Nhân vật văn học

Một phần của tài liệu Đề tài lịch sử trong sáng tác của võ thị hảo (qua tiểu thuyết giàn thiêu) (Trang 25 - 27)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1 Nhân vật văn học

Nhân vật văn học hiểu đơn giản thì đó là “con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học”. Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất nó với con ngƣời có thực trong đời sống”[34;tr235]. Nhân vật văn học là kết quả sáng tạo của nhà văn. Nó có thể có tên riêng nhƣ: Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha hoặc không có tên riêng nhƣ: thằng bán tơ, mụ nào, thị..hoặc là một ẩn dụ chỉ một hiện tƣợng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Dù là theo hình thức nào thì nhân vật cũng là đối tƣợng để nhà văn phản ánh cuộc sống và quan niệm nghệ thuật của mình. Với mỗi một thời kì lịch sử có một kiểu nhân vật tƣơng ứng. Kiểu nhân vật này có đƣợc là do quá trình quan sát, tìm tòi, sáng tạo của nhà văn trƣớc hiện thực bộn bề của cuộc sống. Thông qua nhân vật nhà văn bộc lộ những suy nghĩ kín đáo nhất của bản thân, gửi gắm những thông điệp nghệ thuật của mình.

Nhân vật văn học thƣờng đƣợc miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn của nhân vật này vầ nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với nhân vật khác. Dựa vào nhiều tiêu chí mà ngƣời ta phân chia nhân vật thành: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, dân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tƣ tƣởng…

Trƣớc 1975, nhân vật trong văn xuôi Việt Nam thƣờng bị chi phối bởi khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn nên các nhân vật đƣợc xây dựng với vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ, nhân vật đƣợc bao bọc trong “ bầu không khí vô trùng” nhằm phục vụ việc ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những sáng tác thuộc thời kì này, nhân vật mới chỉ đƣợc chú ý đến phƣơng diện khách thể nhƣ: ngoại hình, phẩm chất, tính cách, tâm lý… và quan tâm xem những phƣơng diện đó có đƣợc cá tính hóa hay không…ít có nhân vật nào mang trong mình những phức tạp nội tâm, dằn vặt, tính toán. Nhân vật đƣợc xây dựng theo đúng tuyến rõ ràng: ta – địch, tốt – xấu, cao cả - thấp hèn, các tuyến nhân vật thƣờng trùng khít với chức năng xã hội mà nhân vật đó đảm nhận. Đời tƣ và những phức tạp nội tâm nhân vật là điều các nhà văn bỏ qua hoặc không chú ý thể hiện. Cách xây dựng nhân vật ở hầu hết các tác phẩm văn xuôi 1945 – 1975 đều mang tính quy phạm: ta thắng, địch thua, cái mới thắng cái cũ, nhân vật là ngƣời phát biểu hết toàn bộ chủ ý của tác giả một cách khiên cƣỡng. Nhƣng với sự thay đổi của thời đại và sự ra đời của quan niệm nghệ thuật đúng đắn về con ngƣời, cách tiếp cận, nhìn nhận một nhân vật văn học cũng đã dần thay đổi.

Sau 1986, cách xây dựng nhân vật văn học đã có nhiều thay đổi đáng chú ý. Nhân vật không nằm trong vòng tròn khép kín và bất biến nữa mà mang nhiều yếu tố bất ngờ. Nhân vật hiện lên chân thực, gần gũi hơn, với đủ cả “rồng phƣợng lẫn rắn rết”, “thiên thần và ác quỷ”… xen kẽ lẫn nhau. Thế giới nhân vật không còn sự phân tuyến rành mạch giữa chính diện và phản diện nữa. Không gian đời tƣ đƣợc khai thác triệt để để bộc lộ tính cách nhân vật. Nội tâm của nhân vật với những rung động nhỏ bé, sâu xa nhất cũng đƣợc các nhà văn tìm tòi, khám phá. Do đó mà văn xuôi sau 1975 đã đi vào khám phá thân phận con ngƣời với những góc nhìn đa chiều, tinh tế và sâu sắc nhƣ hiện thực cuộc sống vốn có vậy. Sáng tạo của văn học bao giờ cũng gắn với con ngƣời, mà con ngƣời đƣợc biểu hiện qua các nhân vật văn học vì vậy mà nhân vật văn học luôn là cơ sở mà ngƣời đọc sẽ phải tìm hiểu nếu muốn chiếm lĩnh đƣợc ý đồ và thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đề tài lịch sử trong sáng tác của võ thị hảo (qua tiểu thuyết giàn thiêu) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)