7. Cấu trúc luận văn
3.2 Các yếu tố huyễn hoặc, hoang đƣờng trong Giàn thiêu
Giàn thiêu là một tiểu thuyết lịch sử với nhiều lớp trầm tích : Lịch sử, tôn
giáo, huyền thoại..[68]. Viết về một giai đoạn lịch sử của đất nƣớc với những biến cố lịch sử và những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm con ngƣời, Võ Thị Hảo đã khiến ngƣời đọc cảm thấy câu chuyện không chỉ có những chi tiết lịch sử xơ cứng, những mâu thuẫn gay gắt, những bài học đạo lý đƣợc phát biểu mà ngƣợc lại Giàn thiêu lại nhẹ nhàng hấp dẫn ngƣời đọc bằng không khí cổ tích, liêu trai, kỳ ảo. Đành rằng bản thân nhân vật Từ Đạo Hanh – Lý Thần Tông đã gắn với những truyền thuyết, những bí ẩn đủ để tạo ra đƣợc không gian cổ tích trong truyện. Nhƣng không chỉ có thế, các yếu tố huyễn hoặc, hoang đƣờng đƣợc tác giả sử dụng rất hợp lý và đậm đặc.
Những yếu tố huyễn hoặc, hoang đƣờng trong truyện ta có thể hiểu đó là những chi tiết không có thật, không thể xảy ra trong cuộc sống bình thƣờng. Trong Giàn thiêu những yếu tố này cũng đƣợc gọi bằng cái tên khác là những yếu tố kì ảo – nhằm thể hiện không khí truyền thuyết, mơ hồ của tác phẩm.
Yếu tố hoang đƣờng, kì ảo đầu tiên có thể nói đến là tình huống xác chết của Từ Vinh trôi ngƣợc sông rồi đứng dậy,chỉ tay thẳng vào nhà Diên Thành Hầu. Đây là chi tiết kinh dị, dữ dội, đáng sợ nhằm thể hiện nỗi oan khuất của Từ Vinh trƣớc sự hãm hại bẩn thỉu của Diên Thành Hầu và pháp sƣ Đại Điên. Từ cái chết đƣợc dùng yếu tố kì ảo làm sinh động hóa này khiến ngƣời đọc hiểu ra bộ mặt thực sự của kẻ nắm quyền nghiêng ngửa thiên hạ -Diên Thành Hầu, và kẻ tu hành nhƣng lại vì lợi ích của mình mà đi hãm hại ngƣời khác – pháp sƣ Đại Điên. Sau cái chết dữ dội của một con ngƣời ngay thẳng này là sự tan vỡ của một gia đình yên ấm, sự thay đổi hoàn toàn số phận của một con ngƣời. Lời cha dặn Từ Lộ trong mơ là hãy báo thù cho mình cũng là chi tiết kì ảo làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Từ Lộ. Khi nói đến cái chết của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tử Vinh bằng câu chuyện kì ảo dữ dội này tác giả đã cùng với chất liệu truyền thuyết trong dân gian và sự sáng tạo của mình tạo nên một thông điệp: dù bằng cách nào đi nữa, cái ác cũng sẽ bị vạch trần.
Chi tiết kì ảo thứ hai trong tác phẩm cũng đã đƣợc lƣu truyền trong
Thiền uyển tập anh và dân gian đó là chi tiết nhà vua hóa hổ. Vì luôn giằng xé
giữa ham muốn thực tại với lý tƣởng cuộc sống không thể tìm đƣợc ở cả hai kiếp ngƣời. Nhà vua lâm bệnh nặng. Chỉ sau một đêm khắp ngƣời ngài đã mọc đầy lông lá, trở thành hổ dữ đau đớn, lồng lộn nhƣ muốn ăn tƣơi nuốt sống ngƣời khác. Đây là chi tiết nhằm khắc họa cái giá phải trả của nhà vua khi quá tham vọng, quá thúc giục đáp ứng dục vọng của mình. Với tình huống này, Võ Thị Hảo đã cho thấy bi kịch của con ngƣời không biết hài lòng với những gì mình đã có, vì vậy dù đã đầu thai và sống hai kiếp ngƣời nhƣng vẫn chỉ là những chuỗi bi kịch không có lấy một ngày hạnh phúc. Con ngƣời càng chìm trong dục vọng, để những dục vọng đen tối chi phối thì sớm muộn sẽ phải chịu hậu quả.
Tình huống kì ảo khác đƣợc tác giả dụng công xây dựng là cảnh nơi giàn thiêu – hình ảnh trung tâm, đa nghĩa của tác phẩm. Không khí ảm đạm, chết chóc, ghê rợn nơi giàn thiêu, cái chết đậm chất kì ảo của Ngạn La đều khiến ngƣời đọc cảm thấy đau đớn, nhức nhối đến bỏng rát, tạo ra nhiều câu hỏi về số phận ngƣời phụ nữ.
Các tình huống này đều có “sự đan cài của yếu tố thực - ảo”[48;tr76]. Sự đan cài này khiến cho ngƣời đọc mơ hồ nhận thức giữa thực và ảo tạo sức hấp dẫn cho truyện. Những chi tiết kì ảo này đều có tác dụng liên kết câu chuyện, thúc đẩy diễn biến chuyện.
Tình huống kì ảo tiếp theo có tác dụng quan trọng trong việc khắc họa nhân vật lịch sử Ỷ Lan là cuộc đối thoại giữa hồn ma của Ỷ Lan và Dƣơng Thái hậu. Cuộc đối thoại của hai hồn ma đầy quyền lực diễn ra trong lãnh cung đổ nát với những đàn chuột đói to. Cuộc đối chất này khiến ta thêm hiểu về số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phận “bị chọn” của những nhân vật lịch sử. Dù trong thực tế, Ỷ Lan đã làm nhiều việc thiện sau đó mong thoát tội nhƣng bà luôn day dứt và bị chịu hành hạ bởi chính việc làm tội lỗi của mình. Bà thực sự đã phải chịu “quả báo” về những việc mình đã làm.
Tình huống kì ảo do tác giả sáng tạo ra dựa trên những thông tin ít ỏi của lịch sử nhƣng lại mang nhiều ý nghĩa. Đó là cuộc trả thù của Từ Lộ với Đại Điên. Sau bao công sức gian khổ, vứt bỏ tất cả để trả thù thì một lần nữa cuộc đời Từ Lộ lại lâm vào một bi kịch khác – bi kịch không tìm đƣợc lẽ sống của cuộc đời. Kẻ thù Diên Thành Hầu năm xƣa đã hóa điên, con pháp sƣ Đại Điên thì đón cái chết trừng phạt một cách nhẹ nhàng, thanh thản. Dƣờng nhƣ tác giả muốn nói đến một điều: Đại Điên đã dám nhìn vào sự thật và chấp nhận mọi sự trừng phạt nên hắn chết trong sự bình thản, còn Từ vì có lòng thù hận quá lớn lấn át cả lý trí nên lâm vào tình trạng hụt hẫng bất ngờ, dẫn đến cảm giác ghen tỵ với cái chết của Đại Điên.
Chi tiết kì ảo gây ấn tƣợng cảm động sâu sắc trong lòng ngƣời đọc là cái chết của Dã Nhân. Vì cứu Từ, Dã Nhân đã ăn thử quả độc trƣớc. Cái chết đau đớn và biến dạng của Dã Nhân sau khi chết khiến ngƣời đọc không khỏi cảm thƣơng, xúc động. Chi tiết kì ảo này là lời ngợi ca và thƣơng xót những trái tim nhân hậu của tác giả. Một lần nữa tác giả khẳng định, đừng để lòng thù hận giết hại tâm hồn, sự sống con ngƣời.
Chi tiết đàn chuột đói, to gặm nhấm ăn thịt các cung nữ, Ỷ Lan,Dƣơng Thái hậu…mang ý nghĩa biểu tƣợng sâu sắc “ lòng hận thù không chỉ là công cụ báo oán mà còn là kẻ thù của chúng ta”[48;tr78]
Nhƣ vậy, việc dùng yếu tố huyễn hoặc, kì ảo trong Giàn thiêu là công cụ không thể thiếu đƣợc của tác giả để hoàn thiện nhân vật của mình trong không gian quá khứ. Điều kì lạ là những yếu tố huyễn hoặc này không khiến tác phẩm trở nên rối rắm, xa lạ mơ hồ mà ngƣợc lại nó chuyển tải đƣợc ý đồ của nhà văn một cách hấp dẫn nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/