khi đo dưới mười năm trước chẩn đoán lâm sàng. Nhận định của các tác giả cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.19) cho thấy chưa có mối liên quan giữa thừa cân – béo phì với sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
- Mối liên quan giữa rối loạn các chỉ số lipid máu (tăng cholesterol máu toàn phần, biến đổi LDL,HDL và triglycerid) với sa sút trí tuệ: Nghiên cứu của Refolo LM và cộng sự [189] gợi ý về sự phối hợp giữa tăng cholesterol máu ở tuổi trung niên với bệnh Alzheimer khi về già.
Signoret JL và Benoit N [206] cho biết có sự phối hợp giữa tăng lipid máu với tăng liên quan sa sút trí tuệ, đặc biệt là loại không phải bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, tác giả Dufouil C [97], Li G [146], [147] và Shepherd
J [205] cho thấy có sự giảm về cholesterol tồn phần ít nhất mười lăm năm trước khi khởi phát sa sút trí tuệ.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương [2] cho rằng: Rối loạn chuyển hóa lipid đặc biệt là rối loạn về cholesterol tồn phần có mối liên quan ảnh hưởng tới sa sút trí tuệ thể Alzheimer. Nhận định này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Viết Lực [27] và Solomon và cộng sự [209]. Trần Viết Lực cho thấy có mối liên quan giữa sự biến đổi các chỉ số LDL và triglycerid với sa sút trí tuệ [27].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả về mối liên quan giữa tăng cholesterol máu toàn phần (Bảng 3.20), biến đổi chỉ số LDL và triglycerid (bảng 3.21 và 3.23) với sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Tuy nhiên, các tác giả đã chủ yếu tập trung trên lĩnh vực lâm sàng tại một bệnh viện, hoặc ở một khu vực nông thôn hoặc thành thị và vẫn có những quan điểm khác nhau về sự biến đổi chỉ số lipid trong máu với sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Cịn nghiên cứu của chúng tôi tập trung trên những người cao tuổi ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị, chưa thấy có mối liên quan giữa biến đổi HDL với sa sút trí tuệ (Bảng 3.22). Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa chỉ số lipid với sa sút trí tuệ, nhưng có ít tác giả đề cập đến mối liên quan giữa biến đổi HDL với sa sút trí tuệ.
- Mối liên quan giữa biến đổi đường máu lúc đói với sa sút trí tuệ: Kết quả bảng 3.24 cho thấy có mối liên quan giữa chỉ số đường máu với sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Người có biến đổi chỉ số đường máu lúc đói có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn người không biến đổi đường máu lúc. Kết quả này phù hợp với nhận định của Trần Viết Lực [27] nghiên cứu trên những bệnh nhân tại bệnh viện.
Để xác định mối liên quan thực sự của các yếu tố nguy cơ chuyển hóa với sa sút trí tuệ, chúng tôi đã ghép các biến về các yếu tố nguy cơ chuyển hóa: béo phì-thừa cân, cholesterol máu toàn phần, LDL, HDL, triglycerid
máu, đái tháo đường để xác định ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ này với sa sút trí tuệ trong mơ hình hồi quy thứ bậc. Kết quả chúng tôi đã xác định được các yếu tố nguy cơ thực sự liên quan là: biến đổi các chỉ số cholesterol máu toàn phần và đái tháo đường (Bảng 3.33).
Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của Dufouil C [97], Frears ER [105], Moroney JT [160], Notkola IL [170], Santanello NC [200] và cộng sự: liên quan giữa chuyển hóa lipid với tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ đã gợi ý về sự phối hợp giữa tăng cholesterol máu ở tuổi trung niên với bệnh Alzheimer khi về già.
Frears ER [105], Moroney JT [160] và Notkola IL [170] cho thấy có sự phối hợp giữa tăng lipid máu với tăng liên quan sa sút trí tuệ, đặc biệt là thể không phải bệnh Alzheimer. Santanello NC và cộng sự [200] cho thấy có sự giảm về cholesterol tồn phần ít nhất mười lăm năm trước khi khởi phát sa sút trí tuệ. Ngoài ra, một số nghiên cứu quan sát của Hajjar I [110], Hess DC [114], Yaffe K [232] và Zandi PP [234] gợi ý vai trò của statin trong việc làm giảm liên quan sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, nhưng điều này chưa được khẳng định qua các thử nghiệm lâm sàng.
Về mối liên quan giữa đái tháo đường với sa sút trí tuệ, Akomolafe A [57], Arvanitakis Z [65], Luchsinger JA [151] và cộng sự cho thấy bên cạnh các biến chứng có hại của bệnh đái tháo đường đối với tim, mắt, thận..., bệnh đái tháo đường còn tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và làm tăng tốc độ phát triển của sa sút trí tuệ.
Trong nghiên cứu dọc của Biessels GJ [71], Otto A [172] và cộng sự, bệnh nhân đái tháo đường có tăng nguy cơ cả sa sút trí tuệ do mạch máu lẫn do thoái hoá. Điều này cũng được khẳng định qua một phân tích tổng hợp mới đây của Quiu và cộng sự [187]. Berent S và cộng sự [70] nhận định rằng đái tháo đường giới hạn và giảm dung nạp glucose cũng phối hợp với tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
Sự phối hợp này cũng được Peila R và cộng sự [175] nhận định là có thể phản ánh tác dụng trực tiếp của tăng đường huyết lên những thay đổi thoái hoá trong não, hoặc tác dụng của tăng insulin máu, hoặc do các bệnh kèm theo đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Otto A và cộng sự [173] cho rằng hoạt động của não chậm lại khi mức đường trong máu tăng ở người đái tháo đường typ 2. Nghiên cứu ở cấp quốc gia được tiến hành trên khoảng 3.000 người đái tháo đường thấy cứ tăng 1% HbA1C làm giảm đáng kể trí nhớ, giảm khả năng làm nhiều việc một lúc cũng như nhiều chức năng nhận thức khác.
Trần Thị Lệ Thanh [38] nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhận thức ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ở người trên 60 tuổi trở lên, cũng nhận thấy nguy cơ sa sút trí tuệ bị ảnh hưởng rõ rệt nhất do cách điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường. Nguy cơ cao nhất đối với nhóm có đường máu cao phải dùng insulin đường tiêm.
Trần Viết Lực [27] cũng xác định được đái tháo đường là yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ trên mơ hình hồi quy đa biến. Tác giả nhận định chung rối loạn lipid là yếu tố nguy cơ trên mơ hình hồi quy đa biến, nhưng chưa xác định biến đổi cholestorol toàn phần trong các rối loạn lipid là yếu tố nguy cơ thực sự trên mơ hình hồi quy đa biến.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ chuyển hố với sa sút trí tuệ ở người cao tuổi phù hợp với nhận định của các tác giả trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở cả khu vực nơng thơn và thành thị; kết quả sau phân tích qua mơ hình hồi quy thứ bậc cho thấy: sự biến đổi các chỉ số cholesterol toàn phần máu và đái tháo đường (Bảng 3.33) là yếu tố nguy cơ thực sự với sa sút trí tuệ.