Một số phƣơng tiện quảng bá thƣơng hiệu khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm cửa của công ty eurowindow tại thành phố hồ chí minh đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

1.2.4 .2Phân oại nghề nghiệp trong bán hàng cá nhân

1.2.6 Một số phƣơng tiện quảng bá thƣơng hiệu khác

1.2.6.1 Internet

a/ Khái niệm

Internet là một mạng lƣới máy tính khổng lồ liên kết với nhau thông qua mạng truyền thông công cộng, kết nối tất cả mọi ngƣời sử dụng internet khắp thế giới với nhau và chia sẻ kho thông tin phong phú.

Ngày nay, nhiều hoạt động kinh doanh trên thế giới đƣợc tiến hành thông qua các mạng kỹ thuật số kết nối mọi ngƣời với các công ty. Internet về cơ bản đã và đang thay đổi khái niệm của khách hàng về sự thuận tiện, tốc độ, giá cả, thông tin sản phẩm và dịch vụ. Trên internet, doanh nghiệp có thể tiến hành quảng cáo giống nhƣ truyền hình, đài phát thanh, báo chí, cịn truyền tải đƣợc lƣợng thơng tin lớn đến công chúng.

Internet đã và đang trở thành công cụ quan trọng trong hoạt động quảng bá thƣơng hiệu, nó cịn là cơng cụ có tính tích hợp và làm tăng hiệu quả các hoạt động marketing trong chiến lƣợc thƣơng hiệu.

b/ Các hình thức quảng cáo qua Internet

Hình 1.6: Một số hình thức quảng cáo qua Internet

1/ Quảng cáo qua email

Email là một công cụ marketing trực tuyến quan trọng và đang trên đà phát triển. Email cho phép doanh nghiệp tiếp cận đối tƣợng mục tiêu dễ dàng, gửi thơng điệp có tính mục đích, cá nhân hoá, và xây dựng mối liên hệ cao. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể quan sát các biểu hiện của ngƣời tiêu dùng tiềm năng, đồng thời đánh giá đƣợc hiệu quả quảng cáo để có biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với sản phẩm và chƣơng trình quảng cáo. Với chi phí thấp và đạt mục tiêu hiệu quả, email có thể là một sự đầu tƣ cho hoạt động marketing hữu hiệu.

2/ Quảng cáo tài trợ

Các doanh nghiệp quảng bá thƣơng hiệu qua Internet bằng cách tài trợ nội dung đặc biệt trên những trang web khác nhau, chẳng hạn nhƣ tin tức, thơng tin tài chính hay những chủ đề đặc biệt thú vị. Những nhà tài trợ hƣớng mục tiêu đến những nơi tốt nhất mà họ có thể cung cấp thông tin hay dịch vụ có liên quan cho ngƣời xem. Hình thức QC qua Internet Email Tài trợ Banner và nút bấm Cơng cụ tìm kiếm

3/ Quảng cáo kiểu banner và nút bấm

Banner có hình chữ nhật trên các trang web chứa đựng hình ảnh về thƣơng hiệu, sản phẩm hoặc thơng tin giới thiệu về một sự kiện đặc biệt nào đó. Có 3 dạng chính:

- Banner tĩnh: là các hình ảnh cố định. - Banner động: có thể di chuyển cuộn lại.

- Banner tƣơng tác: thu hút khách hàng qua các trị chơi, chèn thơng tin, trả lời câu hỏi, kéo menu xuống, điền vào mẫu hoặc mua hàng.

Ngồi ra cịn có một dạng là nút bấm: đây là loại quảng cáo nhỏ có thể bố trí ở vị trí trên một trang và nối với trang của ngƣời thuê nút.

4/ Quảng cáo với cơng cụ tìm kiếm

Mọi ngƣời thƣờng sử dụng cơng cụ tìm kiếm để tra cứu thông tin trên Internet. Một chủ quảng cáo sẽ mua những thuật ngữ tìm kiếm từ trang web tìm kiếm và chỉ trả tiền khi khách hàng nhấp chuột vào trang web của ngƣời đó. Do vậy, quảng cáo qua các dịch vụ tìm kiếm đạt hiệu quả rõ rệt.

1.2.6.2 Hội chợ - Triển lãm 1/ Khái niệm 1/ Khái niệm

Hội chợ - Triển lãm là một loại hình quảng bá thƣơng mại mang tính chất hỗn hợp, tại đây các nhà triển lãm dựng các gian hàng để trƣng bày hàng hoá, phân phối hàng mẫu, cung cấp tài liệu về sản phẩm và thực hiện việc trình bày trƣớc các phƣơng tiện truyền thơng. Trong đó các doanh nghiệp mong muốn giới thiệu sản phẩm mới, ký kết các hợp đồng bán hàng, tạo nguồn khách hàng tiềm năng, thu hút các nhà phân phối mới, đề cao hình ảnh cơng ty, thực hiện nghiên cứu thị trƣờng, quan sát hoạt động cạnh tranh, huấn luyện nhân viên bán hàng, hay thu thập các thông tin phản hồi tại chỗ.

Đây là công cụ không thể thiếu khi thâm nhập thị trƣờng mới hoặc mở rộng thị phần ở các thị trƣờng hiện tại, nó là phƣơng tiện xúc tiến hiệu quả để doanh nghiệp quảng bá thƣơng hiệu.

2/ Phân loại Hội chợ - Triển lãm

- Theo tính chất:

 Hội chợ - Triển lãm tổng hợp: Trong đó giới thiệu nhiều loại sản phẩm, dịch vụ với sự tham gia đa dạng của các doanh nghiệp đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Khách hàng đến đây thƣờng đông hơn để cùng với doanh nghiệp các thành phần kinh tếđẩy mạnh việc giao dịch, ký kết hợp đồng, là dịp thuận lợi để tung sản phẩm ra thị trƣờng.

 Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành: Trong đó giới thiệu sản phẩm của từng

ngành hoặc một nhóm ngành nhất định, thƣờng hƣớng về yếu tố kỹ thuật. Số lƣợng khách hàng tham quan tuy ít và chủ yếu là các nhà kinh doanh, các chuyên gia thuộc lĩnh vực tƣơng ứng, nhƣng lại là những ngƣời thực sự quan tâm và có hiểu biết nhất định về lĩnh vực đó.

- Theo chu kỳ tổ chức:

 Hội chợ - Triển lãm định kỳ: đƣợc tổ chức định kỳ theo thời gian nhất định (1

năm, 2 năm…).

 Hội chợ - Triển lãm không định kỳ: đƣợc tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu hạn chế tại một khu vực thị trƣờng nhất định để giới thiệu các mặt hàng mới hoặc giới thiệu doanh nghiệp.

1.3 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ THƢƠNG HIỆU THƢƠNG HIỆU

Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quảng bá thƣơng hiệu bao gồm các yếu tố sau:

Hình 1.7: Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quảng bá thƣơng hiệu 1.3.1 Tên gọi 1.3.1 Tên gọi

Tên gọi là đặc tính của một tên hiệu để gọi và nhận biết, đó là yếu tố đƣợc khách hàng và công chúng nhớ đến đầu tiên. Tên gọi đƣợc lựa chọn cần phù hợp với sự định vị giá trị của thƣơng hiệu. Nếu chọn cách định vị “tốt hơn thì đắt hơn” thì tên gọi phải nói lên chất lƣợng cao, hay ít ra khơng đƣợc biểu hiện chất lƣợng kém. Khi đặt tên cho sản phẩm hay dịch vụ, một công ty đứng trƣớc nhiều khả năng: họ có thể chọn tên ngƣời, địa danh, chất lƣợng, lối sống, hay một cái tên tự do. Tên gọi phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:

+ Phải ngắn gọn và đơn giản. + Dễ nhận biết và dễ nhớ.

+ Không trùng với các đơn vị khác, nổi trội và độc đáo.

+ Thân thiện và có ý nghĩa hoặc truyền tải những thơng tin cần thiết về sản phẩm hay dịch vụ.

+ Tạo dựng hình ảnh với khách hàng mục tiêu. + Đƣợc pháp luật bảo hộ.

Hoạt động quảng bá thƣơng hiệu

Tên gọi

Logo, màu sắc, kiểu dáng thiết kế Biểu tƣợng

Khẩu hiệu Mẫu tổ hợp

Hệ thống các yếu tố ứng dụng

1.3.2 Logo, màu sắc, kiểu dáng thiết kế

Logo là một mẫu thiết kế đặc biệt theo dạng đồ hoạ và cách điệu hoặc theo dạng chữ viết hoặc kết hợp để thể hiện hình ảnh cơng ty. Logo thƣờng mang ý nghĩa của triết lý kinh doanh, đồng thời thƣờng có màu sắc phù hợp với đặc tính sản phẩm và tạo sự nhận biết dễ dàng. Logo cũng phải tiện dụng khi sử dụng nhƣ dễ phóng to và thu nhỏ, dễ in ấn. Khi thiết kế logo cần chú ý các nguyên tắc: phù hợp về mặt văn hoá, biểu trƣng cho tổ chức, thông tin bằng trực giác, có thể bảo hộ đƣợc, cân bằng về màu sắc, đơn giản, tƣơng sinh về mặt phong thuỷ và cân bằng âm dƣơng.

Sẽ có lợi hơn cho một cơng ty hay một thƣơng hiệu nếu chỉ sử dụng một số loại màu nhất định để giúp cho việc nhận diện thƣơng hiệu của họ. Hãng IBM sử dụng màu xanh nƣớc biển cho tất cả ấn phẩm của mình và vì thế khơng có gì ngạc nhiên khi IBM đƣợc gọi là gã khổng lồ màu xanh.

1.3.3 Biểu tƣợng

Ngồi logo, cơng ty có thể lựa chọn một biểu tƣợng cho mình. Biểu tƣợng là hình thức tín hiệu có nội hàm rất phong phú, có thể bao gồm các hình tƣợng cụ thể, hay những khái niệm mang tính tƣợng trƣng cao. Nó đƣợc nhìn nhận nhƣ một khái niệm phản ánh các giá trị về mặt truyền thống, khái niệm mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, hình tƣợng ẩn dụ mang sức mạnh của tâm thức thƣờng đƣợc bảo tồn lâu bền trong tâm trí con ngƣời. Nhiều cơng ty th ngƣời nổi tiếng làm phát ngơn viên cho mình, với hy vọng tiếng tăm của ngƣời này sẽ truyền sang cho thƣơng hiệu mình. Hoặc xây dựng một nhân vật, tranh hoạt hình, hay các thứ khác để khắc hoạ hình ảnh thƣơng hiệu vào tâm trí ngƣời tiêu dùng. Một cách tiếp cận khác là lựa chọn ra một đồ vật để làm biểu tƣợng cho thƣơng hiệu. Trong nhiều trƣờng hợp các cơng ty có thể đồng nhất giữa biểu tƣợng với logo.

1.3.4 Khẩu hiệu

Khẩu hiệu là thành phần rất quan trọng của thƣơng hiệu và có thể đƣợc thay đổi cho phù hợp với chiến lƣợc hoặc định vị hoặc triết lý của công ty theo thời gian.

Khẩu hiệu phải dễ nhớ, dễ hiểu, tạo những sự liên tƣởng tốt, độc đáo và phù hợp với nhiều phân khúc thị trƣờng của công ty.

1.3.5 Mẫu tổ hợp

Để xây dựng một hệ thống nhận biết thống nhất, thích ứng với nhiều mơi trƣờng hồn cảnh, từ các yếu tố cơ bản vừa nêu, thiết kế thành một mẫu tổ hợp vừa mang tính quy chuẩn vừa có thể vận dụng vào nhiều hồn cảnh.

Trong tổ hợp này, ngƣời ta chú ý các quy chuẩn về vị trí, khoảng cách, phƣơng hƣớng, và tuỳ theo điều kiện trong chiến lƣợc truyền thông thƣơng hiệu mà phối hợp sử dụng các yếu tố này, đặc biệt chú ý lấy kích thƣớc của biểu trƣng làm đơn bị của toàn bộ tổ hợp.

1.3.6 Hệ thống các yếu tố ứng dụng

Bao gồm:

- Ngoại cảnh của doanh nghiệp: Bao gồm các biểu ngữ, bảng hiệu, cột quảng cáo, pano…

- Nội cảnh của doanh nghiệp: Những thiết bị, nội thất, bảng biểu, ánh sáng…

- Đồ dùng văn phịng: Danh thiếp, phong bì, cặp tài liệu…

- Trang trí trên phƣơng tiện vận tải: Sử dụng biểu ngữ, chữ và màu trang trí trên các phƣơng tiện vận tải nhằm mục đích tuyên truyền lƣu động.

- Chứng chỉ dịch vụ: Huy chƣơng, trang phục nhân viên, thẻ…

- Các hình thức tuyên truyền trực tiếp: Tặng phẩm, thƣ mời, tạp chí, bao bì, các hình thức quảng cáo, trƣng bày sản phẩm…

Tất cả các yếu tố trên đều lấy logo làm trung tâm, tổ hợp thành một hệ thống quy chuẩn mang tính chuẩn mực. Hệ thống ấy đảm bảo cho tính thống nhất trong chiến lƣợc truyền thông quảng bá thƣơng hiệu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Thƣơng hiệu là tài sản lâu dài chính của một doanh nghiệp. Thƣơng hiệu không chỉ là cái tên và biểu tƣợng, nó mang bên trong tất cả mọi điều mà sản phẩm/ dịch vụ muốn truyền đạt tới ngƣời tiêu dùng. Do đó, việc thực hiện hoạt động quảng bá thƣơng hiệu là rất cần thiết để doanh nghiệp phát triển bền vững. Thông qua việc kết hợp các công cụ thuộc phối thức chiêu thị trong marketing tạo điều kiện thực hiện tốt cho công tác quảng bá thƣơng hiệu. Những cơng cụ đó là hoạt động Quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm và thƣơng hiệu, là hoạt động Khuyến mãi nhằm kích thích ngƣời tiêu dùng mua hàng và làm tăng hiệu quả các đại lý, là hoạt động Quan hệ công chúng để thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng, là hoạt động Bán hàng cá nhân để thiết lập mối quan hệ khách hàng, và là hoạt động Marketing trực tiếp nhằm tƣơng tác giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quảng bá thƣơng hiệu bao gồm: Tên gọi; Logo, màu sắc và kiểu dáng thiết kế; biểu tƣợng; khẩu hiệu; mẫu tổ hợp; hệ thống các yếu tố ứng dụng.

Trên cơ sở lý luận này, luận văn sẽ đề cập đến thực trạng về điều kiện thực hiện hoạt động quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm cửa tại thị trƣờng Tp. Hồ Chí Minh.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ THƢƠNG HIỆU SẢN PHẨM CỬA CỦA CÔNG TY

EUROWINDOW THỜI GIAN QUA

2.1 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ THƢƠNG HIỆU CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM CỬA TẠI THỊ TRƢỜNG TP.HCM

Trong những năm gần đây, tốc độ đơ thị hố nhanh chóng ở Việt Nam khiến cho các dự án về trung tâm thƣơng mại, văn phòng cho thuê, căn hộ và nhà ở cao cấp phát triển rầm rộ. Kéo theo đó nhu cầu về việc lắp đặt các loại cửa sổ, cửa đi ngày càng tăng cao. Ngày nay, cửa không chỉ đảm trách các chức năng cơ bản là che mƣa, che nắng, chống đột nhập mà còn phải cách âm, cách nhiệt góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Đồng thời cửa cịn là vật trang trí cho ngơi nhà thêm hiện đại, sang trọng và thể hiện phong cách sống của gia chủ. Vì vậy, thị trƣờng các sản phẩm cửa cũng trở nên sôi động hơn.

2.1.1 Tình hình thị trƣờng sản phẩm cửa

2.1.1.1 Quy mơ thị trường

Tuy chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế năm 2008 nhƣng nhu cầu về nhà ở, văn phòng cho thuê, trung tâm thƣơng mại vẫn tăng cao tại các thành phố lớn. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Theo kỹ sƣ Nguyễn Văn Bắc, giám đốc công ty xây dựng Vietcity cho biết, mỗi căn nhà thông thƣờng phần cửa chiếm khoảng 40m2 nhƣng cịn tuỳ vào nhà có bao nhiêu lầu, có nhiều mặt tiền hay khơng mà diện tích cửa có thể tăng lên. Nhƣ vậy để biết rõ hơn nhu cầu về cửa tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cần điểm qua tình hình thị trƣờng bất động sản. Sau đây là tình hình bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh trong quý 1 năm 2013:

1/ Mặt bằng bán lẻ

Theo số liệu nghiên cứu của Jones Lang LaSalle [8] thì tổng nguồn cung bán lẻ mặt bằng nhà ở trong quý 1/2013 là 796.000m2, tăng 4% so với quý trƣớc.

Triển vọng:

Hình 2.1: Nguồn cung diện tích mặt bằng bán lẻ ƣớc tính từ năm 2013 trở đi (Nguồn: Nghiên cứu và Tƣ vấn Savills, 2013, [8]) (Nguồn: Nghiên cứu và Tƣ vấn Savills, 2013, [8])

Từ năm 2013 trở đi, khoảng 1,3 triệu m2 diện tích bán lẻ mặt bằng nhà ở mới sẽ gia nhập thị trƣờng.

2/ Văn phòng

Tổng nguồn cung văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh là hơn 1.336.000 m2 từ 206 dự án, tăng 1% so với quý trƣớc và 8% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong khi đó nguồn cầu tiếp tục khiêm tốn trong quý đầu năm 2013 khi mức tiêu thụ thuần chỉ đạt 17.500 m2.

Triển vọng:

Hình 2.2: Nguồn cung diện tích khối văn phịng ƣớc tính từ năm 2013 trở đi (Nguồn: Nghiên cứu và Tƣ vấn Savills, 2013, [8]) (Nguồn: Nghiên cứu và Tƣ vấn Savills, 2013, [8])

3/ Căn hộ

Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 85.300 căn hộ bán từ 285 dự án cả sơ cấp và thứ cấp, tăng nhẹ 3% theo quý và 7% theo năm. Quý 1/2013, tổng nguồn cung căn hộ dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh là hơn 3.800 căn hộ từ 68 dự án.

Triển vọng:

Hình 2.3: Nguồn cung số lƣợng căn hộ ƣớc tính từ năm 2013 trở đi (Nguồn: Nghiên cứu và Tƣ vấn Savills, 2013, [8]) (Nguồn: Nghiên cứu và Tƣ vấn Savills, 2013, [8])

Ƣớc tính có khoảng 77.400 căn hộ từ hơn 110 dự án tƣơng lai sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2014-2017. Trong vòng bốn năm tới, hơn 3.400 căn hộ dịch vụ từ 20 dự án kỳ vọng gia nhập thị trƣờng.

4/ Biệt thự/Nhà liền kề

Nhờ vào những lợi thế của chi phí xây dựng thấp, phân khúc đất nền đƣợc ƣu chuộng đối với ngƣời mua trung lƣu. Hơn nữa, đất nền cũng cung cấp sự đa dạng hoá danh mục đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ trung và dài hạn. Đặc biệt, các dự án toạ lạc trong những khu vực dân cƣ đông đúc và đƣợc bao quanh bởi các cơ sở và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm cửa của công ty eurowindow tại thành phố hồ chí minh đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)