Giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở việt nam và các kiến nghị pháp lý luận văn ths luật (Trang 87 - 101)

thực hiện các biện pháp quản lý thị trường vàng

Dựa trên những đánh giá về thực tiễn hoạt động quản lý tại Chương 2 và các phương hướng cho việc phát triển thị trường vàng kể trên, tác giả lựa chọn đưa ra ba nhóm giải pháp: Thứ nhất là tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng; Thứ hai là tăng cường quản lý vĩ mô, giảm thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng; Thứ ba là nhóm giải pháp đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý.

Nhóm giải pháp thứ nhất, xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý đầy đủ và thống nhất cho các hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng. Nhiệm vụ trọng tâm của nhóm giải pháp này là Quốc hội cần ban hành Luật về quản lý đối với thị trường vàng. Trên cở sở quy định của Luật quản lý thị trường vàng, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần được soạn thảo mới, điều chỉnh phù hợp, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống quy định điều chỉnh hoạt động trên thị trường vàng. Trong đó, các quy định cần chú trọng hơn tới bản chất của thị trường vàng để hướng tới phát triển một thị trường vàng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Những nội dung cơ bản sau cần được ghi nhận:

Một là, xây dựng khái niệm về thị trường vàng và phân loại thị

trường vàng thành các bộ phận: Thị trường vàng tập trung và thị trường vàng phi tập trung; Thị trường vàng vật chất và thị trường vàng phi vật chất (vàng tài khoản); Thị trường vàng miếng và thị trường vàng trang sức; Thị trường vàng trong nước và thị trường vàng ngoại hối.

Hai là, ghi nhận các nguyên tắc pháp lý trong hoạt động và quản lý thị

trường vàng: Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh trên thị trường vàng; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và người tiêu dùng; Đảm bảo sự điều tiết của Nhà nước đối với thị trường vàng trong nước.

Ba là, khẳng định thị trường vàng do Chính phủ thống nhất quản lý,

giao nhiệm vụ quản lý, giám sát thường xuyên đối với các hoạt động trên thị trường vàng cho các cơ quan chuyên trách với sự hiện diện của Ngân hàng Nhà nước. Xác định phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với toàn bộ các hoạt động trên thị trường vàng.

Nhóm giải pháp thứ hai: Tăng cường quản lý vĩ mô, giảm thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng. Sự vận động của thị trường vàng có ảnh hưởng tới việc điều hành chính

sách tiền tệ nói chung là lý do cơ bản để Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý đối với thị trường này. Do đó, để hoạt động quản lý được hiệu quả và cân đối trong tổng thể các nhiệm vụ mà Ngân hàng Nhà nước được trao theo quy định của pháp luật, trọng tâm của hoạt động quản lý cần hướng tới những vấn đề có ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, quản lý bằng các công cụ hành chính không thể đảm bảo khả năng tự điều tiết của thị trường, cũng không phải biện pháp của dài hạn. Để tăng cường khả năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước, những giải pháp cụ thể cần được thực hiện bao gồm:

Một là, xây dựng cơ sở pháp lý cho việc thiết lập và vận hành hoạt

động của mô hình sàn vàng tập trung bên cạnh việc duy trì thị trường tự do với mạng lưới các cơ sở kinh doanh vàng hiện nay. Sự cho phép sàn vàng hoạt động trở lại là điều kiện cho việc đáp ứng yêu cầu thu hút nguồn vàng trong dân chúng tới với kênh đầu tư chính thức, đem lại nguồn cung vàng ổn định cho doanh nghiệp, đem lại khả năng nắm bắt về cung – cầu vàng cho Ngân hàng Nhà nước. Sàn vàng phải được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước về mọi hoạt động và các giao dịch diễn ra. Mô hình có thể lựa chọn cho sàn vàng là công ty thuộc sở hữu Nhà nước như một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc mô hình tư nhân trên cơ sở đáp ứng các điều kiện từ phía pháp luật – với các điều kiện thực sự khắt khe và phù hợp với nguyên tắc hoạt động của thị trường. Các sàn vàng phải có tư cách pháp nhân, có khối tài sản riêng và chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh bằng tài sản của mình. Loại hình doanh nghiệp có thể dành cho các sàn giao dịch là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Sàn vàng sẽ là nơi tập trung chủ yếu các giao dịch vàng nguyên liệu, vàng miếng và các sản phẩm phái sinh về vàng. Từ đó các giao dịch mua bán vàng giữa Ngân hàng Nhà nước và các chủ thể được phép cũng được chuyển tới sàn giao dịch vàng tập trung theo quy trình được thiết lập sẵn tại sàn.

Một trong những yêu cầu cho việc tổ chức và hoạt động của sàn vàng là các vấn đề công khai, minh bạch và giải quyết các trường hợp xung đột lợi ích có thể phát sinh. Theo đó, lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường phải được tôn trọng để đảm bảo tính công bằng. Các vấn đề về phương thức giao dịch, phương thức xác định giá, thời gian, trình tự, biên độ giao động … cần phải công khai, minh bạch trên thị trường. Kinh doanh Sàn giao dịch vàng phải được xác định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được sự chấp thuận của cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong đó, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật là yêu cầu tiên quyết. Các Sàn giao dịch vàng phải duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục, không được tự động ngừng giao dịch. Mọi sự cố gián đoạn gây thiệt hại cho khách hàng và các chủ thể khác, Sàn giao dịch vàng phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.

Hai là, tiêu chuẩn hóa vàng được giao dịch trên thị trường. Bài học

kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy, thương hiệu vàng hay duy trì một thương hiệu vàng được Nhà nước bảo hộ không phải là vấn đề trọng tâm để tạo dựng lòng tin và khuyến khích sự tham gia vào thị trường vàng. Tiêu chuẩn hóa về vàng cần tập trung tới ba nội dung chính: Giá cả, Kiểm định và Chất lượng. [29, tr.54] Theo đó, trên cơ sở của sàn giao dịch vàng được thiết lập, giá vàng được giao dịch tại sàn có thể được xác định là giá cả tham chiếu bắt buộc cho một số giao dịch đòi hỏi có sự kiểm soát chặt chẽ. Tiêu chuẩn hóa hoạt động kiểm định đòi hỏi thiết lập được các cơ sở kiểm định chất lượng vàng uy tín cho hàng hóa được giao dịch trên thị trường, bao gồm cả thị trường vàng miếng và thị trường vàng trang sức. Đối với chất lượng vàng, trên cơ sở của hoạt động kiểm định và các quy định cụ thể, các cơ sở kinh doanh đáp ứng được yêu cầu về chất lượng có thể cung ứng vàng cho thị trường, tăng cường khả năng tự điều tiết của thị trường. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần tạo tính thanh khoản cho vàng miếng của Việt Nam trên

thị trường quốc tế bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến cho vàng gia công tại Việt Nam. Quy chuẩn hóa chất lượng vàng miếng không phải công việc quá phức tạp. Điều này không những tạo điều kiện cho sự liên thông giữa thị trường vàng Việt Nam với thị trường quốc tế mà còn giảm thiểu những chi phí phát sinh cho nhà đầu tư khi muốn tìm kiếm lợi nhuận trên các sàn giao dịch vàng ở các quốc gia khác trên thế giới. Theo nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hân mang tên “Giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới” [9, tr.6], trên thị trường quốc tế thì vàng miếng do Thụy Sỹ sản xuất nổi tiếng nhất và được giao dịch nhiều nhất do có uy tín và chất lượng tốt. Thậm chí ngay cả vàng dự trữ của Việt Nam phần lớn cũng mua từ Thụy Sỹ. Do đó, phù hợp hơn cả là áp dụng tiêu chuẩn vàng miếng của Thụy Sỹ cho các cơ sở gia công vàng miếng được phép ở trong nước.

Tiêu chuẩn hóa về vàng cũng đòi hỏi việc bổ sung các quy định về loại hình vàng chứng chỉ nhằm đa dạng hóa các loại hàng hóa trên thị trường vàng. Các sản phẩm về vàng cần được phát triển từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với trình độ phá triển của thị trường vàng và kiến thức của nhà đầu tư. Hơn nữa, không chỉ đơn thuần là bổ sung hàng hóa cho thị trường, các sản phẩm phái sinh về vàng còn là sự đảm bảo cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường trước những rủi ro biến động về giá, kể cả đối với các doanh nghiệp khai thác vàng. Sự ghi nhận của pháp luật đối với các sản phẩm vàng chứng chỉ còn khắc phục tính thiếu hệ thống của các quy định đã được ban hành khi việc cấm kinh doanh vàng trên tài khoản từ năm 2010 là không rõ về cơ sở pháp lý của Thông báo số 369/TB-VPCP (Thông báo của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng).

chính sách nhập khẩu vàng nguyên liệu. Nguyên tắc nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng gắn liền với sự tham gia vào thị trường vàng qua các phiên đấu thầu vàng. Thực tế cho thấy hiệu quả không rõ ràng của các phiên đấu thầu, đồng thời phản ánh chính sách kiểm soát chặt chẽ quá mức nguồn cung, đi ngược lại với quy luật thị trường. Để tăng cường quản lý ở tầm vĩ mô, giảm bớt áp lực kiểm soát chặt chẽ không cần thiết, các chính sách song hành đang được áp dụng cần phải được thay đổi cơ bản.

Dỡ bỏ chính sách độc quyền sản xuất vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cần chuyển hướng tập trung kiểm soát chất lượng vàng. Thay vì hướng tới một thương hiệu vàng quốc gia duy nhất, những quy định về tiêu chuẩn (hàm lượng vàng, khối lượng, quy trình kiểm định) sẽ được bổ sung để trao quyền kinh doanh cho các cơ sở đáp ứng đủ điều kiện. Qua đó, thực sự đảm bảo khả năng tự điều tiết của thị trường, không còn phụ thuộc vào các quyết định của Ngân hàng Nhà nước, mà các thủ tục của quy trình là nguyên nhân dẫn đến độ trễ của sự can thiệp, gây biến dạng thị trường.

Từ bỏ chính sách độc quyền sản xuất vàng miếng, nhà nước sẽ không còn lý do để tiếp tục duy trì chính sách độc quyền xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu. Tuy nhiên, những thay đổi cần phải mang tính triệt để và áp dụng với cả trường hợp vàng nguyên liệu để chế tác đồ trang sức. Theo đó, các loại giấy phép nhập khẩu vàng đang áp dụng với vàng trang sức hay với vàng miếng trước đây cần được dỡ bỏ. Không còn bị hạn chế bởi giấy phép, các doanh nghiệp sẽ chỉ nhập khẩu vàng khi thấy sực sự cần thiết và giá cả rẻ hơn với giá trong nước thay vì chờ đợi để được cấp hạn ngạch. Nói cách khác, cơ chế hậu kiểm được sử dụng để thay thế cơ chế tiền kiểm, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, đảm bảo cho khả năng tự điều tiết của thị trường. Trong trường hợp diễn biến thị trường là không phù hợp với định hướng phát triển

chung. Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể can thiệp với khả năng tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch nhằm mục đích điều tiết.

Thay đổi chính sách hiện nay sẽ đem lại ba lợi ích cho thị trường vàng cũng như hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước: Đảm bảo sự vận động của cơ chế tự điều tiết của thị trường; Mở ra cơ hội liên thông giữa thị trường vàng trong nước và thị trường vàng thế giới; Giảm thiểu nguy cơ của buôn lậu vàng.

Bốn là, tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng của các tổ

chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng hiện nay bị giới hạn chỉ còn được thực hiện nghiệp vụ gửi giữ vàng bởi tính không an toàn khi tham gia vào các quan hệ huy động – cho vay vàng thời gian trước đây. Về bản chất, các tổ chức tín dụng phải đóng vai trò của các trung gian để khai thác lượng vàng nhàn rỗi của nền kinh tế và đưa được nó tới với các cơ sở sản xuất vàng. Tuy nhiên, do thiếu các công cụ kiểm soát tốt, các hoạt động kinh doanh trên thực tế đã dẫn đến hiện tượng quay vòng đồng vốn huy động từ vàng để kinh doanh vàng chứa đựng rất nhiều nguy cơ của rủi ro. Ngay cả sau khi bị yêu cầu chấm dứt các hoạt động kể trên, phải cần nhiều thời gian và nguồn vàng bổ sung qua các phiên đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng mới có khả năng tất toán cho tất cả các giao dịch đã thực hiện.

Do đó, triệt để giải quyết vấn đề này khi các tổ chức tín dụng hiện nay vẫn có thể bằng nhiều cách thức khác nhau để tiếp tục huy động – cho vay vàng được che dấu bằng các giao dịch khác, cần có những biện pháp kiểm soát mạnh tay hơn từ cơ quan quản lý. Các giao dịch mua – bán vàng của các tổ chức tín dụng vì thế phải được kiểm soát một cách chặt chẽ, đảm bảo tách bạch khối tài sản của tổ chức tín dụng với lượng vàng mà tổ chức tín dụng nhận gửi giữ từ các tổ chức cá nhân (hiện nay các tổ chức tín dụng chỉ còn được phép gửi giữ vàng như nghiệp vụ gửi giữ tài sản đơn thuần). Mọi biến động về vàng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng đòi hỏi phải có báo cáo và chứng minh để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát một cách đầy đủ.

Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ các giao dịch cấp tín dụng để kinh doanh trên thị trường vàng thông qua hệ thống tài khoản được xây dựng khoa học. Ví dụ như giới hạn cấp tín dụng cho hoạt động kinh doanh vàng của một tổ chức tín dụng; hoặc giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng với mục đích đầu tư, kinh doanh vàng… Các giao dịch được thực hiện vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép tùy trường hợp để xác định trách nhiệm pháp lý thuộc về nhà đầu tư, nhưng không loại trừ trách nhiệm pháp lý của các trung gian giao dịch và tổ chức tín dụng. Bởi chính các tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp kể trên trong nhiều trường hợp mới có đủ điều kiện để xác định chính xác về giới hạn mà pháp luật cho phép.

Nhóm giải pháp thứ ba: Những giải pháp mang tính hỗ trợ, đảm bảo tính hiệu quả cho hoạt động quản lý. Nhóm giải pháp này tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động quản lý thị

trường vàng với các chế tài của pháp luật. Trong đó xác định cụ thể các hành vi vi phạm, chủ thể giải quyết tranh chấp phát sinh, và xử lý vi phạm. Không nên chỉ dừng lại ở việc ban hành một Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính mà thay vào đó cần xác định rõ các giá trị và các lợi ích chính đáng cần được bảo vệ trên thị trường vàng. Những hành vi cho dù là bất cẩn, cố ý hay thiếu thiện chí gây thiệt hại cần được xác định mức độ để áp dụng chế tài phù hợp. Chế tài xử phạt phải đủ mạnh để các chủ thể trên thị trường không dễ dàng chấp nhận

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở việt nam và các kiến nghị pháp lý luận văn ths luật (Trang 87 - 101)