7. Cấu trúc luận văn
3.3.1 Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện
Viết tiểu thuyết lịch sử nghĩa là phải chọn ngôn ngữ hợp lý để làm sống lại không khí lịch sử, nhân vật lịch sử một cách chân thật nhất để ngƣời đọc không cảm thấy đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử khiên cƣỡng vụng về. Chọn ngôn ngữ viết làm sao để phát huy hết đƣợc khả năng sáng tạo và dụng ý nghệ thuật của mình là điều không dễ dàng với các nhà văn khi tiếp cận thể loại này. Nhiều tác giả đã chú ý viết bằng “ngôn ngữ thuần Việt, gần gũi, dễ hiểu với muôn màu sắc của đời thƣờng, hay ngôn ngữ tràn đầy sức sống của dân gian”[68]. Tƣớc bỏ bớt hệ thống ngôn ngữ mang tính trang trọng, giảm thiểu số từ Hán Việt nhƣ trong một số tác phẩm gần đây : Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Bão táp triều Trần (Hoàng Quốc Hải)…ngoài ra là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ lịch sử và ngôn ngữ tiểu thuyết, kết hợp các yếu tố lịch sử, văn hóa, tôn giáo trong một hệ thống ngôn ngữ thống nhất, hay dấu ấn ngôn ngữ của nhà Phật, Nho học…Ngôn ngữ của Giàn thiêu chính là một tác phẩm có sự kết hợp nhuần nhuyễn của tất cả các yếu tố đó. Võ Thị hảo cũng đã sử dụng triệt để ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, cung cấp thông tin lịch sử bằng việc đƣa thời gian trƣớc sự kiện theo các cứ liệu lịch sử khiến ngƣời đọc vừa dễ đọc, dế tiếp cận, dễ hiểu.
Giàn thiêu đã sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ cổ xƣa tạo ra đƣợc không
khí lịch sử cổ kính. Những ngôn ngữ biểu hiện về thời đại phong kiến đƣợc tác giả sử dụng qua ngôn ngữ đối thoại nhƣ cách xƣng hô: Bệ hạ – thần, Hoàng thƣợng – hạ thần,tội thần, ta – ngƣơi, chàng – thiếp (nàng)…
Qua đoạn Lê Thị Đoan xin tha tội cho Ngạn La nhân vật đã nói năng hành xử đúng vị trí của một kẻ bề tôi khi đối diện với đức minh quân, dù khi đó vua mới mƣời hai tuổi: “Xin bệ hạ cho tiện dân đƣợc thƣa một lời”[35;tr46]. Hay đoạn Lý Trác dỗ dành vua: “Tâu bệ hạ, bệ hạ nối nghiệp tiên vƣơng, cai trị giang sơn xã tắc, thiên hạ này là trong tay bệ hạ”[35;tr28]. Hay những câu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tung hô, chào hô của thần dân khi gặp bề trên ta cũng thấy đƣợc sự kính cẩn, phục tùng của họ: “Thái hậu vạn vạn tuế! Hoàng thƣợng vạn vạn tuế!”. Khi thần dân muốn tấu trình thì luôn là những câu “Tâu thái hậu!Tâu hoàng thƣợng…Khi đƣợc gọi tới sẽ: dạ, bẩm..đó là lớp ngôn ngữ cổ kính mang tính trang trọng, kính cẩn phù hợp với lễ giáo phong kiến.
Ngoài ra tên các nhân vật cũng gắn liền với ngôi vị, chức tƣớc cũng đƣợc tác giả dùng rất tốt tạo không khí lịch sử sống động nhƣ: Tiên Hoàng Nhân Tông, Dƣơng Hoàng thái hậu, Nguyên Phi Ỷ Lan, Quan Thái bảo Lý Trác, Tăng Đô án Từ Vinh…Nhân vật luôn gắn với vai trò, chức danh lịch sử mà họ đảm nhận khiến tác phẩm tái hiện đƣợc không khí lịch sử với độ tin cậy về mặt cứ liệu lịch sử.
Ngoài ra việc sử dụng các yếu tố Hán Việt gắn với thời điểm lịch sử đó nhƣ : Tiếng chuông báo giờ tuất, đêm Nguyên tiêu, năm Hội Phong thứ bẩy…
Đó hoàn toàn là ngôn ngữ cổ xƣa mang sắc thái cổ kính, trang trọng nhƣng tác giả sử dụng phù hợp khiến ta cảm thấy không khí lịch sử đƣợc tái hiện nhƣng không tạo cảm giác tối nghĩa, khó hiểu, rắc rối.
Giàn thiêu còn mang ngôn ngữ của đời sống gần gũi, giản dị. Việc sử dụng
ngôn ngữ của tác giả đƣợc chú trọng, trau chuốt, giàu hình ảnh, cảm xúc , gần với lời ăn tiếng nói của con ngƣời hiện tại. Việc đƣa ngôn ngữ đời sống vào tác phẩm của mình Võ Thị Hảo thành công khi ghi dấu ấn giọng văn của mình trên văn đàn. Chọn ngôn ngữ nhƣ vậy, Võ Thị Hảo đã xóa bỏ đƣợc khoảng cách giữa ngƣời kể và đối tƣợng trần thuật. Việc đƣa ngôn ngữ đời sống vào tác phẩm khiến cho tác phẩm bình dị, gần gũi hơn nhƣng mang hơi thở của thời đại, đằng sau những câu chữ khiến ngƣời ngƣời đọc phải suy ngẫm.
Trong một xã hội lễ giáo đặt lên hàng đầu nhƣng tác giả lại dùng nhiều những từ xƣng hô rất hiện đại, gần gũi với cuộc sống nhƣ : Mẹ (Mẫu thân), cô (nàng) , anh (chàng), nó (hắn)… Nhƣ khi lúc Ngạn La cố gắng thoát khỏi giàn thiêu trƣớc mặt vua và quần thần: “mẹ ơi! Ngƣời ta giết con. Mau cứu con!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mẹ ơi!..”[35;tr42] . Ngay trong chính tiểu thuyết lịch sử cùng thời ta rất ít khi gặp lối xƣng hô sau đây : “Vua nghe nói cả cƣời mà rằng : cái thằng phụ quốc này mới thật thà làm sao”[35;tr87]. Ngay cả cách xƣng hô của đôi lứa yêu nhau cũng khác với cách xƣng hô của thời đại phong kiến mà rất hiện đại : Từ Lộ! Em là vợ chàng…[35;tr213]. Hay cách tiểu thƣ Nhuệ Anh khi nói với Chàng cá Bơn bằng ngôn ngữ xa lạ với thời đó nhƣng lại rất gần gũi với bạn đọc ngày nay: “Sao anh không để tôi chết đi…? Tôi muốn chết! Tôi phải chết ! Anh là ai mà dám cản?[35;tr324]. Bằng cách xƣng hô gần gũi này tác giả đã khiến cho câu chuyện lịch sử xa vời nhƣng vẫn mang hơi thở của thời đại ngƣời đọc đang sống. Giúp ngƣời đọc cảm thấy thân mật, gần gũi với nhân vật hơn.
Việc sử dụng ngôn ngữ đời sống giúp Võ Thị Hảo dễ dàng đƣa những thông điệp cuộc sống về hiện thực cuộc sống một cách dễ dàng nhất. Bằng cách viết này tác giả cũng thể hiện đƣợc thái độ với sự việc, nhân vật một cách cụ thể.
Một sáng tạo nữa về ngôn ngữ của tác giả là đƣa những câu thành ngữ, tục ngữ, những bài đồng dao…quen thuộc trong cuộc sống vào tác phẩm của mình rất nhẹ nhàng, tự nhiên. Nhƣ đoạn văn miêu tả cảnh hai anh em bán tơ lụa mà Từ Lộ nghe đƣợc mang đậm ngôn ngữ đời sống: “chú mày chỉ giỏi đòi ăn. Ngày hôm qua mới chén một bữa thịt chó no nê ở quán Đốc chƣa đủ nở ruột hay sao? Buôn bán nhƣ chú bóc ngắn cắn dài, đƣợc một ăn mƣời. Cai ngữ chú bao giờ dựng đƣợc nhà, cƣới đƣợc vợ?[35;tr403]. Hay cuộc đối thoại của vợ chồng nhà chủ quán cũng mang đậm ngôn ngữ đời sống.
Đặc biệt trong tác phẩm còn có rất nhiều bài đồng dao lời lẽ mộc mạc nhƣng gần gũi với tất cả mọi ngƣời qua lời hát của cung nữ Ngạn La. Vào cung đã hơn mƣời năm nhƣng những lễ giáo phong kiến không thắng nổi những lời ru mộc mạc mà nàng đƣợc nghe những lúc nhỏ và giờ nàng đang dùng nó để dùng nó để hát cho vua nghe khi vua bệnh nặng không ai dám đến gần:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
“Thả đỉa va va Chớ bắt đàn bà Phải tội đàn ông”
..[35;tr264]
Những bài đồng giao mộc mạc ấy có sức sống mãnh liệt, có thể đƣa con ngƣời về với tuổi thơ, sống những ngày bình yên. Những câu hát ấy tuy bị các vị quan triều đình cho là nhảm nhí mà quên rằng chính họ cũng đƣợc nuôi dƣỡng, lớn lên từ những câu hát ấy. Những câu đồng giao đã thể hiện sức sống nội tại vô cùng lớn của nó trong lòng ngƣời Việt.
Bằng cách đƣa ngôn ngữ đời sống gắn với hơi thở hiện tại, ngôn ngữ của tục ngữ đồng dao, Võ Thị Hảo đã tạo ra đƣợc ngôn ngữ trần thuật gần gũi, thể hiện đƣợc ý đồ nghệ thuật của mình.
Ngoài hai kiểu ngôn ngữ trên, trong tác phẩm còn có sự kết hợp của các kiểu ngôn ngữ khác nhau trong tác phẩm nhƣ ngôn ngữ của đạo Phật, đạo Nho, ngôn ngữ của Đạo giáo…
Dù bằng kiểu biểu hiện ngôn ngữ nào thì tác giả cũng đã thành công khi tạo ra sự gần gũi và đa nghĩa của tác phẩm. Tác phẩm vẫn tái hiện đƣợc không khí cổ kính của lịch sử mà vẫn giản dị, gần gũi, thể hiện đƣợc thông điệp của tác giả về cuộc sống.