Nhân vật lịch sử có thật

Một phần của tài liệu Đề tài lịch sử trong sáng tác của võ thị hảo (qua tiểu thuyết giàn thiêu) (Trang 38 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1 Nhân vật lịch sử có thật

2.2.1.1 Nhân vật Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh – Lý Thần Tông

Nhân vật Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh – Lý Thần Tông là nhân vật chuyển tải rõ nhất ý đồ nghệ thuật của tác giả. Bằng sự liên tƣởng, tƣởng tƣợng phong phú và tài năng sáng tạo tuyệt vời, tác giả đã kết hợp đƣợc những cứ liệu lịch sử ghi trong Đại Việt Sứ ký toàn thư, những sự kiện trong giai đoạn hai triều vua Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông với các truyền thuyết về nhà sƣ Từ Đạo Hạnh trong Thiền Uyển Tập Anh để tạo nên một nhân vật với hai kiếp sống mang nhiều suy ngẫm, triết lý về cuộc đời.

Từ Lộ vốn là một chàng công tử con nhà quyền quý, sống trong sự đầy đủ về vật chất, tràn ngập yêu thƣơng, hạnh phúc gia đình, có tình yêu đầu đời đẹp nhƣ mộng, chƣa từng biết đến mƣu toan, lo lắng cho cuộc sống thì bỗng nhiên tai họa ập xuống. Cha của chàng là quan đô án Từ Vinh vì viết đơn tố cáo mà bị Diên Thành Hầu thuê pháp sƣ Đại Điên giết chết một cách thảm khốc. Xác Từ Vinh trôi ngƣợc sông Tô đến nhà Diên Thành Hầu thì đứng dựng lên trỏ tay vào nhà hắn nhƣ muốn tố cáo kẻ hãm hại mình.

Chứng kiến cái chết oan khốc của cha, cùng với nhiều lần oan hồn của cha báo mộng đòi trả thù, Từ Lộ đã thay đổi hoàn toàn, trong lòng chàng giờ chỉ còn thù hận, chàng nhƣ trở thành một con ngƣời khác.Bỏ lại tất cả, chàng quyết tâm trả thù cho cha “Lạy cha! Kiếp này không phải của con. Con sống chỉ để trả oán này! Xin trời cao đất dày chứng dám…[35;tr78].

Chỉ sau một đêm, gia đình hạnh phúc, tình yêu sụp đổ, tâm hồn nhân hậu, vô tƣ, non nớt của chàng phải chịu những nỗi đau đớn dày vò tan nát. Cha chết, mẹ điên dại, hạnh phúc gia đình bị kẻ gian hãm hại, tiêu hủy trong một đêm. Tình cảm riêng tƣ giờ không còn chỗ trong lòng chàng, tất cả chỉ còn là tâm nguyện muốn báo thù. Từ bi kịch của gia đình chàng, Diên Thành Hầu và pháp sƣ Đại Điên đã bắt tay nhau trở thành hai thế lực gây nên bao tội ác, giết hại, làm tan nát hạnh phúc của bao nhiêu con ngƣời, bao nhiêu gia đình. Để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đòi lại công bằng cho cha, lần thứ nhất Từ Lộ đã cùng mẹ đội đơn đến Đô hộ phủ ngục tụng để mong công lý sẽ rửa sạch nỗi oan khuất cho cha. Thế nhƣng ngay đến ông quan nổi tiếng thanh liêm nhƣ Trần Dĩnh cũng bị thế lực của Diên Thành Hầu và sức mạnh của “vô số thỏi vàng chói lọi bất ngờ hiện ra nhƣ phù phép”[35;tr100] mua chuộc, đe dọa. Không rửa sạch đƣợc nỗi oan cho cha chàng mà còn bị gán thêm tội vu cáo Diên Thành Hầu, ngƣời mẹ của chàng đã không chịu nổi đau đớn, uất ức mà chết. Còn Từ Lộ lại càng chồng thêm nỗi đau và lòng hận thù. Lại một lần nữa, những kẻ có tiền, có quyền thế lại có thể đổi trắng thay đen sự thật, dẫm đạp lên cuộc đời của những ngƣời dân lƣơng thiện, thấp cổ bé họng. Từ Lộ phải sống bơ vơ, chui lủi, trốn tránh sự truy tìm của Diên Thành Hầu.

Lần thứ hai Từ Lộ hi vọng rằng nhà vua Lý Nhân Tông đi điểm binh ở cánh đồng Giảng Võ sẽ là cơ hội cho chàng kêu oan. Chàng liều mình chờ đợi và viết một lá đơn bằng máu kêu oan dâng vua. Chàng tin rằng nhà vua anh minh và từng lập bao chiến công hiển hách này sẽ giúp chàng đòi sự công bằng. Nhƣng thêm một lần nữa, niềm tin bị đổ vỡ. Oan không đƣợc rửa mà bản thân chàng suýt mất mạng vì làm kinh động đến nhà vua. Chàng đau đớn nhìn những bƣớc chân voi dẫm nát lá đơn của mình.

Thất bại hai lần, niềm tin hoàn toàn sụp đổ, Từ Lộ không còn tin vào công lý, vào sự anh minh của đấng cửu trùng nữa.Chàng chỉ còn tin vào chính mình, tự mình tìm đến kẻ thù để trả thù. Nhƣng thƣơng thay, chàng vốn là một thƣ sinh làm sao có thể đối đầu với tay pháp sƣ độc ác, nhiều phép lực nhƣ Đại Điên.

Ba lần trả thù, ba lần vạch mặt kẻ gian ác là ba lần thất bại, Chàng nhận ra rằng: mình phải mạnh hơn kẻ thù mới tiêu diệt đƣợc kẻ thù. Vì vậy chàng đã quyết định phải đi tìm nơi học phép thuật giỏi hơn kẻ thù thì mới mong trả đƣợc thù nhà. Quyết định đó bắt đầu cho một con đƣờng gian nan, cực khổ vô cùng mà chàng công tử ngày nào phải trải qua. Quyết tâm học phép thuật nơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tây Trúc là quyết định phải dứt bỏ duyên nợ với trần ai, nghĩa là phải dứt bỏ đi hạnh phúc duy nhất còn sót lại với chàng trên trần thế: Tình yêu với nàng Nhuệ Anh.

Từ Lộ phải sống trong sự giằng xé khi những phút hạnh phúc bên Nhuệ Anh và những phút lại sôi sục mối hận. Bỏ lại hạnh phúc và ngƣời yêu nhỏ bé, chàng quyết tâm dứt áo ra đi. Trên con đƣờng đến Phật pháp, những khó khăn, khổ ải không ám ảnh chàng bằng đôi mắt của nàng Nhuệ Anh. Có những lúc Từ Lộ nhƣ không thể thắng nổi bản thân mình. Chàng không thể quên đƣợc đôi mắt đầy tình ái, lẫn giận hờn, tiếc hận của Duệ Anh, khát vọng tình yêu luôn âm ỷ trong chàng, chàng muốn ngay lập tức về kinh đô để đƣợc nhìn thấy nàng.

Để vƣợt qua nhƣng giây phút đó, Từ phải đấu tranh, hành xác để quên đi hình bóng của ngƣời yêu, những ham muốn, dục vọng trần thế “Từ nghiến răng dúi sâu ngón út của bàn tay trái vào giữa đống than, cái ngón tay thổn thức nhất cách đây chừng vài phút vừa ấm lên, run rẩy tƣởng chừng những ngón tay mềm mại của Nhuệ Anh vừa chạm vào. Nhƣng viên than hồng dính chặt vào da thịt. Cái đau xói lên óc. Từ cất một tiếng thét đau đớn trong họng gìm sâu tay trong đống than đỏ, bốc lên khét lẹt mùi thịt cháy. Khi Từ rút ngón tay ra, ngón tay đã rã thịt, phần xƣơng bên trong bầm dập nhƣ một nhánh cây bị tƣớc hết vỏ. Nỗi đau đớn do cuộc hành xác mang tới khiến cơn khát trong chàng dịu vơi đi, dƣờng nhƣ trong tim đã chứa đầy máu đen”[35;tr 195 - 196]. Trên đƣờng hành hƣơng về hƣớng Tây, Từ Lộ gặp lại ngƣời yêu. Nhuệ Anh bị ép làm vợ Lý Câu, nàng bỏ trốn lễ hợp cẩn, giả trai đi bán dầu ngƣợc xuôi để tìm ngƣời yêu. Nàng tự nguyện theo Từ Lộ đến cùng trời cuối đất nhƣng Từ Lộ nguyện sống để trả thù nên cố gắng dứt bỏ. Tuy nhiên, không thể dối lòng mình, họ đã dâng hiến cho nhau tình vợ chồng mặn nồng trƣớc khi nàng lao mình xuống dòng thác dữ vì Từ Lộ không cho nàng theo.Trải qua những phút giây thanh bình bên Nhuệ Anh, Từ lại tiếp tục bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cuốn theo vòng xoáy hận thù. Sau những phút gian khổ, nguy hiểm tƣởng nhƣ phải bỏ mạng, Từ Lộ, Minh Không, Giác Hải đã gặp đƣợc thầy.

Nhƣng Từ lại chọn con đƣờng đi khác với hai bạn, dù biết cửa phật không chấp nhận việc thù hận và con đƣờng đến với đức phật không phải là đi trên con đƣờng hận thù nhƣng Từ lại cho rằng: “Nếu khoanh tay trƣớc kẻ ác thì tất vô tình hại ngƣời thiện”[35;tr 200].

Khi đƣợc đại sƣ chỉ đƣờng đến Thập Vạn Đại Sơn để học phép thuật về báo thù, Từ đã thú nhận rằng vẫn chƣa rời khỏ cõi vô minh, vẫn theo con đƣờng nặng nợ luân hồi, lạc kiếp.

Tƣởng rằng đau khổ, thất bại với Từ sẽ hết khi chàng trở về trả thù cho cha nhƣng bi kịch lại tiếp nối với chàng. Sau mƣời ba năm tu hành, khổ luyện khi chàng trở về thì kẻ thù Diên Thành Hầu năm xƣa chỉ còn là cái xác không hồn, ngày ngày chạy theo đứa con điên loạn sau lễ hợp cẩn bất thành. Còn kẻ giết thuê Đại Điên thì không hề chống cự, đón nhận cái chết một cách nhẹ nhàng, bình thản.

Từ chua xót nhận ra rằng bao công sức tu luyện, nếm mật nằm gai, nuôi dƣỡng hận thù đã trở thành vô nghĩa. Nỗi đau lên đến đỉnh điểm, chàng trở nên trống rỗng, mất phƣơng hƣớng, mất lẽ sống, không biết sống vì ai, vì cái gì nữa, còn lại trong chàng là nỗi cô đơn, trống trải khiến chàng muốn tìm đến cái chết. Nhƣng chính nàng Nhuệ Anh đã kéo chàng chàng về với cuộc sống. Tình cảm bị đè nén bao năm với Nhuệ Anh lại dày vò chàng khiến chàng chứng nhận rằng “cuộc đời mình nếm đủ mùi tân khổ chẳng qua vƣớng vào cõi thất tình” [35;tr395].

Với mỗi một biến cố trong cuộc đời Từ Lộ ta nhận ra rằng con ngƣời sinh ra không phải là để trả thù nhƣng tai họa có thể khiến con ngƣời ta sống để trả thù. Nhƣng khi trả thù xong rồi thì còn lại trong con ngƣời chỉ là nỗi cô đơn, trống trải. Sau khi chứng kiến lễ phóng Diêm khẩu và đàm đạo phật lý với một cao tăng, Từ Lộ đã tìm đƣợc một lẽ sống cho mình “tìm một chốn để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rảnh tay lo việc tu hành và cứu nhân độ thế, đem chân tâm để quy tập thiên hạ muôn ngƣời làm một, lấy lẽ từ bi và sự quên mình để răn dạy chúng sinh”[35;tr400].

Từ Lộ trở thành nhà sƣ Từ Đạo Hạnh đức cao vọng trọng, nổi tiếng khắp vùng, mang phép thuật của mình để cứu nhân độ thế, thu nạp đệ tử và cảm hóa chúng sinh. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì nhân vật Từ Đạo Hạnh đã hiện lên trọn vẹn về hình tƣợng một con ngƣời đƣợc sùng kính, ca ngợi theo quan điểm của dân gian.

Tuy nhiên, Võ Thị Hảo đã rất tài tình khi xử lý những dữ liệu lịch sử với huyền tích, truyền thuyết dân gian để dẫn dắt nhân vật truyền thuyết Từ Đạo Hạnh nối vào nhân vật lịch sử Lý Thần Tông.

Thiền sƣ Từ Đạo Hạnh là một đại sƣ đáng kính, tinh thông Phật pháp, đƣợc dân chúng ngƣỡng vọng, sùng bái. Lời nói của ông có sức mạnh và dƣợc dân chúng tin, sùng bái đến mức ông nhận ra lòng tin trong họ quá dễ dàng.Trong khi khuyên họ từ bỏ dục vọng, coi khinh vật chất, chịu khổ hạnh để đến cõi Niết bàn thì chính đại sƣ lại nghi ngờ lòng tin của chính mình khi “Ta có thật lòng tin rằng có niết bàn, dƣờng nhƣ càng đi đến cõi niết bàn càng xa…vậy mà đôi lẫn ngẫm cho thân phận mình, trong lòng bỗng xót xa nhƣ chƣa kịp sống, chƣa kịp sinh ra trên cõi đời này…cuộc đời nhƣ ngọn bấc sắp cháy cạn đĩa dầu mà ta vẫn chƣa có ngày nào sống cho mình”[35;tr 427 - 428].

Nhà sƣ ngày càng nghi hoặc và tự hỏi lòng mình những lúc khuyên dân chúng từ bỏ vật dục. Từ Đạo Hạnh nghĩ đến “tại sao những kẻ nơi cung cấm đền đài giát vàng khảm ngọc, làm đủ mọi điều xa hoa bậy bạ mà lại đƣợc thay trời nhào nặn, biến đổi thiên hạ thành một thứ đồ chơi trong tay mình” hay “Ta có cạn lòng để đến đƣợc tâm hay không?”[35;tr428].

Nhƣ vậy nhân vật Từ Đạo Hạnh hiện lên với những góc khuất trong tâm hồn chƣa từng đƣợc đề cập đến. Trong tâm hồn Từ Đạo Hạnh luôn có sự đấu tranh giữa một bên là lời dạy bảo chúng sinh với một bên là những lời thật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong lòng mình. Dù đã bỏ bao công sức tu luyện, trở thành đại sƣ đƣợc nhân dân sùng kính nhƣng ngài cũng không giám chắc “trong lòng không mơ ƣớc lầu son gác tía và không luôn mƣờng tƣợng lại hình bóng nàng Nhuệ Anh cùng lần ân ái duy nhất trong đời cùng nàng?”[35;tr 429] .

Ngài thuyết giảng cho chúng sinh chính những điều mà ngài không làm đƣợc. Vì vậy những đạo lý mà bấy lâu nay ngài luôn rao giảng trở nên vô nghĩa. Đã nhiều đêm ngài “nghiến chặt răng trên giƣờng đá lạnh của tăng viện, cắn nát một bên ngón tay để diệt ngọn lửa dục, thề sẽ tu hành đắc đạo để kiếp sau trở thành ngƣời có quyền lực lớn nhất thiên hạ, để cứu giúp thiên hạ khỏi lầm than”[35;tr429].

Càng băn khoăn mâu thuẫn, giằn vặt trong nội tâm thì những ham muốn hƣởng lạc ở trần gian càng sâu nặng. Khi còn trẻ, vì hận thù ngài phải từ bỏ tình yêu – thứ hạnh phúc lớn lao duy nhất của cuộc đời mình. Trả thù xong và tu hành đắc đạo ngài ép mình phải sống theo những khuôn thƣớc đóng vai một con ngƣời mẫu mực. Nhƣng dù cố gắng đến mấy thì sự thật vẫn là sự thật, ngài là một con ngƣời bình thƣờng, không thoát khỏi những ham muốn và dục vọng đời thƣờng. Kết thúc tác phẩm là cảnh các đệ tử Phật môn của Từ Đạo Hạnh vào núi Thầy. Họ thấy xác nhà sƣ chƣa bị “hƣ hoại” và họ nghĩ “chẳng lẽ đến giờ này mà thầy ta vẫn còn lơ lửng ở cõi trầm luân này sao”[35;tr542].

Chính những tham vọng quyền lực, ham muốn đời thƣờng ngày càng lớn trong nhà sƣ đã khiến ngài quyết định phải sống để bù đắp cho những khát khao mà suốt đời trai trẻ vì nuôi chí trả thù mà chàng đã bỏ lỡ. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến biến cố thứ hai là việc nhà sƣ quyết định đầu thai sang kiếp khác, làm công tử Dƣơng Hoán – sau này là nhà vua Lý Thần Thông.

Việc rời bỏ hiện kiếp đã đƣợc Từ Đạo Hạnh chuẩn bị trƣớc từ ba năm. Đến phút viên tịch, nhà sƣ đau xót vì lòng tin và thƣơng tiếc của dân chúng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghĩ “ Ta đã lừa dối họ!Ta đã bỏ rơi họ. Cả đời họ đã theo ta, để bị ta lừa dối ƣ ? Họ sẽ sống ra sao với sự lừa dối của ta”[35;tr451].

Đạo Hạnh cũng thấy rằng chùa có thể xây lại, ngói cũ có thể đảo lại nhƣng đức tin của con ngƣời thì không thể xây dựng lại đƣợc.

Nhà văn đã đi sâu vào góc khuất, mặt trái của tâm hồn mỗi con ngƣời, giải thoát con ngƣời khỏi những tình cảm đạo đức, con ngƣời đƣợc bộc bạch những bản năng, những phẩm chất thực sự trong tiềm thức của bản thân.Võ Thị Hảo đã xây dựng nhân vật mang tính con ngƣời đúng nghĩa của nó với những diễn biến tâm lý phức tạp, những đâu tranh tốt – xấu, thấp hèn – cao cả…bên trong mỗi con ngƣời. Mà nếu chúng ta lý tƣởng họ, ta vô tình không cho họ đƣợc sống nhƣ một con ngƣời thực sự.

Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh đã kết thúc kiếp sống của mình ở tuổi 43 chấm dứt kiếp sống đau khổ, thù hận, tự dối lòng mình để đầu thai sang một kiếp khác sống sung sƣớng, hƣởng lạc. Khi đầu thai sang làm con của Sùng Hiền Hầu, đã diễn ra cuộc tranh dành giữa hồn Từ Đạo Hạnh và hồn của pháp sƣ Đại Điên. Họ đều khao khát quyền lực, mong muốn thay đổi kiếp để đƣợc hƣởng vinh hoa phú quý. Tham vọng đã khiến Từ Lộ chiến thắng, dành giật đƣợc vị trí và thỏa mãn đƣợc ham muốn của mình.

Có thể, loại quyền lực vẫn luôn là thứ ma lực quỷ quái làm thay đổi con ngƣời, là nguyên nhân để con ngƣời tìm mọi cách để đạt đƣợc. Đây vẫn là vấn đề không cũ, của cả ngày xƣa và ngày sau, do đó thông điệp tác giả gửi gắm cũng nóng hổi sức sống, vấn đề của thời đại.

Khi đã trở thành vua Lý Thần Tông nắm trong tay quyền lực tối cao nhƣng vẫn không làm thỏa mãn tham vọng, khát khao từ kiếp trƣớc của ông. Do vua Lý Nhân Tông không có con nỗi dõi, các con của vƣơng tôn quý tộc đƣợc

Một phần của tài liệu Đề tài lịch sử trong sáng tác của võ thị hảo (qua tiểu thuyết giàn thiêu) (Trang 38 - 51)