Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp thanh

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở việt nam và các kiến nghị pháp lý luận văn ths luật (Trang 65 - 70)

kiểm tra

2.3.1. Quy định pháp luật

Là một biện pháp mang tính hỗ trợ, nhằm đảm bảo các hoạt động trên thị trường tuân thủ các quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan quản lý, hoạt động thanh tra, kiểm tra được trao cho Ngân hàng Nhà nước như một cơ quan thanh tra chuyên nghành. Khoản 5 Điều 16 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ghi nhận về thẩm quyền thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước:

“Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác” [2, Điều 16] Tại Nghị định 24/2012/NĐ-

quan trong việc thanh tra, kiểm tra quản lý hoạt động kinh doanh vàng, bao gồm Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công An:

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật;…

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

5. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật [2, Điều 17].

Bên cạnh đó, thẩm quyền thanh tra, kiểm tra hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước còn được đảm bảo tính hiệu quả bằng các quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trước đây, cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp xử phạt là Nghị định 202/2004/NĐ- CP ngày 10/12/2004 xử về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và Nghị định 95/2011/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 202/2004/NĐ-CP. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định mới thay thế cho hai văn bản kể trên là Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 với mức phạt cao nhất lên đến 450 - 500 triệu đồng cho hành vi kinh doanh vàng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc hoạt động kinh doanh vàng khi chưa được

2.3.2. Thực tiễn áp dụng

Trong giai đoạn siết chặt quản lý với hoạt động ngân hàng, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được nhà nước đặc biệt quan tâm. Cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước được bổ sung thêm bộ phận thanh tra, giám sát ngân hàng được ghi nhận trong Luật Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở đó, các hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng được triển khai một cách toàn diện hơn. Đối tượng của hoạt động thanh tra, kiểm tra gồm hai nhóm chủ thể chính với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh vàng và các cơ sở kinh doanh vàng khác.

Các tổ chức tín dụng là đối tượng thường xuyên cung cấp các báo cáo hàng ngày về hoạt động kinh doanh nói chung, lĩnh vực kinh doanh vàng và trạng thái vàng nói riêng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm tra mức độ tuân thủ pháp luật của nhóm đối tượng này một cách thuận lợi nhất. Qua việc đánh giá các báo cáo và tình hình kinh doanh thực tế, Ngân hàng Nhà nước không chỉ xác định những vi phạm mà còn phát hiện những kẽ hở pháp luật làm giảm tính khả thi của công tác điều hành. Có thể kể đến sự nỗ lực trong việc tách hoạt động huy động vàng ra khỏi phạm vi hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Qua công tác kiểm tra thường xuyên, những vi phạm với hành vi huy động vàng núp bóng các nghiệp vụ khác của các tổ chức tín dụng đã bị Ngân hàng Nhà nước phát hiện và có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Có những thời điểm, Ngân hàng Nhà nước đã ra những Chỉ thị trước những diễn biến phức tạp của không chỉ một trường hợp vi phạm đơn lẻ mà diễn ra trên toàn bộ hệ thống. Lấy ví dụ như ngày 27/04/2012 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về huy động, giữ hộ vàng và sử dụng vàng huy động, vàng giữ hộ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Với các cơ sở kinh

doanh vàng còn lại, chủ yếu là các cơ sở kinh doanh vàng trang sức với số lượng lớn và phân tán, công tác kiểm tra là khó khăn hơn dành cho Ngân hàng Nhà nước. Trên thực tế, hoạt động kiểm tra còn được triển khai trên phạm vi của các địa phương, nơi Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ trong sự phối hợp với các cơ quan khác dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh. Trong quá trình đó, nhiều vi phạm đã được phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định.

Hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng được đẩy mạnh vào thời điểm của những thay đổi lớn trong chính sách quản lý. Trong thời gian gần đây, phải kể đến là sự ra đời và có hiệu lực của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Đảm bảo cho chính sách đi vào đời sống và pháp luật được thực thi, sau hơn một năm áp dụng quy định mới của Nghị định, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành một cuộc thanh tra rộng rãi tới tất cả các chủ thể kinh doanh vàng. Ngày 27/5/2013, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 3572/NHNN-TTGSNH yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra hoạt động kinh doanh vàng miếng tại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng miếng trên địa bàn. Theo văn bản trên, đối tượng thanh thanh tra là các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng miếng. Thời kỳ thanh tra từ ngày Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 có hiệu lực thi hành là ngày 25/5/2012 đến thời điểm thanh tra.

Nội dung thanh tra bao gồm: Việc chấp hành các quy định của Nhà nước, NHNN về việc cấp phép và chế độ thông tin báo cáo tình hình kinh doanh, mua bán vàng miếng; Việc chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng

từ trong hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; Việc chấp hành các quy định của pháp luật về các loại vàng miếng được phép mua, bán; Việc niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua, bán vàng miếng; Các biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn và nguồn nhân lực tại đơn vị và các đơn vị liên quan, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố quyết định thời gian thanh tra cụ thể đối với từng TCTD, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng được thanh tra. NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố sẽ chủ trì trì thành lập đoàn thanh tra liên ngành gồm cán bộ NHNN, Sở Công thương, công an, quản lý thị trường để tiến hành thanh tra và xử lý vi phạm (nếu có) tại các TCTD, doanh nghiệp được thanh tra [14].

Qua thực tiễn của hoạt động quản lý, có thể thấy Ngân hàng Nhà nước đang dành sự quan tâm nhiều hơn cho bộ phận thị trường vàng miếng và nghiệp vụ kinh doanh về vàng của các tổ chức tín dụng. Hiệu quả của việc thực hiện chức năng này của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thể đánh giá là hiệu quả khi với chính những đối tượng kinh doanh kể trên, vẫn chưa có khả năng xác thực về nội dung hoạt động kinh doanh. Như đối với việc hạn chế khả năng kinh doanh vàng của tổ chức tín dụng với quy định giới hạn trạng thái vàng vào cuối ngày làm việc. Bằng các mối quan hệ thân hữu, các ngân hàng khi nắm giữ vượt trạng thái có thể lách quy định bằng cách bán cho các công ty kinh doanh vàng rồi sau đó nhận giữ hộ số vàng này và mua lại bất kỳ lúc nào khi cần. Thực tiễn cũng cho thấy cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước với các cơ quan quản lý chuyên ngành khác trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng là không hiệu quả. Cụ thể là sự tồn tại và hoạt động của nhiều sàn vàng không được cấp phép trong thời gian gần đây.

Những vụ việc triệt phá các sàng kinh doanh vàng trên tài khoản trái phép đều được thực hiện bởi cơ quan công an mà thiếu vắng sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước. Thậm chí, Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu còn nhấn mạnh vào vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong những vụ việc kể trên. Theo Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu:

Hầu hết các sàn vàng, kinh doanh vàng trên tài khoản đều đăng ký tài khoản ở các ngân hàng thương mại. Trong một thời gian, các công ty này đều có những giao dịch tiền rất lớn, rất nhiều như báo chí đã phản ánh về các Công ty VGX và Công ty Khải Thái. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì khi thấy các giao dịch đáng ngờ, các ngân hàng phải có báo cáo lên các đơn vị nghiệp vụ chức năng để xử lý thông tin. Thế nhưng, ở đây, các đối tượng đã giao dịch nhiều tiền như thế trong một thời gian dài mà các ngân hàng thương mại không hề có động thái gì trong việc phát hiện và báo cáo “giao dịch đáng ngờ” như quy định [10].

Tựu chung lại, công tác triển khai thanh tra, giám sát ngân hàng là tương đối tích cực với sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, nội dung triển khai hoạt động kinh doanh vàng đang dừng lại ở mức độ giao dịch giản đơn ở bộ phận thị trường vàng vật chất nên công tác thanh tra, kiểm tra chưa cho thấy vai trò quan trọng

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở việt nam và các kiến nghị pháp lý luận văn ths luật (Trang 65 - 70)