Tình hình kinh doanh tại Vietcombank từ năm 2010 – 2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 30 - 38)

5 Kết cấu của luận văn

2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam

2.1.3 Tình hình kinh doanh tại Vietcombank từ năm 2010 – 2013

Bảng 2.1 Công tác huy động vốn tại VCB 2010-2013

Đơn vị tính: tỷ VND 2010 2011 2012 2013 Huy động vốn -Từ nền kinh tế 208.320 241.700 303.942 334.259 +Từ dân cƣ 99.880 121.587 162.080 173.101 +Từ TCKT 108.172 120.113 141.868 182.442 +Liên ngân hàng 69.600 86.829 61.646 79.708

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank)

Năm 2011, là một năm ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách lớn nhƣ nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở một số ngân hàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp. Và đây cũng là năm tiền đề để cải cách hệ thống ngân hàng. Bám sát chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN đã kịp thời có các giải pháp quyết liệt ổn định thị trƣờng tiền tệ, kiểm soát tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý, tăng cƣờng các biện pháp thanh tra, giám sát để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Tính đến 31/12/2011, tổng dƣ nợ tín dụng tăng 12%; huy động vốn từ nền kinh tế ƣớc tăng 11%; tổng phƣơng tiện thanh toán tăng 10% so với cuối năm 2010. Huy động vốn từ nền kinh tế đạt 241.700 tỷ đồng, tăng 16%, cao hơn tốc độ tăng trƣởng toàn hệ thống (khoảng 11%), đạt 96,7% kế hoạch đại hội đồng cổ đông giao.

Tính đến 31/12/2011, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 241.700 tỷ đồng, tăng cao hơn so với mức tăng trƣởng trung bình của tồn ngành. Đặc biệt, huy động vốn từ dân cƣ đạt 121.587 tỷ đồng, tăng 23,0%, chiếm tỷ trọng 50,4% huy động vốn từ nền kinh tế. Điều này thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thƣơng hiệu của Vietcombank. Huy động vốn từ TCKT đạt 120.113 tỷ đồng, tăng 9,7% và đạt 90,3% kế hoạch năm.

Tính đến 31/12/2012, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 303.942 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cuối năm 2011 trong đó huy động vốn VND tăng khoảng 36,5% so với 2011. Nguồn vốn huy động từ dân cƣ đạt 162.080 tỷ đồng, tăng 33,3% so với cuối năm 2011 đã đƣa tỷ trọng huy động vốn từ dân cƣ trong tổng huy động vốn tăng từ

50,3% năm 2011 lên đến 53,3% năm 2012. Vốn huy động từ dân cƣ tăng ổn định thể hiện uy tín và thƣơng hiệu của VCB, tuy nhiên chi phí vốn cũng tăng theo và có thể ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Tính đến 31/12/2013, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 334.259 tỷ đồng, tăng 16,3% so với đầu năm, vƣợt mức kế hoạch 12% đã đề ra từ đầu năm. Nếu tính nguồn vốn vay BHXH, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 340.259 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2012.

Huy động từ thị trƣờng liên ngân hàng năm 2011 của Vietcombank đạt 86.829 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cuối năm 2010. Năm 2012 tiếp tục là năm khó khăn của ngành ngân hàng, nguồn vốn huy động từ thị trƣờng liên ngân hàng của Vietcombank giảm 29% so với năm 2011. Để tránh rủi ro về chênh lệch kỳ hạn và bù đắp thiếu hụt vốn ngoại tệ, VCB đã tăng cƣờng huy động vốn trung dài hạn ngoại tệ từ nƣớc ngoài.

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tƣơng đối ổn định so với năm 2012, tỷ trọng vốn huy động bằng VND duy trì ở mức 75%. Trong khi, huy động vốn từ dân cƣ tăng 6,8%, huy động vốn từ tổ chức kinh tế tăng 28,6% và huy động từ thị trƣờng liên ngân hàng tăng 29,3% so với năm 2012.

2.1.3.2. Kinh doanh thẻ.

Bảng 2.2: Tình hình thanh tốn thẻ tại Vietcombank 2010-2013 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 Doanh số

+Sử dụng thẻ tín dụng quốc tế (tỷ đồng) 2.635 4.624 5.397 9.336 +Thanh toán quốc tế (tỷ USD) 0.696 1 1,2 1.5

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank)

Năm 2011 khép lại với một kết quả thành công cho hoạt động thẻ của Vietcombank. Vietcombank vẫn tiếp tục khẳng định đƣợc vị thế hàng đầu trên thị trƣờng thẻ tại hầu hết các mảng hoạt động chủ chốt và có thị phần cách biệt so với các ngân hàng đối thủ. Thành cơng này khơng chỉ dừng lại ở việc hồn thành xuất sắc 8 chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh thẻ mà đó cịn là sự khẳng định của thị trƣờng về đẳng cấp thƣơng hiệu thẻ của Vietcombank. Trong năm 2011, Vietcombank đã phát hành đƣợc hơn 1 triệu thẻ các loại, gấp gần 1,5 lần so với chỉ tiêu kế hoạch. Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ đều tăng trƣởng rất mạnh. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc

tế đạt 4.624 tỷ VND, tăng 43%. Đặc biệt, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của Vietcombank đạt gần 1 tỷ USD, tăng 30,4% so với năm 2010 và chiếm áp đảo trên 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng.

Trong năm 2012, Vietcombank đã phát hành đƣợc hơn 1,1 triệu thẻ các loại, gấp gần 1,3 lần so với chỉ tiêu kế hoạch. Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ đều tăng trƣởng rất mạnh. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đạt 5.397 tỷ VND, tăng 17%. Đặc biệt, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của Vietcombank đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2011 và chiếm áp đảo trên 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng. Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có mạng lƣới POS lớn nhất nƣớc với số đơn vị chấp nhận thẻ đạt 32.178 máy đƣợc phân bổ trên hầu hết các tỉnh thành lớn toàn quốc, chiếm thị phần hơn 29% và là một trong số những ngân hàng có mạng lƣới ATM lớn nhất cả nƣớc với tổng số máy đạt 1.835.

Trong năm 2013, mảng hoạt động kinh doanh thẻ tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu của Vietcombank trên thị trƣờng. Tất cả các chỉ tiêu kinh doanh thẻ đều hoàn thành vƣợt mức kế hoạch, tăng trƣởng từ 14% đến 74% so với năm ngoái. Trong năm 2013, Vietcombank đã phát hành đƣợc 1.242.750 thẻ các loại. Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ đều tăng trƣởng rất mạnh. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng 26,1% so với cuối năm 2012, đạt 110% kế hoạch năm và dẫn đầu thị trƣờng với 44% thị phần tại thị trƣờng thẻ. Doanh số thanh toán thẻ nội địa tăng 73,5% so với cùng kỳ, đạt 116% kế hoạch năm 2013. Số lƣợng đơn vị chấp nhận thẻ tăng 39,9% so với đầu năm, ở mức 108% so với chỉ tiêu kế hoạch. Mạng lƣới máy ATM và POS tiếp tục đƣợc tăng cƣờng với tổng số máy tƣơng ứng là 1.917 và 42.238 đƣợc phân bổ trên hầu hết các tỉnh thành lớn toàn quốc

2.1.3.3 Hoạt động tín dụng

Bảng2.3 Hoạt động tín dụng tại Vietcombank 2010-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

2010 2011 2012 2013

Dƣ nợ tín dụng 176.814 209.418 241.163 278.357 + Ngắn hạn 94.715 123.312 149.537 177.870 +Trung – dài hạn 82.099 86.106 91.626 100.487

Với vai trò là một Ngân hàng thƣơng mại lớn, bên cạnh việc tuân thủ thực hiện chính sách kiểm sốt tăng trƣởng tín dụng của NHNN, Vietcombank luôn linh hoạt theo sát tình hình thị trƣờng để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vietcombank đã xây dựng kế hoạch tăng trƣởng tín dụng ở mức phù hợp, giao và kiểm sốt trần dƣ nợ cho từng chi nhánh, giảm chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ đối với chi nhánh có nợ xấu cao, đặc biệt kiểm soát tăng trƣởng dƣ nợ ngoại tệ cho vay trung dài hạn nhằm tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và đảm bảo an tồn thanh khoản cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2011, dƣ nợ tín dụng đạt 209.418 tỷ đồng, tăng 18,4%, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, duy trì đƣợc thị phần 8,1% tồn ngành.

Dƣ nợ cho vay và ứng trƣớc khách hàng đến cuối năm 2012 đạt 241.163 tỷ đồng, tăng 31.745 tỷ đồng (~ +15,2%) so với cuối năm 2011. Phân theo loại tiền, dƣ nợ tín dụng VND đạt 166.040 tỷ đồng, tăng 21,1% so với cuối năm 2011; trong khi dƣ nợ tín dụng ngoại tệ đạt 75.123 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 3,9% so với cuối năm 2011. Sở dĩ tín dụng VND tăng trƣởng cao là do VCB nắm bắt kịp thời xu hƣớng của nền kinh tế thơng qua việc cung cấp nhiều gói tín dụng với lãi suất ƣu đãi. Phân theo kỳ hạn, tín dụng ngắn hạn đạt 149.537 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cuối năm 2011; trong khi đó tín dụng trung - dài hạn đạt 91.626 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cuối năm 2011.

Tính đến 31/12/2013, dƣ nợ cho vay nền kinh tế (bao gồm đầu tƣ trái phiếu doanh nghiệp) đạt 278.357 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2012, cao hơn mức tăng trƣởng tín dụng chung của tồn ngành, cao hơn mức kế hoạch 9% đã đề ra từ đầu năm. Trong đó, cho vay và ứng trƣớc khách hàng đạt 274.314 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2012. Cơ cấu tín dụng thay đổi theo hƣớng tích cực phù hợp với mục tiêu định hƣớng và chiến lƣợc phát triển của Vietcombank: dƣ nợ thể nhân tăng mạnh 29,4% so với năm 2012, làm tăng tỷ trọng cho vay khách hàng thể nhân từ 11,9% lên 13,6%; tỷ trọng dƣ nợ bằng VND tăng từ 68,9% năm 2012 lên 76,6% năm 2013; tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn tăng từ 62,0% năm 2012 lên 63,9% năm 2013.

2.1.3.4 Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu

Bảng 2.4 Doanh số thanh toán XNK tại Vietcombank 2010-2013 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 Doanh số thanh toán XNK (tỷ USD) 28,9 38,8 38,81 41,6

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank)

Tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc năm 2011 nhiều bất ổn, việc quy định hạn chế đối với các đối tƣợng cho vay nhập khẩu của Nhà nƣớc đã gây khơng ít khó khăn cho hoạt động thanh tốn XNK nói chung. Tuy nhiên, với những lợi thế về thƣơng hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, hoạt động thanh toán XNK của Vietcombank vẫn duy trì đƣợc đà tăng trƣởng đáng khích lệ và giữ vị trí đứng đầu. Trong năm, Vietcombank cũng triển khai các chƣơng trình tín dụng tập trung cho xuất khẩu và tăng cƣờng giới thiệu các sản phẩm dịch vụ thanh toán tới khách hàng thông qua việc tiếp xúc với các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu chủ lực, quảng bá dịch vụ tài trợ thƣơng mại. Kết quả là, năm 2011 doanh số thanh toán XNK qua Vietcombank đạt 38,8 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm trƣớc, chiếm thị phần 19,2% trong tổng kim ngạch XNK cả nƣớc. Đặc biệt, doanh số thanh toán xuất khẩu qua Vietcombank tăng mạnh (32,3%) so với năm ngoái, chiếm 22,6% thị phần cả nƣớc. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank trải rộng trên khắp các thị trƣờng Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Châu Âu …Nhằm phát huy tốt vai trò đầu mối thanh toán xuất nhập khẩu, năm 2011 mặc dù gặp nhiều khó khăn, Vietcombank vẫn duy trì đƣợc doanh số mua bán ngoại tệ ở mức xấp xỉ 34,5 tỷ USD. Vietcombank cũng đã đa dạng hóa nhiều sản phẩm và triển khai nhiều giải pháp để khai thác các nguồn ngoại tệ nhằm thực hiện đúng các cam kết thanh toán, đảm bảo ngoại tệ cho các khách hàng nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế.

Trong năm 2012 do bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nƣớc, doanh số thanh toán XNK và thị phần của VCB đều sụt giảm. Cụ thể, doanh số thanh toán XNK của VCB năm 2012 chỉ tăng nhẹ 0,09% so với cùng kì năm trƣớc, chiếm thị phần 17,0% trong tổng kim ngạch XNK cả nƣớc. Sự tăng trƣởng thấp trong doanh số XNK và sự sụt giảm trong thị phần của VCB do các nguyên nhân sau: (i) Thứ nhất, cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng nƣớc ngoài mạnh về tiềm lực ngoại tệ,

chính sách linh hoạt mềm dẻo, lãi suất và phí thấp (ii) thứ hai, xuất nhập khẩu tăng mạnh năm 2012 chủ yếu ở khu vực FDI – đây khơng phải là nhóm khách hàng chủ lực của VCB (iii) Thứ ba, chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách giá, sự phối hợp bán chéo sản phẩm của VCB chƣa linh hoạt theo diễn biến thị trƣờng.

Mặc dù gặp nhiều khó khó khăn, thách thức từ bối cảnh kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ, song kết quả hoạt động thanh toán XNK và kinh doanh ngoại tệ năm 2013 của Vietcombank đạt đƣợc là rất khả quan. Doanh số thanh toán XNK năm 2013 đạt 41,6 tỷ USD, tăng 7,2 % so với năm 2012, chiếm gần 15,8% thị phần xuất nhập khẩu cả nƣớc, tiếp tục duy trì vị trí là ngân hàng có doanh số và thị phần thanh tốn XNK lớn nhất cả nƣớc.

2.1.3.5 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Bảng 2.5 Kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank 2010-2013 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 Doanh số mua bán ngoại tệ

(tỷ USD) 35,2 34,4 24,1 45.2

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank)

Nhằm phát huy tốt vai trị đầu mối thanh tốn xuất nhập khẩu, năm 2011 mặc dù gặp nhiều khó khăn, Vietcombank vẫn duy trì đƣợc doanh số mua bán ngoại tệ ở mức xấp xỉ 34,5 tỷ USD. Vietcombank cũng đã đa dạng hóa nhiều sản phẩm và triển khai nhiều giải pháp để khai thác các nguồn ngoại tệ nhằm thực hiện đúng các cam kết thanh toán, đảm bảo ngoại tệ cho các khách hàng nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế.

Để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ngay từ đầu năm 2012 NHNN đã đƣa ra mục tiêu tỷ giá dao động tối đa không quá 3%. Sự cam kết trong điều hành chính sách tỷ giá đã giúp các ngân hàng có giải pháp phù hợp trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Với lợi thế nhất định về mảng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Vietcombank đã tƣ vấn cho khách hàng các gói tín dụng - thanh toán XNK - kinh doanh ngoại tệ. Nhờ vậy, dù hoạt động kinh doanh ngoại tệ bị cạnh tranh gay gắt bởi các ngân hàng, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 24,1 tỷ USD, giảm 32,56% so với năm 2011.

Năm 2013, Vietcombank ln bám sát diễn biến tình hình biến động tỷ giá các loại ngoại tệ cơ bản trong danh mục ngoại hối của ngân hàng, tiếp tục đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trƣờng để lựa chọn các đối tác tốt, tìm hiểu và mở rộng cơ hội kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao tính phối hợp trong tồn hệ thống để tăng cƣờng bán chéo sản phẩm, thu hẹp biên độ chào giá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lƣới khách hàng và tăng cƣờng doanh số giao dịch. Kết thúc năm 2013, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 45,2 tỷ USD, tăng 87% so với năm 2012.

2.1.3.6 Kết quả kinh doanh của Vietcombank 2010-2013

Bảng 2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank 2010-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

2010 2011 2012 2013

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tƣơng ứng

20.587.489 33.354.733 31.746.997 28.298.671

Chi phí lãi và các khoản chi phí tƣơng tự

(12.392.225) (20.933.053) (20.792.904) (17.516.269)

Thu nhập lãi thuần 8.195.264 12.421.680 10.954.093 10.782.402 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.917.376 2.198.033 2.250.538 2.745.171 Chi phí từ hoạt động dịch vụ (502.130) (688.300) (861.939) (1.125.800)

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

1.415.246 1.509.733 1.388.599 1.619.371

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

561.680 1.179.584 1.487.751 1.426.859

(Lỗ)/lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tƣ

18.149 (5.896) 76.742 22.172

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tƣ

Thu nhập từ hoạt động khác

724.852 355.489 657.253 1.027.579

Chi phí hoạt động khác (144.780) (1.616.405) (132.155) (93.294) (Lỗ)/lãi thuần từ hoạt

động khác 580.072 (1.260.916) 525.098 934.285 Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 492.026 1.002.574 468.583 561.804 Tổng chi phí hoạt động (4.577.785) (5.699.837) (6.015.636) 6.244.061) Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh trƣớc chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 6.953.033 9.170.934 9.092.861 9.263.293 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng (1.384.183) (3.473.529) (3.328.964) (3.520.217) Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 5.568.850 5.697.405 5.763.897 5.743.076 Chi phí thuế TNDN (1.265.808) (1.480.073) (1.336.691) (1.365.494) Lợi nhuận sau thuế 4.303.042 4.217.332 4.427.206 4.377.582

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank)

Năm 2011 và 2012 là năm mà nhiều ngân hàng đứng trƣớc khả năng phá sản hoặc sáp nhập, một số ngân hàng có lợi nhuận rất thấp hoặc lỗ. Tuy nhiên lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất năm 2011 đạt 5.697 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 2010 và đạt 100,8% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao (5.650 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 4.217 tỷ đồng. Năm 2012, lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất đạt 5.764 tỉ đồng, tăng 1,2%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)