Việc đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi có thể được thực hiện bởi hệ số Cronbach’s Alpha (Cronbach, 1984), hệ số được xem là quan trọng nhất dựa trên số lượng các biến của bảng hỏi cũng như sự tương quan giữa các biến. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và các biến rác trong mô hình. Theo Nunnally và Bernstein (1994), Robert và Matthew (1994), chỉ những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correclation) lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 được chấp nhận và thích hợp để tiếp tục nghiên cứu ở các bước sau.
var) )(cov/ 1 ( 1 var) (cov/ Kk A Trong đó: a: hệ số cronbach Alpha k : số mục hỏi được kiểm tra
cov/var : hệ số tương quan trung bình giữa các cặp biến quan sát
Đánh giá độ tinh cậy thang đo qua hệ số Cronbach Alpha α:
0,8 ≤ α < 1,0 Thang đo lường tốt 0,7 ≤ α < 0,8 Thang đo sử dụng được
α ≥ 0,6 Sử dụng được đối với khái niệm nghiên cứu mới
(Nguồn Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
Để kiểm định các biến quan của mỗi thang đo trước khi tiến hành phân tích nhân tố, người viết đã tuân thủ thực hiện theo các bước dưới đây:
Bƣớc 1: Dùng phầm mềm SPSS 20.0 xuất ra kết quả kiểm định thang đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Bƣớc 2: Loại bỏ những biến rác bằng cách nếu thấy biến nào trong phần kết quả có
hệ số tương quan với biến tổng thấp hơn 0,3 thì loại bỏ biến đó ra khỏi thang đo trước khi tiến hành phân tích nhân tố.
Bƣớc 3: Bằng cách loại trừ các biến quan sát có mức độ tương quan thấp trong thang đo, người phân tích sẽ thu được hệ số Cronbach’s Alpha tốt hơn nên cần loại trừ cho đến khi chọn được hệ số tốt nhất nhằm đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha đạt tiêu chuẩn α ≥ 0,6.