Giả thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa sự tham gia của khách hàng và sự thỏa mãn khách hàng trong các Công ty sản xuất (Trang 42)

Như đã đề cập ở Chương I, bài khóa luận nghiên cứu ba luận điểm chính, bao gồm:

H1: “Sự chủ độngtương tác của doanh nghiệp với khách hàng tương quan cùng

chiều với Sự thỏa mãn của khách hàng trong các công ty sản xuất”

Để khuyến khích sự tham gia của khách hàng vào các doanh nghiệp sản xuất rất cần sự chủ động tạo điều kiện và tương tác từ phía các nhà sản xuất để khách hàng có thể tham gia đóng góp ý kiến của mình. Sự chủ động này từ phía doanh nghiệp sản xuất thể hiện qua các yếu tố như doanh nghiệp thường xuyên thăm dò ý kiến khách hàng, thường xuyên liên lạc với khách hàng và chủ động phản ứng trước các nhu cầu và phản ứng của họ hay tích cực tạo điều kiện để khách hàng tới tham quan

nhà máy, dây chuyền sản xuất… Những yếu tố này, sau khi quyết định mức độ chủ động tương tác của nhà sản xuất với khách hàng, sẽ tác động tới sự hài lòng của khách hàng, thể hiện qua các khía cạnh như doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như các tiêu chuẩn khác mà khách hàng đưa ra, doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước các vấn đề khách hàng gặp phải và lượng khách hàng tiếp tục hợp tác với doanh nghiệp, khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

H2: “Sự chủ động tham gia vào sản phẩm của khách hàng tương quan cùng chiều

với Sự thỏa mãn của khách hàng”

Việc khách hàng chủ động tham gia vào khâu thiết kế, sản xuất sản phẩm có tác động đến cảm giác hài lòng, thỏa mãn của họ khi được sử dụng sản phẩm mà trong đó có sự góp sức của mình. Sự hài lòng đó được thể hiện bằng việc khách hàng tiếp tục mua sản phẩm hay không, khách hàng có cảm thấy những tiêu chuẩn mình đưa ra đã được đáp ứng hay không, chất lượng sản phẩm có tốt không,…

H3: “Sự tham gia của khách hàng tương quan cùng chiều với Sự thỏa mãn của

khách hàng trong các công ty sản xuất”

Giả thuyết H3 chính là sự tổng hợp từ hai giả thuyết H1 và H2, nhằm mục đích kiểm tra xem Sự tham gia tổng thể của khách hàng có tương quan thuận với Sự thỏa mãn của họ hay không.

3.1.2.1 Mô hình hồi quy cho giả thuyết H1

Phương trình tuyến tính đánh giá mối liên hệ giữa Sự chủ động khuyến khích khách hàng tham gia của doanh nghiệp và Sự thỏa mãn khách hàng được thể hiện như sau:

Satisfaction = α + β*Interaction

Trong đó:

Satisfaction:Biến thể hiện Sự hài lòng chung của khách hàng đối với các doanh

Interaction:Biến thể hiện Sự chủ động tương tác với khách hàng của doanh nghiệp

sản xuất, dự kiến đo bằng tiêu chí có mã STG_1 đến STG_5.

3.1.2.2 Mô hình hồi quy cho giả thuyết H2

Phương trình tuyến tính đánh giá Sự chủ động tham gia của khách hàng vào sản phẩm đối với sự thỏa mãn khách hàng là:

Satisfaction = α + β*Activeness

Trong đó:

Satisfaction: Biến thể hiện Sự hài lòng chung của khách hàng đối với các doanh

nghiệp sản xuất dự kiến tập hợp từ 6 tiêu chí đánh giá có mã SHL_1 đến SHL_6

Activeness: Biến thể hiện Sự chủ động tham gia của khách hàng vào sản phẩmđo

bởi tiêu chí có mã STG_6

3.1.2.3 Mô hình hồi quy cho giả thuyết H3

Satisfaction = α + β*Involvement

Satisfaction: Biến thể hiện Sự hài lòng chung của khách hàng đối với các doanh

nghiệp sản xuất dự kiến tập hợp từ 6 tiêu chí đánh giá có mã SHL_1 đến SHL_6

Involvement:Biến thể hiện Sự tham gia của khách hàng các công ty sản xuất nói

chung, dự kiến đo bởi cả 6 tiêu chí từ STG_1 đến STG_6 từ bộ câu hỏi của dự án HPM.

3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

Có 2 phương pháp nghiên cứu khác nhau cho bất cứ bài nghiên cứu nào, đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Theo Aliaga và Gunderson (2000), phương pháp định lượng là việc giải thích hiện tượng bằng cách thu thập dữ liệu bằng số và được phân tích dựa trên các phương pháp toán học (đặc biệt là thống kê). Khác với phương pháp định lượng, phương pháp nghiên cứu định tính lại tập trung vào việc kiểm tra các quá trình hay ý nghĩa của một hiện tượng không dựa trên số lượng, mức độ hay tần số. Quá trình thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua sự quan sát của người tham gia, các cuộc phỏng vấn mở hay sự phân tích định tính của các tài liệu. Điểm mạnh đáng chú ý nhất của

phương pháp nghiên cứu định lượng là người nghiên cứu có thể miêu tả đầy đủ những kinh nghiệm một cách dễ hiểu và ý nghĩa. Chính vì thế, phương pháp này rất thích hợp cho các nghiên cứu về những hiện tượng vẫn chưa được lí giải, khi bản chất của vấn đề nghiên cứu khá hiếm và những nghiên cứu trước đó chưa hoàn thiện (Patton 2002).

Khi thực hiện một bài nghiên cứu, việc lựạ chọn phương pháp được sử dụng là cực kì quan trọng trong việc xác định hình thức và sự thành công của kết quả cuối cùng. Để lựa chọn được phương pháp nghiên cứu thích hợp nhất, theo Patton (2002), các nhà nghiên cứu cần xem xét hai biến, bao gồm: tình trạng gần đây của những nghiên cứu đã có trong lĩnh vực lựa chọn và các mục tiêu nghiên cứu đề xuất.

Tình trạng gần đây của các nghiên cứu của lĩnh vực lựa chọn cho biết mối quan hệ giữa các nhân tố trong khung nghiên cứu đã được chứng minh bởi các nghiên cứu trước đó hay chưa. Nếu như vấn đề nghiên cứu đã được chứng minh, người nghiên cứu có thể áp dụng phương pháp thực nghiệm hay định lượng để kiểm tra và nâng cao tính thuyết phục của các lý thuyết trước đó. Tuy nhiên, nếu đề tài nghiên cứu chưa được chứng minh bởi các thuyết trước đó, phương pháp định lượng sẽ thích hợp hơn bởi nó cho phép người nghiên cứu xác định mối liên quan có thể có giữa các nhân tố được nghiên cứu.Bên cạnh đó, khi lựa chọn phương pháp nghiên cứu, người nghiên cứu cũng cần xem xét tới các mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các khái niệm đã được lựa chọn sẽ khác với phương pháp được dùng trong việc khảo sát các nghiên cứu với mục tiêu giải thích các chủ thể biến thiên.

Sau khi xem xét mọi yếu tố cần thiết, người viết nhận thấy phương pháp định lượng là thích hợp nhất cho khung nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu của bài khóa luận này. Phương pháp này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra mối liên hệ giữa các yếu tố không phụ thuộc và yếu tố phụ thuộc mà người viết dự định nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa sự tham gia của khách hàng và sự thỏa mãn khách hàng trong các Công ty sản xuất (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)